MC-27J: người anh em của “hung thần” AC-130 Mỹ

(Kiến Thức) - Máy bay hỗ trợ hỏa lực đường không MC-27J được phát triển trên cơ sở AC-130 Mỹ đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm.

Tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin, hôm 25/4, công ty hàng không Alenia Aermacchi Italy đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên đối với dòng máy bay hổ trợ hỏa lực trên không MC-27J Spartan tại trung tâm thử nghiệm hàng không ở Turin.
Được giới thiệu lần đầu tiên tại triễn lãm hàng không Farnborough vào năm 2012, MC-27J là biến thể dành cho nhiệm vụ tác chiến đặc biệt và hỗ trợ hỏa lực của dòng máy bay vận tải hạng trung C-27J do công ty Alenia chế tạo.
MC-27J được xem như là phiên bản thu nhỏ của Châu Âu đối với dòng máy bay hỗ trợ hỏa lực AC-130J của Không quân Mỹ với cấu hình thấp hơn.
Được thiết kế trên nền tảng C-27J nên thông số kỹ thuật của MC-27J khá giống với đàn anh của nó. Với trọng lượng 11,5 tấn, dài 22,7m, có trọng lượng cất cánh tối đa hơn 30 tấn. MC-27J được trang bị 2 động cơ Rolls-Royce AE2100-D2A kiểu turboprop có công suất 3.460 kW cho mỗi động cơ.
MC-27J có tốc độ bay tối đa 602km/h với trần bay 9.144m, phạm vi hoạt động khi mang theo 6 tấn hàng hóa 4.260km và không tải là 5.926km.
Ảnh đồ họa gunship MC-27J.
Ảnh đồ họa gunship MC-27J.
MC-27J  được trang bị hệ thống cảm biến quang điện L-3 Wescam MX-15HD sử dụng cho hệ thống pháo tự động do công ty vũ khí ATK phát triển cùng với sự hỗ trợ của hệ thống chia sẻ thông tin theo chuẩn NATO Link-16 data link - phiên bản nâng cấp của hệ thống thông tin liên lạc Selex ES.
Ảnh đồ họa hệ thống vũ khí bên trong MC-27J.
Ảnh đồ họa hệ thống vũ khí bên trong MC-27J.
Alenia đã hợp tác với ATK để phát triển hệ thống vũ khí trang bị cho MC-27J, đó là pháo tự động GAU-23 30mm được đặt bên hông của máy bay. GAU-23 thực chất là biến thể dùng cho lực lượng không quân của pháo tự động Mk44 Bushmaster II 30mm có tốc độ bắn 100-200 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 3.000m. 
Dự kiến quá trình lắp đặt hệ thống vũ khí trên sẽ hoàn thành trong tháng tới. Theo kế hoạch thử nghiệm, MC-27J sẽ bay thử một lần nữa vào tháng 6 năm nay và sẽ tiến hành bắn đạn thật hệ thống pháo tự động 30mm.
Bên cạnh pháo tự động GAU-23 của ATK, công ty Alenia cũng đang tìm kiếm một số loại vũ khí khác để có thể tích hợp lên MC-27J, ví dụ như bom liệng dẫn đường bằng laser Strike Viper và tên lửa đối đất Raytheon Griffin cũng như các hệ thống vũ khí khác được phát triển bởi ATK. Nếu được trang bị thì số vũ khí trên sẽ được đặt ở hai bên cánh hoặc cửa phía sau của máy bay.
MC-27J trưng bày tại triển lãm hàng không Dubai.
 MC-27J trưng bày tại triển lãm hàng không Dubai.
Italy là khách hàng đầu tiên mua các máy bay MC-27J tại triển lãm hàng không Dubai 2013, với hợp đồng 3 chiếc, dự kiến thời gian bàn giao vào năm 2016. Bên cạnh đó, Không quân Italy cũng sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng C-27J trong biên chế lên chuẩn MC-27J trong tương lai gần.
Không quân Mỹ cũng đang sở hữu 7 chiếc C-27J được biên chế cho Bộ chỉ huy các Chiến dịch đặc biệt của Không quân Mỹ (AFSOC) và rất có thể các máy bay này cũng sẽ được nâng cấp lên bản MC-27J. Mặc dù hiện nay vẫn chưa có thông tin gì về việc nâng cấp nhưng công ty Alenia đã giới thiệu mẫu máy bay này cho AFSOC.
Theo đánh giá của Alenia, ước tính sẽ có 50 chiếc C-27J được Quân đội Italy đặt hàng cùng với một số thị trường tiềm năng khác như Trung Đông, Nam Mỹ, và khu vực Viễn Đông.

