Mộ chiêu hồn và chuyện kể xúc động về lính Hoàng Sa

(Kiến Thức) - Từ thời chúa Nguyễn và sau đó là các vua nhà Nguyễn, Hoàng Sa đã được xác định là vùng biên cương Tổ quốc "tối thị hiểm yếu".

 

Cả huyện đảo Lý Sơn vỏn vẹn chỉ 10km2 với dân số 21 nghìn người nhưng có đến gần 100 di tích, trong đó đa phần đều có liên quan đến các chiến binh Hoàng Sa một thời giong buồm ra khơi giữ gìn chủ quyền biển đảo quốc gia.
Xứ tối thị hiểm yếu
Từ thời chúa Nguyễn và sau đó là các vua nhà Nguyễn, Hoàng Sa đã được xác định là vùng biên cương Tổ quốc "tối thị hiểm yếu", được triều đình sai quân đi đo đạc thủy trình, cắm mốc xác định chủ quyền biên hải. Từ những ngư dân chỉ quen việc đánh bắt mưu sinh trở thành ngư binh, những người lính trong hải đội Hoàng Sa, không quản khó khăn gian khổ, hy sinh tính mạng, đã vẽ nên tấm bản đồ lịch sử về một vùng trời biển của Tổ quốc.
Mo chieu hon va chuyen ke xuc dong ve linh Hoang Sa
Mô hình thuyền câu của đội hùng binh năm xưa. 

Đội hùng binh Hoàng Sa

"Nay phái Võ Văn Hùng đến duyên hải chọn lựa dân phu ám thục hải trình tùy nghi thêm bớt, khắc phục thuyền công thủy thủ trước sau là chính yếu. Mỗi thuyền 8 người cai, 24 tên lính, vào hạ tuần tháng 3 thời gian thuận tiện chạy thuyền đi...
Chọn người tài thiên thủy là Đặng Văn Siểm làm đà công, nhân hợp theo bằng cấp giấy tờ cho mỗi chiếc thuyền với thủy thủ các tên theo phái viên biện binh Võ Văn Hùng đồng phụng hành công vụ đến Hoàng Sa xứ; qua hải trình chủ yếu phái viên phải đem hết thực lực mới ổn thỏa, nếu sơ sót phải chịu trọng tội...". Đó là một đoạn trích trong tờ lệnh được vua Minh Mạng ban cho ông Đặng Văn Siểm, người phường An Hải huyện Bình Sơn (nay tách đảo Lớn và đảo Bé thành huyện đảo Lý Sơn) vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mệnh thứ 15, đã được nghệ nhân Võ Hiển Đạt, ông đồ duy nhất còn lại ở Lý Sơn hiện nay, khâm dịch sang chữ quốc ngữ.
>> Mời quý độc giả xem video: Vẻ đẹp của Đảo Lý Sơn (Nguồn Youtube) 

Ông Đạt cho biết, từ thời chúa Nguyễn đã xác định Hoàng Sa là "Bản quốc hải cương Hoàng Sa xứ tối thị hiểm yếu" (tạm dịch Hoàng Sa là một xứ quan trọng của biên giới quốc gia), vì vậy, nhiều lần ban bố lệnh tuyển mộ binh phu đi Hoàng Sa, trong đó chủ yếu chọn ngư binh từ đảo Lý Sơn. Bởi về địa thế nơi đây gần Hoàng Sa nhất và người dân cũng quen với việc lênh đênh sóng nước, lại sẵn có thuyền câu. Trải qua mấy trăm năm, hàng ngàn ngư dân nơi hòn đảo nhỏ này đã vâng mệnh triều đình ra khơi vừa tìm kiếm sản vật dâng vua, vừa cắm cột mốc khẳng định chủ quyền quốc gia, đồng thời cai quản vùng biên cương hải đảo của Tổ quốc. Họ làm nên danh tiếng của đội binh phu Hoàng Sa, mà sau này đến thời Gia Long được gọi là đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.
Mo chieu hon va chuyen ke xuc dong ve linh Hoang Sa-Hinh-2
Ông Võ Hiển Đạt với ánh mắt tự hào kể chuyện âm binh Hoàng Sa. 

Chiếc chiếu bó tròn, mấy sợi dây mây...

