MBS: Kinh tế vĩ mô phục hồi rõ nét hơn, GDP 2023 sẽ đạt 4,7%-4,8%

(Vietnamdaily) - Hoạt động sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu đều cải thiện tích cực trong tháng 10, song khá chậm; tỷ giá VND/USD hạ nhiệt... MBS dự báo GDP sẽ tăng 6,1%-6,3% trong quý 4/2023 và đạt 4,7%-4,8% cả 2023.

Chứng khoán MBS vừa công bố báo cáo phân tích vĩ mô với nhận định Xu hướng phục hồi rõ nét hơn.

Sản xuất phục hồi chậm, lạm phát tiếp tục tăng trong tầm kiểm soát

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 4,7% so cùng kỳ. Tuy nhiên chỉ số PMI giảm nhẹ về mức 49,6 so với 49,7 điểm của tháng trước đó, cho thấy sức khỏe của khu vực sản xuất vẫn còn khá yếu.

Điểm tích cực là số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng tháng thứ ba liên tiếp chứng tỏ lực cầu có sự cải thiện. Xuất khẩu tháng 10 tăng 5,3% so cùng kỳ, đánh dấu tháng thứ 2 liên tiếp tăng trưởng dương tháng thứ 2 liên tiếp. Hoạt động nhập khẩu tăng 5,2% so cùng kỳ, cao hơn với với mức 2,6% của tháng trước, cho thấy dấu hiệu tăng trở lại của sản xuất.

Còn CPI tháng 10/2023 tăng 3,5% so cùng kỳ và bình quân 10 tháng tăng 3,2% so cùng kỳ duy trì dưới mức mục tiêu 4,5% của Chính phủ. Tuy nhiên, MBS cho rằng lạm phát vẫn chịu áp lực bởi những yếu tố như giá dầu thế giới do tác động trái chiều của khan hiếm nguồn cung và lo ngại về nhu cầu chậm phục hồi và giá gạo tăng trong bối cảnh nhu cầu tại các thị trường châu Á và châu Phi tăng lên.

MBS: Kinh te vi mo phuc hoi ro net hon, GDP 2023 se dat 4,7%-4,8%
 

Tỷ giá hạ nhiệt sau động thái ngừng tăng lãi suất của các NHTW

MBS cho rằng một vài yếu tố vĩ mô tích cực như: thặng dư thương mại 10 tháng xấp xỉ 24,6 tỷ USD, lượng kiều hối và dòng tiền FDI tích cực giải ngân,... sẽ góp phần giảm áp lực lên tỷ giá vào cuối năm.

MBS dự báo tỷ giá VND/USD có thể giao động trong khoảng 24.300 - 24.500 VND/USD trong những tháng cuối năm, với tình trạng chênh lệch lãi suất USD và VND vẫn đang được duy trì đồng thời nhu cầu ngoại tệ tăng cao thường xảy ra trong giai đoạn cuối quý.

Trong bối cảnh đó, MBS ước tính GDP quý 4 sẽ tăng 6,1% - 6,3% trên cơ sở nền thấp cùng kỳ năm ngoái, cũng như hoạt động sản xuất sẽ cải thiện nhờ phần nào xuất khẩu cải thiện do nhu cầu tích trữ hàng tồn kho của Mỹ và các nước Châu Âu tăng trở lại từ mức thấp và lượng đơn hàng sẽ quay trở lại do nhu cầu mua sắm vào dịp lễ cuối năm.

Cổ phiếu nào có định giá hấp dẫn và câu chuyện riêng trong tháng 11?

(Vietnamdaily) - Agriseco đưa ra 6 cổ phiếu tiềm năng trong tháng 11 gồm FPT, HPG, IMP, MWG, QNS và STB do định giá ở mức hấp dẫn và có câu chuyện tăng trưởng trong những tháng cuối 2023 và năm 2024.

