Mẹ đã sinh con lần nữa

Trong lòng tôi, mẹ là tất cả. Không chỉ dày công sanh dưỡng, mẹ đã làm hồi sinh sự sống cho tôi thêm một lần nữa.

Mẹ đã sinh con lần nữa
Dù cho tôi có trả vạn lần cũng không thể đền đáp được công ơn của mẹ. Tôi mang ơn mẹ suốt đời nhưng mẹ thì không cần sự biết ơn, chỉ mong cho tôi khôn lớn nên người vì đơn giản mẹ là mẹ của tôi.
Tôi còn trẻ nhưng lại bị nhiều bệnh, tôi ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Có nhiều lúc chán nản, tôi muốn buông xuôi tất cả, không muốn chiến đấu với bệnh tật nữa. Tôi mệt mỏi, suy sụp hoàn toàn. Một thời gian sau, bệnh viện trả về vì tôi bị biến chứng quá nặng không chữa được nữa.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Khoảng thời gian đó bệnh tôi ngày càng nặng thêm, ăn không được, ngủ không được, đi lại rất khó khăn, tôi không biết phải làm gì, chỉ biết khóc cho khô cạn dòng lệ và chờ tử thần đưa đi. Thật may mắn cho tôi, mẹ luôn bên cạnh chăm sóc, động viên tôi phải luôn cố gắng, luôn có niềm tin vào cuộc sống này.
Mẹ đi chùa, nghe mấy cô bạn đạo bảo “nên khuyên cháu trì tụng kinh Phổ môn để cầu được bình an, sức khỏe”. Mẹ tôi về bảo tôi làm như vậy nhưng phải thành tâm. Từ đó, vào mỗi buổi sáng khi mùi hương trầm mênh mang theo gió và ánh dương sắp hé ở phương Đông thì tôi cùng với mẹ bắt đầu trì tụng kinh Phổ môn.
Trong không gian im ắng như tờ, tiếng chuông ngân vang như xóa tan mọi lo âu, phiền muộn hàng ngày, tiếng mõ đều đều thách thức theo thời gian, mẹ con tôi quỳ dâng ngàn lời kinh trầm lắng dưới chân Mẹ hiền Quán Thế Âm Bồ-tát. Ngày qua ngày, Bồ-tát luôn lắng nghe những lời nguyện cầu chân thành của tôi.
Thật diệu kỳ, sức khỏe tôi dần hồi phục trở lại, thân thể nhẹ nhàng, tâm hồn bình an. Nhờ vào vị thuốc “niềm tin” và “ý chí” mà mẹ truyền trao, tôi đã vượt qua được “con dốc tử thần”.
Các cô Phật tử còn khuyên tôi nên trì tụng kinh Dược sư để chuyển hóa bệnh tật. Vừa tụng kinh Phổ môn vào buổi sáng, vừa trì kinh Dược sư vào buổi chiều và tôi đã cảm nhận được sự nhiệm mầu. Bệnh tôi thuyên giảm rất nhiều, ăn ngon ngủ yên, đi lại bình thường, tôi vui lắm và thầm cảm ơn người mẹ tuyệt vời đã giúp tôi đứng lên và đi tiếp trên con đường còn lắm chông gai ở phía trước.
Tụng kinh, học Phật pháp, tôi biết mình bệnh nhiều là do kiếp trước đã sát hại sanh vật. Tôi nguyện với lòng mình là không bao giờ sát sanh một con vật nào nữa và tôi phát nguyện ăn chay trường từ đó. Giờ tôi cảm thấy thân nhẹ tâm an, bệnh tật đã thuyên giảm rất nhiều, tôi luôn có niềm tin mãnh liệt vào sự gia hộ độ trì của Mẹ hiền Quán Thế Âm.
Có đứng trước sự sinh tử mới hiểu được cuộc sống đáng quý biết bao! Tôi thầm cảm ơn mẹ đã trao truyền cho tôi vị thuốc “ý chí” và “niềm tin” để tôi có thể đứng dậy, vượt lên bệnh tật. Mẹ là cô tiên tuyệt vời nhất thế gian. Cảm ơn tất cả mọi người đã luôn bên tôi. Cảm ơn chư Phật, Bồ-tát đã luôn gia hộ cho tôi có sức mạnh vượt lên tất cả.

Hiếu hạnh là điềm lành tối thượng

Phật dạy trong kinh Điềm lành tối thượng: “Hiếu dưỡng mẹ và cha/Nuôi dưỡng vợ và con/Làm nghề không rắc rối/Là điềm lành tối thượng”.

Hiếu hạnh là điềm lành tối thượng
Khát vọng lớn nhất của con người khi hiện hữu ở cõi đời là được sống hạnh phúc. Có thể nói, hạnh phúc là sự mong ước và chờ đợi một điềm lành đến với chính mình và mọi người xung quanh ta.

Mẹ tôi & câu niệm “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát”

Mẹ tôi cầu Bồ tát không vì mình (vô ngã) mà chỉ vì mọi người, con cháu, người thân...

Mẹ tôi & câu niệm “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát”
Mẹ tôi tin “chắc như đinh đóng cột” vào sự linh ứng của Bồ-tát Quán Thế Âm. Mẹ nhất quyết: bất cứ ai, hễ gặp bất trắc, tai nạn khổ đau mà thành tâm niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm thì Ngài sẽ cứu độ cho tai qua nạn khỏi; nếu không được ngay thì sớm muộn mọi sự cũng hanh thông tốt đẹp! Mẹ tôi nhắc nhở con cháu và mọi người quen lạ nên thành tâm cầu nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm! Và câu niệm “Nam-mô Đại từ Đại bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ-tát” đã nhập tâm và theo mẹ tôi suốt cho đến cuối đời.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Hiểu đúng lễ xá tội vong nhân và Vu lan báo hiếu

Hai lễ này là khác nhau, tuy nhiên trong một số trường hợp lại được hiểu và hành làm một.