Lên đường đi Hoàng Sa là việc vô cùng gian khó, 100 người đi thì may mắn lắm mới có một người trở về, nhưng lệnh vua ban không thể cưỡng, những ngư dân hàng ngày chỉ quen với việc đánh bắt xung quanh đảo, nay cũng với những chiếc thuyền câu nhỏ bé, dài từ 10 - 13m được trang bị sơ sài vài ba thứ vật dụng như lưới, bếp, nồi đất và 10kg gạo, lênh đênh ngoài khơi xa muôn trùng sóng gió suốt sáu tháng trời. Số phận họ thật mong manh giữa đại dương bao la, không chỉ bị đe dọa bởi phong ba bão táp, những cơn thịnh nộ của biển cả, sự tấn công của cá dữ, mà còn bởi cả đói khát và bệnh tật.
Mỗi người khi ra đi đã xác định sẽ bỏ xác nơi biển khơi nên đều mang theo một manh chiếu, 7 chiếc que tre và 7 sợi dây mây, để khi không may thiệt mạng thì các ngư binh cùng đi sẽ khắc tên tuổi người xấu số vào các que tre đó và dùng chiếu cùng dây mây bó xác lại thả xuống biển, với hy vọng các thuyền trở về hoặc thuyền đánh cá có thể vớt được xác mang về. Câu nói quen thuộc của ngư dân Lý Sơn còn truyền tụng đến ngày nay "Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn/ Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây" không khỏi khiến người nơi xa đến nghe câu chuyện về lính Hoàng Sa mà rơi nước mắt thương cảm.
Phòng trưng bày Hải đội Hoàng Sa là nơi trưng bày nhiều hiện vật được nghệ nhân Võ Hiển Đạt tái hiện như mô hình thuyền câu, các vật dụng trên thuyền, manh chiếu cùng 7 que tre và 7 sợi dây mây, các thẻ ghi danh các vị cai đội, tờ lệnh, chiếu chỉ vua ban... Tất cả đều được phục dựng từ nguồn tư liệu của các gia đình, dòng họ còn lưu giữ được cũng như những ghi chép trong gia phả các dòng họ ở Lý Sơn.

