Mẹo làm sạch và lọc cua đồng nhanh nhất, cua thơm ngọt

Với mẹo làm sạch và lọc cua đồng bạn có thể nhanh chóng nấu được bát canh cua ngon lành và bổ dưỡng một cách nhanh nhất.

Mẹo làm sạch và lọc cua đồng nhanh nhất, cua thơm ngọt

Cua đồng là thực phẩm bổ dưỡng giúp giải nhiệt được rất nhiều chị em lựa chọn cho những ngày hè nóng lực với món canh cua hay bún riêu cua thanh mát.

Tuy nhiên công đoạn sơ chế và lọc cua đồng là một trong những bước mà nhiều người ngại làm nhất. Chỉ cần mẹo làm sạch và lọc cua đồng này thì việc sơ chế cua đồng trở nên dễ dàng, nhanh chóng.

Mẹo làm sạch và lọc cua đồng

- Cua sống rửa sạch, ngâm nước muối loãng pha rượu trắng 10 phút cho cua say, đỡ cắp lúc sơ chế.

Meo lam sach va loc cua dong nhanh nhat, cua thom ngot

Mẹo làm sạch và lọc cua đồng: Ngâm cua trong nước muối pha loãng và 1 chén rượu trắng sẽ nhanh sạch

- Cua đồng mua về rửa lại nhiều lần với nước. Mẹo nhỏ để làm cua cho sạch là rửa xong thì ngâm cua trong nước muối loãng pha 1 chén rượu trắng trong 10 phút. Lúc ấy cua say bị sau, dễ dàng sơ chế mà không lo bị cắn

- Cầm bốn chân phụ của cua, xé đôi cua theo viền mai cua, mai để riêng, phần thân cua bỏ yếm, phổi và miệng cua để ráo. Sau khi bỏ phổi cua đi thì nó đơ ngay, lúc ấy mới xé miệng cua thì sẽ không bị cắp nữa.

Meo lam sach va loc cua dong nhanh nhat, cua thom ngot-Hinh-2

Mẹo làm sạch và lọc cua đồng: Động tác xé nên dứt khoát

- Cầm mai cua bằng tay thuận, tay kia cầm bốn chân nhỏ của cua rồi xé đôi dứt khoát ra như khi tách cua biển.

- Đừng cầm vào càng vì gai càng khá sắc lại tăng rủi ro bị cua cắp, cầm thế này lui về phía chân nhỏ nhất của cua là vị trí an toàn vì càng của nó không bao giờ với tới được.

Meo lam sach va loc cua dong nhanh nhat, cua thom ngot-Hinh-3

Mẹo làm sạch và lọc cua đồng: Bỏ phần yếm, phổi và miệng cua

- Muốn riêu cua ngon mà không sạn hay hôi thì khi sơ chế nhớ bỏ phần yếm, phổi và miệng cua.

- Làm đúng theo thứ tự này thì khi gỡ phổi xong, con cua chết lịm không cử động nữa, lúc đó xé phần miệng cua sẽ rất an toàn chứ không sợ bị cua kẹp.

Meo lam sach va loc cua dong nhanh nhat, cua thom ngot-Hinh-4

Mẹo làm sạch và lọc cua đồng: Cua sau khi sơ chế sẽ sạch sẽ có thể nấu ngay hoặc trữ đông ăn dần

- Khêu gạch từ mai cua vào bát nhỏ để riêng.

- Phần thân cua giã/xay nhuyễn với 1 thìa cafe muối.

- Hòa tan phần cua giã với 1.5 lít nước sạch, để lắng rồi gạn lấy nước, phần còn lại hòa tiếp với 0.5 lít nước rồi lọc bỏ bã.

Meo lam sach va loc cua dong nhanh nhat, cua thom ngot-Hinh-5

Mẹo làm sạch và lọc cua đồng: Không cần lọc nhiều nước

- Hòa cua giã với nước, lọc kỹ nhiều lần đến khi nước trong thì bỏ bã.

- Không cần lọc quá nhiều nước, sẽ mất thời gian đun sôi, chờ sau khi vớt phần thịt cua đóng tảng ra thì chế thêm nước lọc theo phần ăn là được.

- Đổ nước lọc cua vào nồi đun lửa vừa, khuấy đều cho đỡ sát đáy nồi. Khi nồi nước bốc khói thì để mở nắp cho thịt cua đóng tảng, tránh để sôi bùng và vớt ra để riêng.

Sau đó, bạn có thể nấu bún riêu hoặc canh cua theo sở thích của mình.

Chúc các bạn thành công với mẹo làm sạch và lọc cua đồng nhanh này.

Những người không nên ăn cua đồng vì rất dễ ngộ độc

Cua đồng là món ăn giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách, cua đồng có thể biến thành chất độc nguy hiểm.

Những người không nên ăn cua đồng vì rất dễ ngộ độc

Theo y học hiện đại, cua đồng giàu canxi, chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Cứ trong 100g thịt cua đồng chứa: 5.040mg% canxi; 12,3% protit; 3,3% lipit; 430mg% phốt pho... Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng nếu ăn sai cách, cua đồng có thể biến thành thứ nguy hiểm gây hại đến đến sức khỏe.

Những sai lầm chết người khi ăn cua đồng cần bỏ ngay!

Cua đồng là món ăn được nhiều người ưa thích, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Cua giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách, cua đồng có thể biến thành “chất độc” nguy hiểm.

Những sai lầm chết người khi ăn cua đồng cần bỏ ngay!

Cua đồng là món ăn giải nhiệt mùa hè rất tốt. Vào ngày hè nóng bức, phần lớn các bữa ăn gia đình Việt không thể thiếu món canh cua nấu mồng tơi, canh cua nấy rau tập tàng, canh cua nấu hoa thiên lý ăn cùng với cà muối.

Cua đồng giàu canxi, chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Cứ trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho... Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng nếu ăn sai cách, cua đồng có thể biến thành thứ nguy hiểm gây hại đến tính mạng.

Những người cần nói không với canh cua đồng

Cua đồng là món ăn ngon, bổ dưỡng nhưng không vì thế mà nó thích hợp với tất cả mọi người. Bạn cần lưu ý xem mình có thích hợp để sử dụng không.

Những người cần nói không với canh cua đồng

Cua đồng là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, nhiều can xi, rất tốt cho sức khỏe. Cứ trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho...

Nhung nguoi can noi khong voi canh cua dong

Ảnh minh họa 

Người mới khỏi bệnh: Những người mới khỏe lại sau bệnh, đường tiêu hóa còn yếu cũng chưa vội ăn cua đồng vì dễ bị lạnh bụng.

Phụ nữ mang thai: Một là do độc tính trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

Người bệnh tim mạch: Gạch cua có chứa nhiều cholesterol, trong 100 gam thịt cua cũng có đến 125mg% cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế ăn cua.

Người bị gout: Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gout.

Người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch cũng không nên ăn cua đồng vì cua đồng càng béo ngậy thì hàm lượng chất béo trong cua càng cao.

Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng quá trình tích tụ cholesterol lâu dài sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng.

Loại cua đồng ăn được thường có hai càng to và tám chân (ngoe). Tuy nhiên, cũng có loại chỉ sáu hoặc bốn chân, phải cảnh giác với loại này.

Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã lưu ý: “Cua đồng thì kiêng thứ sáu chân hoặc bốn chân, mắt đỏ, bụng dưới có lông, trong bụng có xương, đầu lưng có chấm sao, chân có khoang thì chớ ăn mà hại người, nên cẩn thận”.

Tin mới