Minh Phú lên tiếng về vụ điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ

(Vietnamdaily) - “Những thông tin công khai, minh bạch của Minh Phú đã bị lợi dụng để suy diễn, bóp méo sự thật để gây hiểu nhầm cho các cơ quan chức năng nhằm lợi dụng chính sách bảo hộ thương mại của Chính phủ Hoa Kỳ nhằm gây tổn hại cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu như Minh Phú cũng như người tiêu dùng.”

Ngày 16/1 vừa qua, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) nhận được thông tin qua báo chí về việc Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) đã chính thức khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá (Thuế CBPG) đối với MSeafood, công ty con của Tập đoàn Minh Phú tại Hoa Kỳ, (Điều tra EAPA) và áp dụng biện pháp tạm thời sơ bộ theo cáo buộc của tổ chức “Ủy ban Thực thi Thương mại Tôm Hoa Kỳ” (AHSTEC).

Tuy nhiên, Minh Phú cho biết chưa nhận được văn bản chính thức nào từ CBP về vấn đề này.

“Chúng tôi hết sức bất ngờ vì trong Quyết định (đăng tải trên các phương tiện truyền thông), CBP đã chỉ dựa trên các thông tin một chiều được thu thập, cung cấp bởi tổ chức AHSTEC – đại diện cho một nhóm các công ty đánh bắt và chế biến tôm tại Hoa Kỳ, là tổ chức từ lâu đã tham gia vào các vụ kiện chống bán phá giá tôm Việt Nam với tư cách nguyên đơn.

AHSTEC nộp đơn tố cáo Mseafood vào tháng 9/2019. Vì quy trình điều tra là bảo mật, CBP đã sử dụng các thông tin mà AHSTEC cung cấp cũng như một số thông tin thu thập từ nhiều nguồn, chủ yếu là từ Internet, được cắt đoạn và đơn phương diễn giải mà không có sự đối chiếu hay kiểm chứng lại với Minh Phú hay Mseafood” – Minh Phú cho biết. 

Minh Phú lấy làm tiếc về việc CBP đã quyết định áp dụng biện pháp chế tài tại Quyết định nói trên với Minh Phú – dù chỉ là biện pháp sơ bộ và tạm thời – trước khi Minh Phú có cơ hội tham gia, cung cấp thông tin và trình bày về các vấn đề mà AHSTEC đã cáo buộc.

Luật sư của Minh Phú tại Hoa Kỳ đã đăng ký với CBP để Minh Phú chính thức tham gia vào cuộc điều tra và cung cấp thông tin cùng các bằng chứng cụ thể để CBP xem xét trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Minh Phu len tieng ve vu dieu tra lan tranh thue chong ban pha gia cua Hoa Ky
 

Đồng thời, Minh Phú đã làm rõ hơn về Quyết định nói trên của CBP.

Thứ nhất, như CBP đã chỉ rõ, việc áp dụng biện pháp trong Quyết định sơ bộ nói trên chỉ có tính chất tạm thời. Theo đó, Minh Phú được yêu cầu tạm nộp thuế CBPG áp dụng cho Ấn Độ (khoảng 10%) đối với các lô hàng nhập vào Hoa Kỳ.

Minh Phú khẳng định biện pháp tạm thời nói trên không làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Minh Phú vào thị trường Hoa Kỳ và các thị trường khác. Mọi hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Minh Phú vẫn diễn ra bình thường, theo kế hoạch.  

Thứ hai, Minh Phú khẳng định Tập đoàn không nhập tôm thành phẩm đông lạnh từ Ấn Độ để xuất sang Hoa Kỳ như trong cáo buộc. Quyết định sơ bộ được đưa ra vì CBP cho rằng có một số dấu hiệu, nghi vấn để cho phép suy đoán về khả năng Minh Phú đã xuất khẩu tôm đông lạnh Ấn Độ sang Hoa Kỳ.