Thư tịch cổ khẳng định Việt Nam cai quản Hoàng Sa

Hàng loạt tài liệu, thư tịch, sắc phong, châu bản... từ thế kỷ 18 đến thời vua Bảo Đại, được công bố trong cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa, đều chứng minh sự cai quản liên tục về mặt nhà nước của Việt Nam ở quần đảo này.
Chỉ thị của Thái phó Tổng lý quản binh dân chư vụ thượng tướng công nhà Tây Sơn ngày 14/2 năm Thái Đức thứ 9 (1786) với nội dung sai Cai đội Hoàng Sa cưỡi 4 chiếc thuyền câu vượt biển thẳng đến Hoàng Sa cùng các sứ cù lao ngoài biển, tìm nhặt đồ vàng, bạc, đồng và các thứ đại bác, tiểu bác, đồi mồi, vỏ hải ba chở về kinh, tập trung nộp theo lệ.
Chỉ thị của Thái phó Tổng lý quản binh dân chư vụ thượng tướng công nhà Tây Sơn ngày 14/2 năm Thái Đức thứ 9 (1786) với nội dung sai Cai đội Hoàng Sa cưỡi 4 chiếc thuyền câu vượt biển thẳng đến Hoàng Sa cùng các sứ cù lao ngoài biển, tìm nhặt đồ vàng, bạc, đồng và các thứ đại bác, tiểu bác, đồi mồi, vỏ hải ba chở về kinh, tập trung nộp theo lệ.
Văn bản phát hiện ở làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế với nội dung xử lý vụ kiện giữa phường Mỹ Toàn (nay là làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ) và phường An Bằng (xã Vinh An) về việc tranh chấp một chiếc vỏ thuyền của đội Hoàng Sa dạt vào bờ biển giáp ranh giữa hai phường này. Văn bản cho thấy, năm 1760, dưới thời vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) đã có cai đội Hoàng Sa chuyên trách quản lý và khai thác sản vật ở quần đảo Hoàng Sa. Bản gốc bằng chữ Hán được viết trên dấy dó.
Văn bản phát hiện ở làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế với nội dung xử lý vụ kiện giữa phường Mỹ Toàn (nay là làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ) và phường An Bằng (xã Vinh An) về việc tranh chấp một chiếc vỏ thuyền của đội Hoàng Sa dạt vào bờ biển giáp ranh giữa hai phường này. Văn bản cho thấy, năm 1760, dưới thời vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) đã có cai đội Hoàng Sa chuyên trách quản lý và khai thác sản vật ở quần đảo Hoàng Sa. Bản gốc bằng chữ Hán được viết trên dấy dó.
Tờ lệnh của họ Đặng ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gồm bốn trang, dài 36cm, rộng 24cm và còn nguyên vẹn, ghi rõ ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834), quan tỉnh Quảng Ngãi phái đội thuyền ba chiếc ra canh giữ đảo Hoàng Sa. Theo giới nghiên cứu, tuy chỉ vỏn vẹn vài trang nhưng tờ lệnh này chứa đựng nhiều thông tin quý, nêu rõ danh tính, quê quán của từng binh thuyền vâng lệnh triều đình đi lính Hoàng Sa, không chỉ riêng huyện đảo Lý Sơn mà còn ở các vùng quê ven biển khác tại Quảng Ngãi.
Tờ lệnh của họ Đặng ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gồm bốn trang, dài 36cm, rộng 24cm và còn nguyên vẹn, ghi rõ ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834), quan tỉnh Quảng Ngãi phái đội thuyền ba chiếc ra canh giữ đảo Hoàng Sa. Theo giới nghiên cứu, tuy chỉ vỏn vẹn vài trang nhưng tờ lệnh này chứa đựng nhiều thông tin quý, nêu rõ danh tính, quê quán của từng binh thuyền vâng lệnh triều đình đi lính Hoàng Sa, không chỉ riêng huyện đảo Lý Sơn mà còn ở các vùng quê ven biển khác tại Quảng Ngãi.
Mộc bản triều Nguyễn trong sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 165 năm Minh Mạng thứ 17 (1836) ghi lại Bộ công tâu lên triều đình nội dung: "Cương giới mặt biển ta có xứ Hoàng Sa rất hiểm yếu".
Mộc bản triều Nguyễn trong sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 165 năm Minh Mạng thứ 17 (1836) ghi lại Bộ công tâu lên triều đình nội dung: "Cương giới mặt biển ta có xứ Hoàng Sa rất hiểm yếu".
Một trong hai bản tấu của Thủ ngự Đà Nẵng ngày 27/6 năm Minh Mạng thứ 11 (1830) gửi đến triều đình với nội dung vừa cứu hộ thành công thuyền buôn của Pháp đụng phải đá ngầm tại phía tây Hoàng Sa (xứ Cát Vàng).
Một trong hai bản tấu của Thủ ngự Đà Nẵng ngày 27/6 năm Minh Mạng thứ 11 (1830) gửi đến triều đình với nội dung vừa cứu hộ thành công thuyền buôn của Pháp đụng phải đá ngầm tại phía tây Hoàng Sa (xứ Cát Vàng).
Tấu của Bộ Công ngày 13/7 năm Minh Mạng thứ 18 (1837) có nội dung: Lần đi Hoàng Sa này trở về, trừ bọn Kinh phái Thủy sư Suất đội Phạm Văn Biện, tỉnh phải hướng dẫn Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh, đà công Lưu Đức Trực...
Tấu của Bộ Công ngày 13/7 năm Minh Mạng thứ 18 (1837) có nội dung: Lần đi Hoàng Sa này trở về, trừ bọn Kinh phái Thủy sư Suất đội Phạm Văn Biện, tỉnh phải hướng dẫn Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh, đà công Lưu Đức Trực...
Tấu của Bộ Công ngày 21/6 năm Minh Mạng thứ 19 (1838) về việc thám sát và vẽ bản đồ ở Hoàng Sa. Bản tấu viết rằng những người được phái đi Hoàng Sa do Bộ ty Đỗ Mậu Thưởng và Thị vệ Lê Trọng Ba dẫn đầu và hướng dẫn viên Vũ Văn Hùng. Ông Hùng cho biết Hoàng Sa có tất cả 4 nơi cần khảo sát thì lần này đi được 3 nơi.
Tấu của Bộ Công ngày 21/6 năm Minh Mạng thứ 19 (1838) về việc thám sát và vẽ bản đồ ở Hoàng Sa. Bản tấu viết rằng những người được phái đi Hoàng Sa do Bộ ty Đỗ Mậu Thưởng và Thị vệ Lê Trọng Ba dẫn đầu và hướng dẫn viên Vũ Văn Hùng. Ông Hùng cho biết Hoàng Sa có tất cả 4 nơi cần khảo sát thì lần này đi được 3 nơi.
Chỉ dụ số 10, ngày 29/2/1938 của vua Bảo Đại sáp nhập quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Quảng Ngãi vào tỉnh Thừa Thiên về phương diện hành chính.
Tờ châu bản có chữ phê chuẩn bằng mực đỏ của vua Bảo Đại ngày 27/12, năm Bảo Đại thứ 13, tức ngày 03/2/1939 khẳng định sự tiếp tục quản lý hành chính cũng như việc đưa binh lính ra Hoàng Sa.
Tờ châu bản có chữ phê chuẩn bằng mực đỏ của vua Bảo Đại ngày 27/12, năm Bảo Đại thứ 13, tức ngày 03/2/1939 khẳng định sự tiếp tục quản lý hành chính cũng như việc đưa binh lính ra Hoàng Sa.

