MBS báo lãi 9 tháng suy giảm, cho vay margin tăng vọt lên hơn 6.500 tỷ

(Vietnamdaily) - Theo MBS, quý 3/2023, giá trị giao dịch chứng khoán toàn thị trường tăng mạnh so với cùng kỳ làm cho doanh thu môi giới chứng khoán và lãi từ các công cụ thị trường tiền tệ cũng tăng.

Chứng khoán MBS (HNX: MBS) công bố báo cáo tài chính quý 3/2023 với tổng doanh thu gần 541 tỷ đồng, tăng khá 25% so cùng kỳ 2022.

Trong cơ cấu doanh thu, hoạt động môi giới chứng khoán đóng góp lớn nhất với 214 tỷ đồng (tăng 42%), tiếp đến là lãi từ các khoản cho vay và phải thu 185 tỷ đồng (xấp xỉ cùng kỳ), lãi từ các tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) tăng vọt gấp 107 lần lên 42 tỷ đồng, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận qua lãi lỗ (FVTPL) lại giảm 19% về mức 26 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế đạt 166 tỷ đồng, cũng ghi nhận mức tăng 37% so cùng kỳ.

MBS bao lai 9 thang suy giam, cho vay margin tang vot len hon 6.500 ty
 Kết quả kinh doanh quý 3/2023 của MBS

Theo MBS, quý 3/2023, giá trị giao dịch chứng khoán toàn thị trường tăng mạnh so với quý 3/2022 làm cho doanh thu môi giới chứng khoán tăng tương ứng gần 62 tỷ đồng.

Ngoài ra, doanh thu lãi từ các công cụ thị trường tiền tệ cũng tăng 22 tỷ đồng làm cho tổng doanh thu quý 3 tăng khá. Trong khi tốc độ tăng chi phí thấp hơn khi chỉ gần 20% với 374 tỷ đồng nên lợi nhuận của công ty tăng mạnh. 

Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng, doanh thu của MBS lại giảm 18% so cùng kỳ, về mức 1.276 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế theo đó cũng suy giảm 7% khi đạt 411 tỷ đồng. 

MBS bao lai 9 thang suy giam, cho vay margin tang vot len hon 6.500 ty-Hinh-2
 

Tại thời điểm cuối tháng 9/2023, tổng tài sản của MBS tăng hơn 1.760 tỷ lên 12.405 tỷ đồng. Trong đó các khoản cho vay (margin) tăng vọt gấp 1,7 lần lên 6.541 tỷ đồng (tức tăng gần 2.800 tỷ); Các tài sản tài chính ghi nhận qua lãi lỗ (FVTPL) giảm phân nửa xuống 1.137 tỷ đồng; Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) lại tăng nhẹ lên 1.838 tỷ đồng; Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) cũng tăng nhẹ lên 1.764 tỷ đồng... 

Trong tài sản FVTPL, danh mục chiếm phần lớn là chứng chỉ tiền gửi 811 tỷ đồng và các trái phiếu niêm yết 201 tỷ đồng, còn cổ phiếu niêm yết ghi nhận 29 tỷ đồng.

Phía nguồn vốn, nợ phải trả trên 7.540 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm. Trong đó, vay ngắn hạn của MBS ở mức 7.286 tỷ đồng, tăng 34% so đầu kỳ.

MBS báo lãi 6 tháng suy giảm, tăng vay nợ lên tới 5.663 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Số dư vay nợ tài chính ngắn hạn của MBS ở cuối quý 2 hơn 5.663 tỷ đồng, tăng hơn 2% so với đầu năm, chiếm gần nửa tổng nguồn vốn ở thời điểm này. 

CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với doanh thu hoạt động chỉ đạt 401 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ.

MBS hạ dự báo VN-Index những tháng cuối năm xuống 1.260 - 1.280 điểm

(Vietnamdaily) - Cân nhắc các yếu tố rủi ro từ áp lực tỷ giá cũng như khả năng cao Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất điều hành trong tháng 11, Chứng khoán MBS hạ dự báo VN-Index cho những tháng cuối năm xuống mức 1.260 - 1.280.

  • Chưa có dấu hiệu đảo nghịch chính sách tiền tệ

    Từ ngày 7/9/2023 cho đến nay, VN-Index đã có đợt điều chỉnh hơn 100 điểm kể từ mức đỉnh 1.255,11 điểm.

    Xu hướng giảm điểm của VN-Index, một mặt đồng pha với đà giảm của hầu hết các TTCK châu Á sau khi Fed phát đi thông điệp sẽ có thêm một lần tăng lãi suất nữa trong năm 2023, mặt khác phản ánh tâm lý lo lắng của các nhà đầu tư trong nước về chính sách tiền tệ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lần đầu tiên đã sử dụng công cụ tín phiếu trên thị trường mở sau 6 tháng. Kể từ ngày 21/9, NHNN đã liên tục hút ròng gần 90.000 tỷ đồng trên thị trường mở với phương thức đấu thầu lãi suất, lãi suất trúng thầu trung bình ở mức khá thấp 0,6% - 0,7%.

    MBS cho rằng NHNN một mặt duy trì diễn biến tự nhiên của tỷ giá trong bối cảnh các đồng tiền khác trong khu vực đều yếu đi đáng kể so với đồng USD (Nhân dân tệ -6%, baht Thái -5,3%, Malaysia ringgit -6,5%, mặt khác cẩn trọng quan sát áp lực tỷ giá đẩy lên lạm phát trong thời gian tới.