Thực tế Minh Phú không xuất tôm thành phẩm Ấn Độ sang Hoa Kỳ. Chúng tôi có thể khẳng định ngay rằng Minh Phú chỉ mua tôm nguyên liệu để đưa vào chế biến tại các nhà máy của Minh Phú theo quy trình nghiêm ngặt đã được chứng nhận và không mua tôm thành phẩm từ các nhà máy khác để xuất vào Hoa Kỳ.

Thứ ba, CBP cũng chỉ rõ là Quyết định sơ bộ nói trên chỉ dựa trên các thông tin, số liệu ban đầu và chưa được kiểm chứng. Mặc dù Minh Phú cần thêm thời gian để rà soát lại các thông tin đó, chúng tôi sẽ chỉ ra ngay dưới đây là có nhiều thông tin được dẫn chiếu không chính xác hoặc do nhầm lẫn, thậm chí mâu thuẫn hay do phía nguyên đơn cố tình cắt xén làm sai lệch nội dung thông tin.

Thứ tư, Minh phú đã chỉ định luật sư tại Hoa Kỳ và Việt Nam làm thủ tục đăng ký với CBP để tham gia tích cực và cung cấp số liệu cho CBP để giúp cơ quan này hiểu chính xác hơn, có thông tin đa chiều và đã được kiểm chứng trước khi CBP đưa ra quyết định cuối cùng.

Thực tế, do các cáo buộc tương tự về Minh Phú vào tháng 6/2019, Minh Phú đã chủ động hợp tác, cung cấp số liệu cho CBP và mời CBP vào làm việc để xác minh thông tin. Tuy nhiên, do lần điều tra này, CPB xác định giai đoạn điều tra dựa vào đơn kiện nhận được vào tháng 9/2019 nên giai đoạn cung cấp thông tin đã có sự thay đổi.

Tuy nhiên, đáng tiếc là những thông tin công khai, minh bạch của Minh Phú đã bị lợi dụng để suy diễn, bóp méo sự thật để gây hiểu nhầm cho các cơ quan chức năng nhằm lợi dụng chính sách bảo hộ thương mại của Chính phủ Hoa kỳ nhằm gây tổn hại cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu như Minh Phú cũng như người tiêu dùng Hoa Kỳ.

'Vua tôm' Minh Phú loay hoay tìm lại chính mình sau lùm xùm lẩn tránh thuế

(Vietnamdaily) - Vận đen xảy đến với Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) khiến tham vọng tỷ USD của “vua tôm” vẫn còn xa vời, cho dù ông lớn trong ngành thủy sản Việt đã tìm được đối tác đến từ Nhật Bản để đưa công ty lên tầm cao mới.

Lùm xùm lẩn tránh thuế chống bán phá giá tại Mỹ

Trong quý 2/2019, Minh Phú dính vào cáo buộc lẩn tránh thuế chống bán phá giá tại thị trường Mỹ.

FPT sẽ giúp ‘vua tôm’ Minh Phú chiếm 25% thị phần thế giới?

(Vietnamdaily) - Ngày 24/12, CTCP Tâp đoàn FPT (FPT) và CTCP Tập đoàn Thuỷ sản Minh phú (MPC) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược và hợp đồng tư vấn chuyển đổi số.

Theo đó, hai đơn vị sẽ thực hiện dự án xây dựng lộ trình chuyển đổi số hướng đến tối ưu hoá quy trình vận hành, giảm thiểu chi phí và nâng cao năng lực sản xuất với mục tiêu trở thành công ty công nghệ thuỷ sản hàng đầu thế giới.

Phương pháp luận chuyển đổi số FPT Digital Kaizen của FPT ứng dụng cho Minh Phú với 3 nguyên lý cơ bản: Nghĩ lớn - khởi động thông minh - phát triển tốc độ. Trong đó, khởi động thông minh là yếu tố quan trọng nhất. FPT sẽ cùng với Minh Phú tiến hành khảo sát để tìm ra các vấn đề quan trọng nhất có thể thực hiện ngay. 

Tin mới