Mẹ chồng nhờ mua đủ thứ, con dâu chán không muốn về quê dịp 30/4

Biết vợ chồng tôi sắp về quê nghỉ lễ 30/4, mẹ chồng liên tục gọi điện nhờ mua từ quần áo, bánh kẹo cho đến thuốc men.

Mẹ chồng nhờ mua đủ thứ, con dâu chán không muốn về quê dịp 30/4

Chỉ còn vài ngày nữa, cả nhà tôi sẽ về thăm nhà bố mẹ chồng ở Sóc Trăng. Thấy chồng và các con hào hứng, tôi cũng cố gắng sắp xếp công việc để về quê dù chẳng mấy thích thú.

Đúng như bao lần trước, từ lúc vợ chồng tôi thông báo sẽ về nhà nội nghỉ lễ, mẹ chồng liên tục gọi điện, nhờ tôi mua đủ thứ.

Mẹ chồng nhờ tôi mua quần áo, mỹ phẩm, thuốc men… Thậm chí, bánh trái ở quê có đầy nhưng bà vẫn muốn con dâu mua từ thành phố mang về. Mẹ gọi cho tôi bất kể giờ giấc, kiểu như đột nhiên nhớ ra cái gì là gọi nhờ mua ngay.
Me chong nho mua du thu, con dau chan khong muon ve que dip 30/4
Tôi ước mình không phải về nhà chồng vào những dịp lễ Tết. Ảnh minh họa: Pexels. 
 

Có lần tôi đang họp, bà gọi liên tục mấy cuộc. Tôi sợ có việc quan trọng nên xin cấp trên ra ngoài nghe điện thoại.

“Con mua dùm mẹ vài ký táo vàng Hàn Quốc. Mẹ lỡ hứa đãi mấy bà bạn loại táo thơm giòn mà ở quê không có. Con nhớ mua loại nhất, mỗi trái gần nửa ký nha”, nghe mẹ chồng căn dặn, tôi tức nghẹn.

Mẹ chồng tôi có tật sính ngoại, thích quần áo, bánh trái ngoại nhập. Bà thường nhờ tôi mua về, rồi khoe với hàng xóm, bạn bè.

Hôm qua, thời tiết nóng bức, đi đường lại bị kẹt xe nên về đến nhà, tôi gần như mệt lả. Thế mà, điện thoại lại cứ reo liên tục. Tôi bực bội lấy ra xem thì thấy 3 cuộc gọi nhỡ của mẹ chồng. Tôi chẳng buồn gọi lại.

Đến tối, mẹ gọi cho chồng tôi, mắng vốn tôi hỗn hào, không nghe điện thoại. Chồng tôi bật loa ngoài, rồi đá mắt ra hiệu, bảo tôi đến gần mà nghe mẹ dạy dỗ.

Cuộc gọi kết thúc, vợ chồng tôi cùng thở dài. Những lần đầu, chồng tôi còn bao biện, nói lâu lâu mẹ nhờ thì cố mà làm. Lần này, anh động viên và chủ động hỗ trợ tôi.

Anh cũng như tôi có biết bao nhiêu việc phải hoàn thành trước kỳ nghỉ lễ 30/4. Thế mà, tối nào tôi cũng phải tranh thủ lao ra đường, siêu thị để mua đồ cho mẹ chồng. Anh lại phải thay tôi dọn dẹp nhà cửa, cơm nước cho các con.

Mỗi dịp lễ Tết, tôi đều bị mẹ chồng làm phiền như thế. Bà căn dặn mua hết cái này rồi đến cái kia, lần sau mua nhiều hơn lần trước.

Khổ nỗi, tôi tốn hàng triệu đồng để mua hàng nhưng chẳng bao giờ thấy mẹ chồng đả động đến việc trả lại tiền. Phận dâu con, tôi không dám nhắc chuyện tiền nong nên nhờ chồng đòi hộ.