“Hung thần đáng sợ” AC-130 của Không quân Mỹ

AC-130 bắt đầu phát triển từ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ dùng chúng để tấn công xe vận tải bộ đội Việt Nam trên đường Trường Sơn. AC-130 được sửa đổi từ máy bay vận tải C-130 nên vẫn giữ lại nhiều đặc điểm như vẻ bề ngoài, trần bay, tầm hoạt động và khả năng vận tải.
AC-130 bắt đầu phát triển từ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ dùng chúng để tấn công xe vận tải bộ đội Việt Nam trên đường Trường Sơn. AC-130 được sửa đổi từ máy bay vận tải C-130 nên vẫn giữ lại nhiều đặc điểm như vẻ bề ngoài, trần bay, tầm hoạt động và khả năng vận tải.

Tham chiến lần đầu trên chiến trường Việt Nam năm 1967, AC-130 đã phá hủy hàng nghìn phương tiện vận tải của bộ đội Việt Nam. AC-130 trang bị các hệ thống vũ khí tấn công mặt đất cho phép công phá các công sự, phương tiện bọc thép hạng nhẹ, xe vận tải.
Tham chiến lần đầu trên chiến trường Việt Nam năm 1967, AC-130 đã phá hủy hàng nghìn phương tiện vận tải của bộ đội Việt Nam. AC-130 trang bị các hệ thống vũ khí tấn công mặt đất cho phép công phá các công sự, phương tiện bọc thép hạng nhẹ, xe vận tải.

AC-130 có những khẩu súng Vulcan 6 nòng cỡ 20mm có khả năng bắn 6.000 viên/phút.
AC-130 có những khẩu súng Vulcan 6 nòng cỡ 20mm có khả năng bắn 6.000 viên/phút.

Ngoài ra, AC-130 cũng được trang bị 2 khẩu pháo tự động Bofors 40mm.
Ngoài ra, AC-130 cũng được trang bị 2 khẩu pháo tự động Bofors 40mm.

Trong ảnh là AC-130 tham chiến ở Fallujah (Iraq). AC-130 bay vòng quanh chiến trường và khai hỏa từ phía bên trái.
Trong ảnh là AC-130 tham chiến ở Fallujah (Iraq). AC-130 bay vòng quanh chiến trường và khai hỏa từ phía bên trái.

Những khẩu pháo 40mm khi được khai hỏa đã gây nhiều thiệt hại cho phiến quân.
Những khẩu pháo 40mm khi được khai hỏa đã gây nhiều thiệt hại cho phiến quân.

Bên cạnh những khẩu Bofors, về phía bên phải là pháo cỡ nòng 105mm – vũ khí mạnh nhất của AC-130.
Bên cạnh những khẩu Bofors, về phía bên phải là pháo cỡ nòng 105mm – vũ khí mạnh nhất của AC-130.

Sau mỗi phát bắn, những khẩu pháo đều cần nạp đạn. Một kíp pháo thủ bình thường có thể bắn được 3 phát/phút, nhưng nếu là kíp pháo điêu luyện, họ có thể bắn 10 phát/phút.
 Sau mỗi phát bắn, những khẩu pháo đều cần nạp đạn. Một kíp pháo thủ bình thường có thể bắn được 3 phát/phút, nhưng nếu là kíp pháo điêu luyện, họ có thể bắn 10 phát/phút.

AC-130 có phi hành đoàn 13 người bao gồm: phi công, pháo thủ vận hành pháo 20/40/105mm.
AC-130 có phi hành đoàn 13 người bao gồm: phi công, pháo thủ vận hành pháo 20/40/105mm.

Hệ thống điện tử tinh vi giúp phi hành đoàn có thể quan sát chiến trường kể cả vào ban đêm.
Hệ thống điện tử tinh vi giúp phi hành đoàn có thể quan sát chiến trường kể cả vào ban đêm.

Pháo thủ quan sát màn hình và theo dõi mục tiêu dễ dàng nhờ vào hệ thống cảm biến ảnh nhiệt.
Pháo thủ quan sát màn hình và theo dõi mục tiêu dễ dàng nhờ vào hệ thống cảm biến ảnh nhiệt.

Hệ thống cảm biến tinh vi cũng giúp pháo thủ trên AC-130 nhận diện được mục tiêu trước khi tiêu diệt.
Hệ thống cảm biến tinh vi cũng giúp pháo thủ trên AC-130 nhận diện được mục tiêu trước khi tiêu diệt.

Khi AC-130 khai hỏa, nó có thể tạo ra một vệt sáng kéo dài từ máy bay tới vị trí của đối phương.
Khi AC-130 khai hỏa, nó có thể tạo ra một vệt sáng kéo dài từ máy bay tới vị trí của đối phương.

AC-130 có tốc độ bay khá chậm khoảng 482 km/h và trần bay 9.144 m.
AC-130 có tốc độ bay khá chậm khoảng 482 km/h và trần bay 9.144 m.

Do tốc độ chậm, thân hình to lớn nên AC-130 chủ yếu hoạt động về ban ngày để đối phó với hỏa lực tầm thấp của đối phương.
Do tốc độ chậm, thân hình to lớn nên AC-130 chủ yếu hoạt động về ban ngày để đối phó với hỏa lực tầm thấp của đối phương.

