Nhà vật lý học lỗi lạc Albert Einstein đã từng đưa ra kết luận rằng quá khứ, hiện tại và tương lai cùng tồn tại đồng thời. Ông cũng được biết đến với thuyết tương đối nổi tiếng của mình. Ông cho rằng thời gian chỉ là tương đối. Chỉ cần có công nghệ phù hợp, chẳng hạn như một chiếc tàu không gian với tốc độ siêu nhanh, có thể giúp con người trải nghiệm khoảng thời gian là vài ngày.
Cùng khoảng thời gian đó, người khác lại chỉ trải qua một vài giờ hoặc thậm chí là một vài phút. Tuy nhiên, niềm tin của Einstein hầu như không có sức ảnh hưởng nào đối với vũ trụ học và khoa học.
Nhiều nghiên cứu về du hành thời gian được tiến hành.
Phần lớn các nhà vật lý học cũng dần quay lưng với thuyết du hành thời gian. Tuy nhiên, nếu du hành thời gian là sự thật, ta khó có thể hình dung hậu quả của chúng đến với nhân loại. Người nào có khả năng di chuyển giữa các thời không sẽ có nắm giữ khả năng viết lại lịch sử.
Câu chuyện du hành nổi tiếng đầu tiên xảy ra tại một thí nghiệm ở Philadelphia vào năm 1943. Ban đầu, mục tiêu của thí nghiệm là để che giấu chiếc thuyền (hoặc làm chúng tàng hình) trước các thiết bị của kẻ thù. Tuy nhiên, chiếc thuyền không chỉ biến mất khỏi Philadelphia mà còn dịch chuyển tức thời đến Norfolk và sau 10 giây thì quay trở lại Philadelphia.
Khi chiếc thuyền xuất hiện trở lại, một vài thủy thủ gặp chấn động tâm lý khi tham gia thí nghiệm trên, một vài người mắc chứng bệnh tâm thần, những người khác thì biến mất hoàn toàn. Theo lời đồn, Nikola Tesla – giám đốc Kỹ thuật và Nghiên cứ tại công ty Radio của Mỹ - là người đứng sau thí nghiệm này. Ông tính toán, vẽ hình minh họa và còn là người cung cấp máy phát điện.
Hình ảnh chiếc thuyền trong thí nghiệm Philadelphia.
Vào năm 1960, nhà khoa học Pellegrino Ernetti khẳng định rằng ông đã sáng chế ra một chiếc máy có thể giúp con người xem lại quá khứ với tên gọi Chronivisior. Ông đưa ra học thuyết rằng tất cả mọi thứ đã xảy ra đều để lại một dấu ấn năng lượng mà không có cách nào phá hủy được.
Từ học thuyết này Ernetti đã phát triển nên một chiếc máy có thể nhận dạng, phóng to và chuyển đổi năng lượng này thành hình ảnh. Chúng hoạt động giống như một chiếc TV, chiếu lên những thước phim của quá khứ.
Vào những năm 1980, có một vài báo cáo về thí nghiệm du hành thời gian với tên gọi "Dự án Montauk" – một dự án bí mật của chính phủ Mỹ tiến hành tại vườn quốc gia Camp Hero với mục đích nghiên cứu về du hành thời gian. Giống với thí nghiệm Philadelphia, tính xác thực của thí nghiệm Montauk vẫn còn dấy lên nhiều tranh cãi.
Tòa nhà đáng nghi trong vườn quốc gia Camp Hero.
Vào năm 2004, nhà khoa học kiêm kỹ sư Marlin Pohlman và là thành viên của tổ chức Mensa (cộng đồng những người có IQ cao nhất và lâu đời nhất trên thế giới) đã cấp bằng sáng chế cho phương thức bóp méo trọng lực và dịch chuyển thời gian. Vào năm 2013, Wasfi Alshdaifat cũng cấp bằng sáng chế về nén không gian và máy giãn nở thời gian. Tất cả đều phục vụ cho một mục tiêu du hành thời gian.
Theo Phys, nhà vật lý học kiêm giáo sư Ronald Lawrence Mallett của đại học Connecticut tiến hành nghiên cứu về du hành thời gian dựa trên thuyết tương đối của Einstein vào năm 2006.
Vào lúc đó, giáo sư Mallett rất tin tưởng vào tính khả thi của việc du hành thời gian. Ông dự đoán rằng việc du hành thời gian rất có thể sẽ xảy ra trong thế kỷ này. Một nhà vật lý học nghiên cứu về phần tử Brian Cox, viết trên trang Huffpost vào trong 2013, tán thành ý kiến về du hành thời gian này. Nhưng ông cũng bổ sung rằng chúng ta chỉ có thể du hành một chiều.
Ngoài ra, còn có câu chuyện bí ẩn về Ali Razequi, giám đốc quản lý của Trung tâm Iranian về Chiến lược Phát minh. Ông khẳng định rằng mình đã phát minh ra một thiết bị có thể nhìn trước tương lai từ 3 đến 5 năm. Tuy nhiên, câu chuyện của ông biến mất khỏi internet chỉ sau vài giờ lên bài.
Về mặt lý thuyết, du hành thời gian hoàn toàn có thể xảy ra. Điều chúng ta có thể làm là hy vọng công nghệ này rơi vào tay của những người có mục đích tốt.