Messi, Ronaldo thuộc top những vận động viên có tổng thu nhập tỷ USD

Theo thống kê của Forbes, thế giới có 6 vận động viên đã đạt được tổng thu nhập từ 1 tỷ USD trở lên trong sự nghiệp của mình. Tay golf Tiger Woods là người kiếm được nhiều tiền nhất trong khi đó dù có tổng thu nhập xếp thứ 2, Cristiano Ronaldo chưa phải là tỷ phú.

Messi, Ronaldo thuoc top nhung van dong vien co tong thu nhap ty USDTiger Woods: 1,72 tỷ USD

Theo ước tính của Forbes, trong suốt 27 năm sự nghiệp của mình, Woods đã kiếm được hơn 1,7 tỷ USD. Tuy nhiên, chưa đến 10% tài sản của ông đến từ sự nghiệp thi đấu, phần lớn tài sản còn lại đến từ các bản hợp đồng quảng cáo và hoạt động kinh doanh. Tay golf 46 tuổi là đại diện của nhiều thương hiệu nổi tiếng, bao gồm Gatorade, Monster Energy, TaylorMade, Rolex và Nike.

Ở thời kỳ đỉnh cao, Woods là vận động viên kiếm nhiều tiền nhất trong lịch sử với 100 triệu USD mỗi năm. Ông giữ vị trí số một trong danh sách vận động viên có thu nhập cao nhất của Forbes trong 10 năm liên tiếp (tính đến 2012). Woods vừa được Forbes công nhận là tỷ phú với khối tài sản ước tính ít nhất 1 tỷ USD. (Ảnh: USA Today)

Messi, Ronaldo thuoc top nhung van dong vien co tong thu nhap ty USD-Hinh-2Cristiano Ronaldo: 1,24 tỷ USD

Ngôi sao bóng đá Bồ Đào Nha có đến 690 triệu người theo dõi trên các nền tảng truyền thông xã hội. Nhờ đó, anh có thu nhập “khủng” từ các hợp đồng quảng cáo của nhiều thương hiệu lớn như Nike, Herbalife và dầu gội đầu Clear. Ronaldo đã đầu tư vào nhà hàng Tatel và ứng dụng bóng đá cộng đồng sắp ra mắt ZujuGP. CR7 cũng được trả lương hậu hĩnh khi thi đấu cho Manchester United. (Ảnh: Sky)

Messi, Ronaldo thuoc top nhung van dong vien co tong thu nhap ty USD-Hinh-3LeBron James: 1,16 tỷ USD

Ngoài hợp đồng trọn đời với Nike và thỏa thuận trị giá 41,5 triệu USD với Los Angeles Lakers, LeBron James đã bán một lượng cổ phần đáng kể trong công ty sản xuất SpringHill vào tháng 10 năm ngoái với mức định giá 725 triệu USD. Ngôi sao bóng rổ 37 tuổi cũng có cổ phần trong một số công ty khác.

Forbes ước tính James hiện sở hữu khối tài sản trị giá 1 tỷ USD. Anh cũng là vận động viên NBA đầu tiên trở thành tỷ phú khi vẫn đang thi đấu. Trước đó, một ngôi sao bóng rổ khác là Michael Jordan đã trở thành tỷ phú. Tuy nhiên Jordan đạt được danh hiệu này vào năm 2014 – hơn một thập kỷ sau khi kết thúc sự nghiệp vận động viên. (Ảnh: Chris Szagola/AP)

Messi, Ronaldo thuoc top nhung van dong vien co tong thu nhap ty USD-Hinh-4Lionel Messi: 1,15 tỷ USD

Cầu thủ người Argentina là vận động viên được trả lương cao nhất thế giới trong 12 tháng qua mặc dù đã bị cắt lương đáng kể khi anh chuyển đến Paris Saint-Germain từ Barcelona vào tháng 8/2021. Messi đã ký hợp đồng trị giá 20 triệu USD với ứng dụng tương tác người hâm mộ Socios vào tháng 3. Ngoài ra, anh cũng có các hợp đồng dài hạn với Adidas, Budweiser, PepsiCo và Hard Rock International. (Ảnh: Reuters)

Messi, Ronaldo thuoc top nhung van dong vien co tong thu nhap ty USD-Hinh-5Roger Federer: 1,09 tỷ USD

Mặc dù không tham gia một giải đấu nào kể từ Wimbledon vào tháng 7 năm ngoái, tay vợt 40 tuổi người Thụy Sĩ vẫn kiếm được 90 triệu USD bên ngoài sân đấu – nhiều hơn bất kỳ vận động viên nào khác trên thế giới trong 12 tháng qua. Federer có hợp đồng quảng cáo với nhiều thương hiệu, bao gồm Rolex và Uniqlo. Ngôi sao quần vợt này cũng đầu tư vào thương hiệu giày đang phát triển mạnh On. (Ảnh: Getty)

Messi, Ronaldo thuoc top nhung van dong vien co tong thu nhap ty USD-Hinh-6Floyd Mayweather: 1,08 tỷ USD

Năm 2018, Mayweather đã ghi tên mình vào lịch sử thể thao khi kiếm được 275 triệu USD từ trận tranh giải thưởng với Conor McGregor. Theo Forbes, Mayweather cũng là võ sĩ quyền Anh duy nhất có tổng thu nhập trên 1 tỷ USD tính đến nay. (Ảnh: Pinterest)

3 hội quán trăm tuổi có kiến trúc ấn tượng nhất TP HCM

TP HCM có trên dưới 10 hội quán cổ do cộng đồng Hoa kiều thành lập hàng trăm năm trước. 

3 hoi quan tram tuoi co kien truc an tuong nhat TP HCM
 1. Tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, chùa Bà Thiên Hậu hay hội quán Tuệ Thành là địa điểm tâm linh nổi tiếng bậc nhất vùng đất Chợ Lớn xưa. Công trình do nhóm người Hoa gốc Quảng Đông di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760.

Hành trình làm thuê, làm chủ của nữ doanh nhân Lê Diệp Kiều Trang

Lê Diệp Kiều Trang sở hữu bảng thành tích học tập đáng nể, từng làm việc cho nhiều công ty lớn như HSBC, McKinsey. Sau một thời gian giữ vai trò CEO Facebook Việt Nam và Go-Viet, bà Trang hiện là đồng sáng lập quỹ đầu tư Alabaster.

Tháng 9/2019, Lê Diệp Kiều Trang khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định rời vị trí CEO Go-Viet (nay là Gojek Việt Nam) chỉ sau 5 tháng ngồi ghế nóng.

3 tháng sau, bà xuất hiện tại "Diễn đàn lãnh đạo trẻ Việt Nam 2019” với một vai trò hoàn toàn mới - đồng sáng lập quỹ đầu tư Alabaster. Tại đây, “cô gái vàng” trong giới startup Việt đã nói về tham vọng của Alabaster cũng như giới thiệu một số giải pháp có tác động ở cấp độ toàn cầu mà quỹ này đầu tư.