Hiểu đúng lễ xá tội vong nhân và Vu lan báo hiếu

Nhiều người Việt Nam đã biết về lễ Xá tội vong nhân, bởi vì nó là truyền thống của dân tộc, gắn với tục cúng cháo, nẻ, hoa quả…và đặc biệt đối với trẻ con trước đây ở các vùng quê là được cướp cháo xí. Lễ xá tội vong nhân đã ăn sâu vào truyền thống văn hóa dân tộc Việt, thậm chí lễ này còn là lễ quan trọng nhất, bởi: "Cúng cả năm không bằng rằm tháng bảy”.

Cần khắc phục những cách hiểu mang tính mê tín, cách hành tốn kém và lãng phí trong Lễ xá tội vong nhân và Vu lan báo hiếu. Ảnh minh họa.
 Cần khắc phục những cách hiểu mang tính mê tín, cách hành tốn kém và lãng phí trong Lễ xá tội vong nhân và Vu lan báo hiếu. Ảnh minh họa.

Theo cách hiểu của văn hóa tín ngưỡng, lễ xá tội vong nhân là để cầu cúng cho các cô hồn (những vong linh không/chưa được thờ cúng ở một gia tiên nào). Văn cúng của lễ này thường dùng bài "Văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du, bản văn này còn có tên là "Chiêu hồn thập loại chúng sinh”, nội dung của bản văn đã thể hiện sự kết hợp giữa giá trị nhân văn cao cả của người Việt với văn hóa Phật giáo. Điều này được thể hiện rõ nhất ở các câu, từ câu 157 đến hết bài (câu 184): "Kiếp phù sinh như hình như ảnh/Có chữ rằng "vạn cảnh giai không”/Ai ai lấy Phật làm lòng/Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi”.

Người Việt trong truyền thống cho rằng ngày 15/7 âm lịch là ngày "mở cửa ngục” để các cô hồn nhận đồ cúng tế cũng như quần áo, và một ít tiền vàng, mã, do vậy ngày này là ngày xá tội vong nhân. Khi thực hiện lễ này người Việt cũng nhân đó mà làm lễ cầu siêu cho gia tiên tiền tổ và gửi biếu chút vàng mã cho các chân linh gia tiên nhằm thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với các bậc sinh thành.

Lễ Vu lan báo hiếu cũng là một lễ của Phật giáo. Trong Phật giáo lễ này có vai trò hết sức quan trọng bởi lẽ nó thể hiện một trong "Tứ đại trọng ân” của nhà Phật: 1. Ân Cha Mẹ; 2. Ân Tam Bảo Sư trưởng; 3. Ân quốc gia xã hội; 4. Ân chúng sinh vạn loại.

Ân Cha Mẹ là ân đầu tiên trong tứ ân, Cha Mẹ ở đây không phải chỉ là người sinh thành ra mình mà có thể hiểu là chúng sinh. Bởi khi còn tại thế, một lần trên đường đi thuyết pháp Đức Thích Ca Mâu Ni gặp một đống xương khô, Người đã quỳ xuống bái, và Người đã giải thích cho các đệ từ rằng biết đâu người này kiếp trước là cha mẹ ta.

Về lịch sử lễ Vu lan báo hiếu gắn liền với câu chuyện về ngài Mục Kiền Liên cùng tăng đoàn cứu mẹ ông nơi hỏa ngục. Việc cứu mẹ là dựa trên nguyện lực của Mục Kiền Liên và các vị cao tăng, dựa trên quan niệm về sự cứu vớt của Phật giáo chứ không phải là "phá ngục cướp tù” như một vài người từng chê trách.

Câu chuyện về Mục Kiền Liên và ân Cha Mẹ trong "Tứ đại trọng ân” đã làm nên mùa Vu lan báo hiếu của Phật giáo với ý nghĩa tâm linh, ý nghĩa đạo đức, ý nghĩa xã hội sâu sắc và có tính phổ quát. Bởi đạo đức xã hội, văn hóa, tín ngưỡng hay tôn giáo cũng đều thừa nhận và coi trọng công ơn của các thế hệ trước, của các bậc sinh thành.

Trong những năm gần đây việc cúng xá tội vong nhân cũng như lễ Vu lan báo hiếu diễn ra sôi nổi ở nhiều nơi với quy mô, nghi lễ khá lớn. Hai lễ này là khác nhau, tuy nhiên trong một số trường hợp lại được hiểu và hành làm một. Điều đáng quan tâm là lễ xá tội vong nhân với những nghi thức phức tạp, với những lễ vật - nhất là vàng mã tốn kém đã làm giảm đi những giá trị văn hóa đích thực của lễ xá tội vong nhân cũng như lễ Vu lan báo hiếu.

Với sự hội nhập vốn có của Phật giáo, với tín ngưỡng văn hóa dân tộc, nên chăng Phật giáo cần lên tiếng để mọi người hiểu đúng giá trị của lễ hội này đồng thời có sự hướng dẫn cho tăng ni, phật tử trong việc hiểu và hành để lễ này thể hiện tốt hơn nữa giá trị của nó. Đồng thời hạn chế, khắc phục những cách hiểu mang tính mê tín, cách hành tốn kém và lãng phí. Làm được điều này chính là lấy chánh tín của đạo Phật mà dung hợp với giá trị nhân văn của lễ xá tội vong nhân để Phật giáo có đóng góp tích cực, thiết thực vào đời sống văn hóa tâm linh của người Việt trong cuộc sống hiện đại.

Tin mới