Nguồn: Vnexpress

Hành trang đặc biệt của Hải đội Hoàng Sa xưa

(Kiến Thức) - 1 đôi chiếu, 7 nẹp tre, 7 sợi dây mây, 1 thẻ bài khắc tên họ, quê quán…là những vật bất ly thân của quân binh Hải đội Hoàng Sa xưa.

Theo sử cũ ghi chép, dưới thời các Chúa Nguyễn sau đó là các vua triều Nguyễn, nhà nước phong kiến Việt Nam đã thành lập các Hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải làm nhiệm vụ đi thuyền đến các đảo Hoàng Sa, Trường Sa để thu lượm sản vật, cắm mốc chủ quyền. Ngày nay, tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vẫn còn lưu giữ lại những hành trang năm xưa mang theo và có một “khu mộ gió” quân binh sừng sững giữa đảo. Trong ảnh là nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Công trình mô phỏng kiến trúc truyền thống với bộ mái cùng trang trí kiểu thời Nguyễn được hoàn thành tháng 1/2010. Nơi đây trưng bày những hiện vật, tài liệu về hoạt động của Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.
 Theo sử cũ ghi chép, dưới thời các Chúa Nguyễn sau đó là các vua triều Nguyễn, nhà nước phong kiến Việt Nam đã thành lập các Hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải làm nhiệm vụ đi thuyền đến các đảo Hoàng Sa, Trường Sa để thu lượm sản vật, cắm mốc chủ quyền. Ngày nay, tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vẫn còn lưu giữ lại những hành trang năm xưa mang theo và có một “khu mộ gió” quân binh sừng sững giữa đảo. Trong ảnh là nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Công trình mô phỏng kiến trúc truyền thống với bộ mái cùng trang trí kiểu thời Nguyễn được hoàn thành tháng 1/2010. Nơi đây trưng bày những hiện vật, tài liệu về hoạt động của Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.
Việc thành lập các Hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải là minh chứng lịch sử khẳng định trung thực nhất nhà nước phong kiến Việt Nam trong công cuộc chinh phục biển Đông, gây dựng chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong ảnh là mô hình thuyền câu dùng để đi biển của Hải đội Hoàng Sa (do nghệ nhân Võ Hiển Đạt - xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn phục chế).
 Việc thành lập các Hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải là minh chứng lịch sử khẳng định trung thực nhất nhà nước phong kiến Việt Nam trong công cuộc chinh phục biển Đông, gây dựng chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong ảnh là mô hình thuyền câu dùng để đi biển của Hải đội Hoàng Sa (do nghệ nhân Võ Hiển Đạt - xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn phục chế).
Trải qua nhiều thế kỉ, đã có rất nhiều võ quan, binh lính thừa lệnh triều đình hi sinh khi đi làm nhiệm vụ giong thuyền đến các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để thu lượm sản vật, trồng cây, cắm mốc, dựng bia chủ quyền của nước ta với các quần đảo này. Trong ảnh là nghi thức lễ cuối cùng tại lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là dẫn đoàn thuyền có hình nhân thế mạng ra khơi, tái hiện lại chuyến đi của quân binh khi xưa.
 Trải qua nhiều thế kỉ, đã có rất nhiều võ quan, binh lính thừa lệnh triều đình hi sinh khi đi làm nhiệm vụ giong thuyền đến các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để thu lượm sản vật, trồng cây, cắm mốc, dựng bia chủ quyền của nước ta với các quần đảo này. Trong ảnh là nghi thức lễ cuối cùng tại lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là dẫn đoàn thuyền có hình nhân thế mạng ra khơi, tái hiện lại chuyến đi của quân binh khi xưa. 