    Vì vậy, động thái hút ròng liên tục của NHNN thời gian qua không phải là dấu hiệu của việc đảo chiều chính sách mà là giải pháp linh hoạt, nhằm đẩy lãi suất liên ngân hàng, hạn chế các hoạt động giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ. Tuy nhiên lãi suất liên ngân hàng vẫn chưa nhích lên đáng kể sau những phiên hút ròng vừa qua cho thấy thanh khoản trên thị trường hai vẫn đang dư thừa, vì vậy hoạt động hút ròng có thể tiếp tục trong những phiên tới.

    Nếu áp lực lạm phát tăng mạnh hơn trong những tháng cuối năm, MBS cho rằng NHNN sẽ vẫn còn công cụ hạ nhiệt tỷ giá từ dự trữ ngoại hối. Vì vậy “chính sách nới lỏng, linh hoạt” sẽ vẫn còn dư địa để duy trì trong những tháng cuối năm 2023.

    Vùng 1.120 - 1.140 điểm sẽ là vùng hỗ trợ mạnh của VN-Index trong ngắn hạn

    Từ góc độ phân tích kỹ thuật, chúng tôi cho rằng đà sụt giảm của VN-Index sẽ có xu hướng chững lại và nhiều khả năng sẽ hình thành vùng cân bằng quanh mức 1120 – 1140 điểm. MBS đánh giá đây sẽ là vùng hỗ trợ mạnh tương ứng với vùng giá của MA200 ngày và vùng Fibonacci 38.2% giữa đáy tháng 11/2022 và đỉnh 9/2023.

    Ngoài ra, quan sát trên đồ thị tuần, sự hưng phấn của dòng tiền giai đoạn vừa qua được thể hiện rõ nét bằng chỉ báo tâm lý Psychological Index, chỉ báo này đã liên tục đạt ngưỡng 83.333 trong giai đoạn tháng 8/2023, mức này tương đương với giai đoạn tâm lý hưng phấn vào cuối năm 2020.

    Vì vậy chúng tôi cho rằng những nhịp rung lắc mạnh sau giai đoạn tăng giá liên tục là điều bình thường. Hiện tại, VN-Index đã điều chỉnh về vùng giá quanh MA200 tuần, MBS đánh giá đây là vùng hỗ trợ mạnh trong trung hạn của chỉ số.

    Xét về mặt kỹ thuật, đường MA200 tuần từng đóng vai trò là kháng cự mạnh ở giai đoạn đầu năm 2023, sau khi vượt thành công trở thành vùng hỗ trợ mạnh cho chỉ số VN-Index sắp tới.

    Trong ngắn hạn từ 2 – 3 tuần tới, MBS đưa ra 2 kịch bản diễn biến của VN-Index:

    Kịch bản 1 (xác suất 75%): VN-Index sẽ tích lũy quanh khu vực 1.120 -1.140 điểm, trước khi bứt phá ở giai đoạn tiếp theo. Khi chỉ số VNINDEX tích lũy tại ngưỡng này, đây là khoảng thời gian cần thiết để các nhóm cổ phiếu có thể tìm được vùng cân bằng và tạo mặt bằng giá mới sau giai đoạn tăng mạnh từ giữa năm.

    Kịch bản 1 (xác suất 25%): VN-Index sẽ di chuyển chậm chạp tăng dần đều để kiểm nghiệm lại đường MA50 ngày (quanh vùng giá 1.195 – 1.205 điểm), sau đó đó tích lũy quanh ngưỡng này.

    Những yếu tố rủi ro tác động đến TTCK Việt Nam nhà đầu tư cần quan sát,bao gồm: áp lực tỷ giá và khả năng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm một lần nữa trong năm 2023.

    Cơ hội tích lũy dài hạn khi định giá thị trường đã trở nên hấp dẫn hơn

    Đợt điều chỉnh vừa qua đã đưa định giá VNIndex xuống mức xấp xỉ 13.5 lần P/E, thấp hơn 10% so với P/E trung bình 3 năm gần đây. Ngoài ra, nếu đăt trong mối tương quan giữa TTCK và lãi suất, lãi suất huy động 12 tháng của các NHTM lớn đã trở về mặt bằng tương đương giai đoạn Covid-19, trong khi định giá thị trường hiện tại đang thấp hơn giai đoạn này 16,7%.

    Nhìn về dài hạn, MBS cho rằng những yếu tố tích cực hỗ trợ cho TTCK Việt Nam vẫn còn đó. Thứ nhất, mặc dù tình hình vẫn chưa hoàn toàn khởi sắc song nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế sẽ phục hồi từ quý 3 năm nay nhờ sản xuất tiếp tục mở rộng, xuất khẩu thu hẹp đà giảm, trong khi dịch vụ du lịch vẫn duy trì đà tăng ổn định.

    Thứ hai, mặc dù tiến độ tương đối chậm song nhiều dự án bất động sản ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã dần tháo gỡ được các vướng mắc pháp lý, tạo tiền đề cho sự phục hồi của thị trường bất động sản.

    Thứ ba, TTCK Việt Nam nói riêng cũng sẽ ghi nhận nhiều thông tin hỗ trợ trong thời gian tới khi hệ thống KRX sẽ được đi vào vận hành trong năm nay, tạo nền tảng cơ sở để nhiều sản phẩm mới được triển khai, từ đó rút ngắn con đường nâng hạng thành thị trường mới nổi của Việt Nam.

    Vì vậy, định giá thị trường hợp lý là cơ hội để tích lũy cổ phiếu với tầm nhìn dài hạn.

    Cân nhắc các yếu tố rủi ro từ áp lực tỷ giá cũng như khả năng cao Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất điều hành thêm 25 điểm cơ bản nữa trong tháng 11/2023, MBS hạ dự báo VN-Index cho những tháng cuối năm từ mức 1.280 – 1.340 trước đây xuống mức 1.260 – 1.280; tương đương với 13,7 – 14 lần PE 2023.