Dù đã ra đời từ khá lâu, nhưng AC-130 vẫn được Không quân Mỹ sử dụng nhiều cho nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực mặt đất.
Dù đã ra đời từ khá lâu, nhưng AC-130 vẫn được Không quân Mỹ sử dụng nhiều cho nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực mặt đất.

Đội hình xe tăng hùng dũng tiến vào giải phóng Sài Gòn

(Kiến Thức) - Đội hình đủ loại xe tăng, xe bọc thép Quân đội Nhân dân Việt Nam hùng dũng tiến vào giải phóng Sài Gòn ngày 30/4/1975.

Doi hinh xe tang hung dung tien vao giai phong Sai Gon
Sáng ngày 30/4/1975, từ khắp mọi hướng, đội hình xe tăng, thiết giáp cùng bộ binh đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Quân ta tiến nhanh mà gần như không gặp bất kỳ một sự kháng cự nào từ phía Quân đội Sài Gòn vì chúng đã hoàn toàn tan rã, phần nhiều ra hàng, vứt bỏ vũ khí. Trong ảnh là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-54 (phải ảnh) và xe tăng hạng nhẹ K-63-85 (trái ảnh) trên con phố ở Sài Gòn ngày 30/4.

Doi hinh xe tang hung dung tien vao giai phong Sai Gon-Hinh-2
Đoàn xe quân giải phóng đi tới đâu, người dân Sài Gòn ùa ra chào đón nồng nhiệt tới đó. Trong ảnh là một chiếc xe tăng hạng nhẹ K-63-85 giữa nhân dân Sài Gòn. Trên chiếc xe vẫn còn nguyên các cành cây ngụy trang. Đây là loại xe tăng do Trung Quốc sản xuất dựa theo loại PT-76 của Liên Xô, với cải tiến chính là trang bị pháo 85mm thay vì cỡ 76mm.

Doi hinh xe tang hung dung tien vao giai phong Sai Gon-Hinh-3
Trong ảnh là một chiếc xe bọc thép chở quân BTR-60PB cùng đoàn quân trên con phố ở Sài Gòn ngày 30/4.

Doi hinh xe tang hung dung tien vao giai phong Sai Gon-Hinh-4
Bộ binh ngồi trên chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-54 của quân giải phóng lăn bánh trên đường phố Sài Gòn. Xe tăng T-54 là một trong những “mũi tên thép” chủ lực của quân giải phóng đã đập tan mọi tuyến phòng ngự của Quân đội Sài Gòn.

Doi hinh xe tang hung dung tien vao giai phong Sai Gon-Hinh-5
Hòa lẫn vào đoàn xe tăng, bọc thép của quân giải phóng, đường phố Sài Gòn ngày 30/4 còn có những chiếc xe tăng Mỹ chế tạo cùng người lính Quân đội Sài Gòn. Đấy là những người lính giác ngộ và đi theo ủng hộ cách mạng. Trong ảnh là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M48 với những người lính Quân đội Sài Gòn và Quân đội Nhân dân Việt Nam ngồi trên xe.

Doi hinh xe tang hung dung tien vao giai phong Sai Gon-Hinh-6
Đội hình hỗn hợp xe tăng T-54 (giữa) và 2 chiếc xe bọc thép chở quân K-63 ngay trước cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4. K-63 là loại xe bọc thép do Trung Quốc sản xuất, viện trợ cho ta.

Doi hinh xe tang hung dung tien vao giai phong Sai Gon-Hinh-7
10h45 phút ngày 30/4, xe tăng T-54 mang số hiệu 843 húc nghiêng cổng phụ Dinh Độc Lập và bị kẹt tại đó. Ngay sau đó chiếc xe Type 59 số hiệu 390 liền xông tới húc tung cánh cổng chính của Dinh Độc Lập. Trong ảnh là xe tăng T-54 khác tiến qua cánh cổng đã bị húc đổ.

Doi hinh xe tang hung dung tien vao giai phong Sai Gon-Hinh-8
Trong ảnh là một chiếc xe tăng hạng nhẹ K-63-85 tiến qua cổng Dinh Độc Lập.

Doi hinh xe tang hung dung tien vao giai phong Sai Gon-Hinh-9
Một chiếc xe tăng T-54 bên trong khuôn viên Dinh Độc Lập.

Doi hinh xe tang hung dung tien vao giai phong Sai Gon-Hinh-10
Xe tăng T-54 số hiệu 843 (bị mắc lại cổng phụ Dinh Độc Lập) đậu trước sảnh chính Dinh Độc Lập. Hiện nay, xe tăng số hiệu 843 được trưng bày tại vị trí trang trọng trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Doi hinh xe tang hung dung tien vao giai phong Sai Gon-Hinh-11
Trong ảnh là chiếc xe tăng số hiệu 390 đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập. Đây là loại xe tăng Type 59 do Trung Quốc sản xuất sao chép loại T-54 của Liên Xô. Hiện nay, xe 390 được trưng bày tại Bảo tàng Binh chủng Tăng – Thiết giáp.

Tin mới