Theo ghi chép trong “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn năm 1776 (từng làm Hiệp trấn xứ Thuận Hóa thế kỷ XVIII) kể rằng: "Nhà Nguyễn thiết lập đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở An Vĩnh (xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn ngày nay) bổ sung. Mỗi năm họ luân phiên nhau đi biển, lấy tháng giêng ra đi nhận lãnh chỉ thị làm sai dịch...
 Theo ghi chép trong “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn năm 1776 (từng làm Hiệp trấn xứ Thuận Hóa thế kỷ XVIII) kể rằng: "Nhà Nguyễn thiết lập đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở An Vĩnh (xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn ngày nay) bổ sung. Mỗi năm họ luân phiên nhau đi biển, lấy tháng giêng ra đi nhận lãnh chỉ thị làm sai dịch...
..Đội Hoàng Sa này được cấp mỗi người sáu tháng lương thực. Họ chèo năm chiếc thuyền câu nhỏ ra ngoài biển cả ba ngày ba đêm mới đến đảo Hoàng Sa. Ảnh: Nghi thức xuất quân đi Hoàng Sa được tái hiện.
 ..Đội Hoàng Sa này được cấp mỗi người sáu tháng lương thực. Họ chèo năm chiếc thuyền câu nhỏ ra ngoài biển cả ba ngày ba đêm mới đến đảo Hoàng Sa. Ảnh: Nghi thức xuất quân đi Hoàng Sa được tái hiện. 
Họ tha hồ lượm nhặt, tự ý bắt chim, bắt cá làm đồ ăn. Họ nhặt được những đồ như gươm và ngựa bằng đồng, hoa bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng, thiếc khối, ngà voi...do các tàu buôn bị đắm và trôi dạt vào đảo. Ảnh: Nghi thức xuất quân đi Hoàng Sa.
 Họ tha hồ lượm nhặt, tự ý bắt chim, bắt cá làm đồ ăn. Họ nhặt được những đồ như gươm và ngựa bằng đồng, hoa bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng, thiếc khối, ngà voi...do các tàu buôn bị đắm và trôi dạt vào đảo. Ảnh: Nghi thức xuất quân đi Hoàng Sa. 
Trong “Đại Nam thực lục chính biên” do các sử thần trong quốc sử quán biên soạn có ghi chép, Hải đội Hoàng Sa còn kiêm quản cả đội Bắc Hải cùng làm nhiệm vụ ở Trường Sa và các đảo phía trong Nam. Đặc biệt, đội Hoàng Sa còn làm nhiệm vụ đo đạc thủy trình, canh chừng giặc biển, dựng bia chủ quyền và giữ gìn các hải đảo Hoàng Sa.
 Trong “Đại Nam thực lục chính biên” do các sử thần trong quốc sử quán biên soạn có ghi chép, Hải đội Hoàng Sa còn kiêm quản cả đội Bắc Hải cùng làm nhiệm vụ ở Trường Sa và các đảo phía trong Nam. Đặc biệt, đội Hoàng Sa còn làm nhiệm vụ đo đạc thủy trình, canh chừng giặc biển, dựng bia chủ quyền và giữ gìn các hải đảo Hoàng Sa.
Trường Sa đi có về không/ Lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi/ Trường Sa lắm đảo, nhiều cồn/ Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây. Đó là những câu ca của người dân trên đảo Lý Sơn truyền tụng về những hiểm nguy, khó khăn gian khổ của người lính đi Hoàng Sa, Trường Sa thi hành nhiệm vụ khi ấy. Ảnh: Mỗi lần tế thần, danh sách những người lính đi Hoàng sa luôn được vinh danh để con cháu tưởng nhớ, tri ân.
 Trường Sa đi có về không/ Lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi/ Trường Sa lắm đảo, nhiều cồn/ Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây. Đó là những câu ca của người dân trên đảo Lý Sơn truyền tụng về những hiểm nguy, khó khăn gian khổ của người lính đi Hoàng Sa, Trường Sa thi hành nhiệm vụ khi ấy. Ảnh: Mỗi lần tế thần, danh sách những người lính đi Hoàng sa luôn được vinh danh để con cháu tưởng nhớ, tri ân. 
Với những người lính khi thành lập đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, lệnh vua ban xuống không chỉ là lệnh mà còn là tấm lòng, ý chí quyết tâm ra đi vì đất nước. Ảnh: Những sắc phong, chỉ dụ của nhà Nguyễn cho Hải đội Hoàng Sa.
  Với những người lính khi thành lập đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, lệnh vua ban xuống không chỉ là lệnh mà còn là tấm lòng, ý chí quyết tâm ra đi vì đất nước. Ảnh: Những sắc phong, chỉ dụ của nhà Nguyễn cho Hải đội Hoàng Sa.

