Miếng dán chống say xe: Tưởng tốt hóa ra chết người

Hãy lưu ý khi dùng những loại miếng dán chống say tàu xe trước khi quá muộn.

Lâu nay, nhiều người vẫn dùng miếng dán chống say tàu xe như một công cụ hỗ trợ khi đi xe mà bị say. Tuy nhiên, loại miếng dán này cũng tiềm ẩn những nguy hiểm đến sức khỏe của chính bạn.
Thuốc ngấm qua da và những tác dụng phụ
Miếng dán chống say tàu xe thường có hình tròn hoặc hình chữ nhật, là loại thuốc điều trị ngấm qua da, có tác dụng toàn thân khi dán vào cơ thể.
Miếng dán say tàu xe có chứa scopolamin, khi dán lên da thuốc sẽ thấm dần xuyên qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu với một lượng đủ tác dụng chống co thắt, giảm kích thích đưa đến hóa giải buồn nôn và nôn do say tàu xe.
Mieng dan chong say xe: Tuong tot hoa ra chet nguoi
Ảnh minh họa. 
Do miếng dán được dán ngay sau tai nên thuốc ngấm vào tĩnh mạch não nhanh rồi tác dụng ngay lên các cơ quan của não. Cụ thể, tác dụng bất lợi của miếng dán chống say xe gây ra cho người sử dụng là liệt đối giao cảm (do tác động đến hệ thần kinh) làm khô miệng, táo bón, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn điều tiết mắt (làm mắt nhìn mờ, hoa mắt)... Nếu dùng miếng dán chống say cho trẻ em thì tác dụng phụ thật vô cùng đáng ngại và phải sau nhiều ngày (có khi cả tuần) các cảm giác khó chịu mới hết hẳn.
Đặc biệt, nhiều người thiếu hiểu biết còn dán cùng lúc vài miếng để tác dụng nhanh. Khi đó, thuốc sẽ ngấm hết qua da, thẩm thấu vào máu với liều lượng cao. Người dùng sẽ ở trong tình trạng dùng thuốc quá liều, tác dụng phụ sẽ khó tránh khỏi, thậm chí có thể nguy kịch vì ngộ độc thuốc.
Tuyệt đối bạn không nên kết hợp cả miếng dán và thuốc uống, thuốc tiên chống say xe. Dùng nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ khiến thần kinh trung ương và toàn thân bị chi phối bởi nhiều loại thuốc, tình trạng quá liều luôn thường trực, tai biến, ngộ độc do thuốc luôn cận kề, chưa kể những hậu quá khó lường.
Sai lầm cần tránh khi dùng miếng dán say tàu xe
Để hạn chế tác dụng phụ, bạn nên dùng miếng dán vào dùng da khô sau tai từ 4-6 giờ trước khi lên tàu xe bởi đó là thời gian cần thiết để các dưỡng chất trong miếng dán thẩm thấu qua da và phát huy tác dụng.
Cần tuân theo sự hướng dẫn về cách dùng như thời điểm dán, dán trong bao lâu, nơi dán, khoảng cách giữa hai lần dán... để hạn chế các tác dụng phụ có thể gặp phải.
Một điểm nữa cần lưu ý là khi bóc miếng dán chống say xe thì cần phải rửa tay cho thật sạch để thuốc không dính vào đồ ăn, uống, nhất là đồ ăn của trẻ để tránh những phản ứng phụ có hại cho sức khỏe.
Khi đang dán miếng dán chống say xe cảm thấy có triệu chứng bất thường thì phải ngưng ngay bằng cách bóc miếng dán ra khỏi da. Nếu thấy tình hình vẫn có vẻ nghiêm trọng, phải đi khám bác sĩ.

Tử vong vì uống thuốc say xe quá liều

(Kiến Thức) - Cô Joanne Dowsett, 20 tuổi, người Anh, vừa qua đời vì vô tình uống thuốc say xe quá liều.

Joanne Dowsett uống khá nhiều rượu cũng như coca-cola tại một quán bar ở Stockport, Greater Manchester, Anh. Khi trở về nhà, Joanne cảm thấy hơi choáng váng. Khoảng 3h sáng, thấy buồn nôn nên cô vội uống thuốc chống nôn (chống say xe).

Tu vong vi su dung qua lieu thuoc chong say xe
Joanne Dowsett qua đời vì vô tình uống quá liều thuốc chống say xe. 

Mẹo hay chống say xe cho bé không cần thuốc

(Kiến Thức) - Thuốc chống say xe có thể gây nguy hiểm cho bé, nhiều loại cấm dùng cho trẻ nhỏ. Mẹ có thể chống say xe cho bé bằng các mẹo dưới đây.

Meo hay chong say xe cho be khong can thuoc
 Sử dụng gừng tươi: Trước khi chuẩn bị lên đường, mẹ hãy lấy một củ gừng tươi vỏ bạc bóng khỏe, sửa sạch rồi cắt lát, nghiền nhuyễn ra rây. Sau đó, đem số gừng giã nhỏ này hòa vào một cốc nước ấm, cho thêm 1 thìa cafe mật ong. Mẹ cho bé uống hỗn hợp nước gừng mật ong trước khi lên xe 30 phút, sẽ giúp bé hạn chế say xe rất hiệu quả.

Tin mới