Mẹ bầu cần làm gì để phòng chống virus Zika?

(Kiến Thức) - Để phòng tránh virus Zika ăn não người, mẹ bầu cần chủ động đề phòng để tránh những trường hợp đáng tiếc nhất.

Mẹ bầu cần làm gì để phòng chống virus Zika?
Sáng nay, Bộ Y tế đã công bố 2 trường hợp nhiễm virus Zika ăn não người đầu tiên ở Việt Nam, trong đó có 1 trường hợp đang mang thai 8 tuần. Để phòng tránh virus Zika, mẹ bầu cần chủ động đề phòng để tránh những trường hợp đáng tiếc nhất.
Hiện tại, bệnh do virus Zika ăn não người gây ra chưa có chủng ngừa hay phương pháp trị liệu y học nào để ứng phó với virus Zika. Đặc biệt nguy hiểm hơn, virus Zika có thể gây hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, hoặc các dị tật khác nếu mẹ bầu bị nhiễm virus Zika trong bất kỳ quý nào của thai kỳ.
Để phòng tránh nhiễm virus Zika, mẹ bầu cần áp dụng một số biện pháp sau:
Phòng chống bị muỗi đốt
- Sử dụng các thuốc xua muỗi: thuốc xua muỗi có thể được xoa lên vùng da hở hoặc bôi lên quần áo
- Mặc quần áo có thể che phủ hầu hết bộ phận cơ thể; - Sử dụng các màng chắn, đóng cửa để tránh muỗi bay vào trong nhà
- Ngủ màn, kể cả thời gian ban ngày khi muỗi Aedes hoạt động
- Phát hiện và loại bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản bằng cách lật úp, đổ nước trong các vật dụng không chứa nước không cần thiết và đậy kín các vật dụng chứa nước sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên thay nước trong các lọ hoa.
Me bau can lam gi de phong chong virus Zika?
 Virus Zika có thể gây hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, hoặc các dị tật khác nếu mẹ bầu bị nhiễm virus Zika trong bất kỳ quý nào của thai kỳ.
Phụ nữ đang mang thai và dự định có thai phải tự quyết định trên cơ sở nguy cơ nhiễm vi rút Zika. Trong trường hợp cụ thể, nên:
- Tìm hiểu thông tin về virus Zika và các bệnh do muỗi truyền
- Tự bảo vệ không để muỗi đốt
- Tư vấn bác sỹ hoặc cán bộ y tế nếu đến các khu vực các virus Zika
- Thông báo về kế hoạch đi lại trong khi kiểm tra thai kỳ
- Tư vấn cán bộ y tế về việc theo dõi chặt chẽ tình trạng thai khi trở về từ vùng có virus Zika
Ngoài ra, phụ nữ có thai nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm virus Zika cần được theo dõi siêu âm thai 3-4 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi. Các bác sĩ sản khoa cho biết 80% trường hợp mắc Zika không biểu hiện rõ ràng khiến bà mẹ tương lai không hay biết về tình trạng đứa con sắp chào đời. Trẻ bị dị tật đầu nhỏ hoặc có tiền sử mẹ nhiễm virus Zika khi mang thai cần được theo dõi sự phát triển về tinh thần và vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh.
Zika có thể lây qua quan hệ tình dục nhưng CDC khẳng định muỗi vẫn là con đường truyền bệnh chủ yếu. Phụ nữ có thai cùng bạn trai/chồng cần thảo luận ngay với bác sĩ nếu từng bị một chứng bệnh tương tự Zika hoặc tiếp xúc với ai đó nghi nhiễm virus.
Đàn ông có bạn gái/vợ đang mang bầu từng sống, du lịch đến vùng Zika hoạt động phải luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ hoặc kiêng sex trong suốt thai kỳ. Nếu người nam từng sống, du lịch đến nơi Zika hoành hành, cặp đôi cũng cần dùng bao cao su hoặc hạn chế quan hệ.

Mời độc giả xem video: Virus Zika làm teo đầu trẻ em rất dễ tấn công Việt Nam:

Phân loại các loại dầu tốt và có hại cho sức khỏe

(Kiến Thức) - Không phải loại dầu thực vật nào cũng tốt. Dưới đây là bảng xếp hạng các loại dầu có lợi và không tốt cho sức khỏe của bạn.

Phân loại các loại dầu tốt và có hại cho sức khỏe
Phan loai cac loai dau tot va co hai cho suc khoe
Những năm gần đây, chất béo luôn chịu tiếng xấu là nguyên nhân chính dẫn đến thừa cân và béo phì, các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Chất béo cần được tiêu thụ với số lượng nhất định để giữ cho các cơ quan cơ thể hoạt động tốt. 
Phan loai cac loai dau tot va co hai cho suc khoe-Hinh-2
Rất nhiều người nghĩ rằng, cứ là dầu thực vật thì sẽ tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, một số loại đã được chứng minh ngược lại điều đó. Dầu chỉ tốt khi nó được cấu tạo bởi các chất béo không bão hòa. 

Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ sau vụ du khách Australia nhiễm Zika

(Kiến Thức) - Bộ Y tế đã nâng cao mức cảnh báo đối với phòng chống dịch bệnh do virus Zika ăn não người sau vụ du khách Australia nhiễm Zika trở về từ Việt Nam.

Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ sau vụ du khách Australia nhiễm Zika
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chỉ đạo ngành y tế nâng mức cảnh báo đối với phòng chống dịch bệnh do virus Zika tại Việt Nam trong bối cảnh Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa thông báo một ca nhiễm virus này tại Australia sau khi trở về từ Việt Nam.
Ngay sau khi nhận được thông tin từ Cơ quan đầu mối của WHO, Bộ Y tế đã thành lập Đoàn công tác do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long làm Trưởng đoàn và lãnh đạo các đơn vị liên quan của Bộ Y tế đến các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận để làm việc với Ủy ban Nhân dân và các Sở, ban, ngành liên quan để trực tiếp chỉ đạo công tác giám sát, xác minh và triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh do virus Zika.

Nhiều tỉnh đồng loạt nâng mức cảnh báo Zika lên mức độ 2

(Kiến Thức) - Lâm Đồng, Khánh Hòa và Nha Trang là các tỉnh đồng loạt nâng mức cảnh báo dịch bệnh do virus Zika ăn não người lên mức độ 2.

Nhiều tỉnh đồng loạt nâng mức cảnh báo Zika lên mức độ 2
Sáng 29/3, một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết, Bộ Y tế vừa đề nghị địa phương nâng cảnh báo dịch bệnh do virus Zika ăn não người lên mức độ 2 sau trường hợp một du khách Australia nghi nghiễm Zika trở về từ Việt Nam.
Lâm Đồng là địa phương có nguy cơ lây nhiễm virus Zika khá cao bởi thành phố du lịch Đà Lạt thường xuyên đón khách quốc tế đến lưu trú, nghỉ dưỡng. Do vậy, Sở Y tế Lâm Đồng tăng cường giám sát dịch tễ tại khu dân cư, khu du lịch, các điểm khách nước ngoài thường xuyên lưu trú; đồng thời tăng cường giám sát biểu hiện ca bệnh, lấy mẫu huyết thanh, mẫu bệnh có biểu hiện sốt tại những nơi có nhiều khách du lịch lưu trú, gửi về Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh xét nghiệm.

Tin mới