Trong chuyến hải trình dài ngày đến Hoàng Sa, Trường Sa, người lính đã biết là sẽ gặp hiểm nguy do sóng to, gió lớn rình rập, hoặc những nguyên nhân nào khác thì cũng sẽ lấy lòng biển khơi làm nơi mai táng mình. Ảnh: Ông Nguyễn Cậu, trưởng làng An Vĩnh, đánh trống xuất quân hùng binh Hoàng Sa.
 Trong chuyến hải trình dài ngày đến Hoàng Sa, Trường Sa, người lính đã biết là sẽ gặp hiểm nguy do sóng to, gió lớn rình rập, hoặc những nguyên nhân nào khác thì cũng sẽ lấy lòng biển khơi làm nơi mai táng mình. Ảnh: Ông Nguyễn Cậu, trưởng làng An Vĩnh, đánh trống xuất quân hùng binh Hoàng Sa. 
Ngoài những vật dụng cần thiết mang theo để sống cho chuyến đi, mỗi quân binh của Hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải còn chuẩn bị cho mình 1 đôi chiếu, 7 nẹp tre, 7 sợi dây mây, 1 thẻ bài khắc tên họ, quê quán. Ảnh: Dây mây đội quân binh Hoàng Sa mang theo để đồng đội bó xác nếu hi sinh trên biển.
 Ngoài những vật dụng cần thiết mang theo để sống cho chuyến đi, mỗi quân binh của Hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải còn chuẩn bị cho mình 1 đôi chiếu, 7 nẹp tre, 7 sợi dây mây, 1 thẻ bài khắc tên họ, quê quán. Ảnh: Dây mây đội quân binh Hoàng Sa mang theo để đồng đội bó xác nếu hi sinh trên biển.
Nếu trong chuyến đi, chẳng may qua đời thì các đồng đội sẽ dùng manh chiếu bó thi hài và thẻ bài làm một, dùng 7 nẹp tre kẹp lại rồi lấy 7 sợi dây mây buộc chặt. Sau vài nghi lễ giản đơn, thi hài được thả xuống biển. Ảnh: 7 nẹp tre để nẹp thi hài đồng đội.
 Nếu trong chuyến đi, chẳng may qua đời thì các đồng đội sẽ dùng manh chiếu bó thi hài và thẻ bài làm một, dùng 7 nẹp tre kẹp lại rồi lấy 7 sợi dây mây buộc chặt. Sau vài nghi lễ giản đơn, thi hài được thả xuống biển. Ảnh: 7 nẹp tre để nẹp thi hài đồng đội. 
Tất cả đồng đội đều cúi đầu gửi nguyện ước lên trời xanh rằng thi hài đã mất sẽ trôi dạt vào bờ để người dân biết tên họ, quê quán người hi sinh vì nước mà chôn cất. Ảnh: Đôi chiếu mang theo để bó thi hài.
 Tất cả đồng đội đều cúi đầu gửi nguyện ước lên trời xanh rằng thi hài đã mất sẽ trôi dạt vào bờ để người dân biết tên họ, quê quán người hi sinh vì nước mà chôn cất. Ảnh: Đôi chiếu mang theo để bó thi hài. 
Ngày nay, tại nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải còn lưu giữ những hành trang năm xưa quân binh mang theo. Đó là 1 đôi chiếu, 7 nẹp tre, 7 sợi dây mây, 1 thẻ bài khắc tên họ, quê quán. Hành trang đó như để khẳng định một tấm lòng, một tinh thần cảm tử quyết tâm ra đi của những hùng binh khi ấy. Ảnh: Bài vị khắc tên họ, quê quán của các quân binh Hoàng Sa, Bắc Hải. (Ảnh: Tam Hiệp - Hà Kiều).
 Ngày nay, tại nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải còn lưu giữ những hành trang năm xưa quân binh mang theo. Đó là 1 đôi chiếu, 7 nẹp tre, 7 sợi dây mây, 1 thẻ bài khắc tên họ, quê quán. Hành trang đó như để khẳng định một tấm lòng, một tinh thần cảm tử quyết tâm ra đi của những hùng binh khi ấy. Ảnh: Bài vị  khắc tên họ, quê quán của các quân binh Hoàng Sa, Bắc Hải. (Ảnh: Tam Hiệp - Hà Kiều). 

Tin mới