Bị con trai nhắc chuyện tiền bạc, mẹ chồng tôi thường lu loa “cha mẹ nuôi con như biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”. Nghe đến đấy, chồng tôi cũng chỉ biết nín nhịn.

Để xoa dịu vợ, anh lấy tiền riêng trả lại cho tôi. Tôi nhận tiền từ anh thì cũng chẳng khác gì tiền chung của vợ chồng.

Nhiều lúc thấy bạn bè khoe quà được bố mẹ chồng chuẩn bị lúc rời quê mà tôi chạnh lòng xen lẫn ấm ức.

Từ ngày về làm dâu, vợ chồng tôi phải mang vác đủ thứ về quê, chưa bao giờ nhận lại được gì từ bố mẹ chồng.

Lâu dần, tôi cảm thấy chán nản, không muốn về quê chồng nữa. Tôi phải làm sao để mẹ chồng hiểu bà đang làm phiền đến con cái?

Những đứa con xa quê như chúng tôi chỉ muốn trở về nhà trong tình thương của bố mẹ, chứ không phải cảm giác bị bóc lột, lợi dụng…

Cà muối và lý do nhiều năm tôi không về quê vợ dịp 30/4

Gần 10 năm rồi tôi không về quê vợ dịp 30/4 và các dịp nghỉ dài khác. Chỉ có ngày Tết, tôi về một ngày để chiều lòng vợ nhưng rồi lại đi ngay.

Cà muối và lý do nhiều năm tôi không về quê vợ dịp 30/4

Vợ tôi cũng không dám nói gì dù trong lòng cũng hậm hực. Nhiều năm nay tôi coi đó là chuyện bình thường và buộc vợ phải chấp nhận. Tôi cũng không cấm cản vợ về thăm bố mẹ mình.

Việc mua quà biếu xén, biếu tiền hay làm bất cứ việc gì cô ấy thích, tôi cũng không hề bận tâm.

"Tam thư, lục lễ" trong đám cưới truyền thống Trung Hoa là gì?

Phong tục cưới hỏi của người Trung Quốc có những nét rất độc đáo, riêng biệt góp phần làm đa dạng thêm nền văn hóa đất nước.

"Tam thư, lục lễ" trong đám cưới truyền thống Trung Hoa là gì?

Hôn lễ truyền thống của Trung Quốc là một bộ phận quan trọng trong văn hóa của họ. Cổ nhân Trung Quốc cho rằng hoàng hôn là giờ lành, cho nên sẽ làm lễ cưới vợ vào lúc hoàng hôn, bởi vì nguyên nhân này, lễ kết hợp của phu thê được xưng là “Hôn lễ” (昏礼, chứ không chỉ đơn thuần mang nghĩa kết hôn 婚礼như ngày nay). Trong “ngũ lễ”, hôn lễ thuộc “gia lễ”, là sự kiện quan trọng thứ hai trong đời người, sau lễ đội mũ của con trai và lễ cài trâm (cập kê) của con gái.

Hôn nhân cổ đại Trung Quốc là chế độ một chồng một vợ nhiều thiếp, trong chế độ hôn nhân này, thiếp thất địa vị thấp hơn vợ cả (đích thê, 嫡妻). So với vợ cả, nghi thức cưới thiếp tương đối đơn giản. Nghi thức cưới vợ thì tương đối phức tạp và long trọng.

Nghi vợ ngoại tình, chồng làm điều ai cũng choáng

Ghen tuông vì nghĩ vợ ngoại tình, chồng nới vít lốp xe, kết quả khiến vợ gặp tai nạn, bản thân phải đi tù.

Nghi vợ ngoại tình, chồng làm điều ai cũng choáng
Một người phụ nữ họ La ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), gặp tai nạn khi đang lái xe trên đường, bánh trước bên trái không hiểu sao bị rơi ra dẫn đến tai nạn ô tô. Sau khi điều tra, cảnh sát phát hiện ra rằng nguyên nhân thực sự là do anh Lưu - chồng cô La gây ra.

Tin mới