Thị trường chứng khoán vừa trải qua nhịp điều chỉnh tương đối mạnh trong tháng 10, VN-Index đóng cửa ở mức 1.028 điểm, giảm gần 11% so với tháng trước trong bối cảnh kết quả kinh doanh quý 3/2023 của các doanh nghiệp trên sàn chưa phục hồi đúng như kỳ vọng.

Trong đó, các nhóm ngành giảm điểm mạnh nhất như Bán lẻ (-22,1%), Dịch vụ tài chính (-19,9%), Dầu khí (-15,0%), Nguyên vật liệu (-13,5%), và Bất động sản (-12,5%).

Thấy gì từ việc Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ?

(Vietnamdaily) - Ngày 7/11, Bộ Tài chính Mỹ công bố Báo cáo bán thường niên "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ" trong kỳ đánh giá 4 quý tính đến hết tháng 6/2023.  

Việt Nam vượt qua 2 trong 3 ngưỡng tiêu chí đánh giá thao túng tiền tệ. Theo Báo cáo, thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam ở mức 4,7% GDP trong 4 quý tính đến tháng 6 năm 2023, vượt qua mức tối thiểu là 3% mà Bộ Tài chính Mỹ đưa ra.

Thặng dư hàng hóa và dịch vụ song phương là 105 tỷ USD trong kỳ đánh giá, gấp 7 lần ngưỡng tối thiểu là 15 tỷ USD. Việt Nam tiếp tục là quốc gia xuất siêu hàng hóa sang Mỹ lớn thứ 3 sau Trung Quốc và Mexico (lần lượt đạt 294 và 145 tỷ USD).

Việt Nam không vi phạm tiêu chí còn lại là can thiệp thị trường ngoại hối một chiều và kéo dài. Trong 4 quý tính đến tháng 6 năm 2023, NHNN đã mua hơn 6 tỷ USD để bổ sung dự trữ ngoại hối, tương đương 1,45% GDP.

Theo nhận định của chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), thông tin này tác động không đáng kể đến hoạt động điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và thị trường chứng khoán.

Dù bị đưa vào danh sách giám sát, khả năng Việt Nam bị gắn mác thao túng tiền tệ là rất thấp. Với đặc thù kinh tế của Việt Nam, 2 tiêu chí rất khó kiểm soát dưới ngưỡng đánh giá bao gồm thặng dư thương mại song phương và thặng dư cán cân vãng lai.

Với tiêu chí còn lại, trong bối cảnh tỷ giá đã tăng khoảng 3,3% so với đầu năm, chúng tôi cho rằng mức mua vào ngoại tệ của NHNN khó vượt ngưỡng 2% GDP trong kỳ đánh giá tới.

Thay gi tu viec My tiep tuc xac dinh Viet Nam khong thao tung tien te?
 

Trong quá khứ, Việt Nam đã từng vi phạm cả 3 tiêu chí nhưng vẫn được Mỹ kết luận là không thao túng tiền tệ sau kỳ phân tích nâng cao. Do vậy, KBSV cho rằng thông tin này sẽ không tác động đáng kể đến quyết định của các nhà điều hành, qua đó NHNN có thể tiếp tục linh hoạt hơn trong chính sách tiền tệ và tỷ giá để ổn định vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Sau khi báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ được công bố, NHNN đã cho biết các hoạt động ngoại giao với Mỹ vẫn diễn ra thường xuyên. Qua đó, Mỹ đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam cũng như việc duy trì được sự ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, kinh tế vĩ mô. Theo đó, thông tin này không gây ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư cũng như thị trường chứng khoán. 

Thay gi tu viec My tiep tuc xac dinh Viet Nam khong thao tung tien te?-Hinh-2
 

Còn theo Chứng khoán Vietcap (VCSC), một nền kinh tế sẽ được loại khỏi Danh sách giám sát khi chỉ vượt ngưỡng 1 trong 3 tiêu chí trong 2 kỳ đánh giá liên tiếp. Vì vậy, Việt Nam sẽ vẫn nằm trong danh sách giám sát của Bộ Tài chính Mỹ trong kỳ đánh giá tiếp theo (4 quý tính đến tháng 12/2023).