Mở mộ cổ, "tái mặt" quan tài mỹ nhân nổi lềnh bềnh cùng châu báu
Năm 1978, một mộ cổ được tình cờ phát hiện ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Bên trong có nhiều cổ vật giá trị. Đáng chú ý hơn cả là 1 quan tài chứa hài cốt mỹ nhân chôn cùng chủ nhân.
Tâm Anh (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Cách đây 45 năm, trong lúc phá núi để mở rộng một nhà máy ở khu vực Lôi Cổ Ôn, thành phố Tùy Châu, tỉnh Hồ Bắc, bộ đội địa phương tình cờ phát hiện một ngôi mộ cổ khổng lồ. Phát hiện này mở đầu cho khám phá quan trọng về 21 quan tài chứa hài cốt mỹ nhân.
Cụ thể, sau khi nhận được tin báo về việc phát hiện mộ cổ, chính quyền địa phương và các nhà khảo cổ nhanh chóng tới hiện trường và tiến hành cuộc khai quật. Họ vô cùng bất ngờ bởi ngôi mộ được ngăn cách với thế giới bên ngoài bởi 47 phiến đá khổng lồ. Sau khi nhấc các phiến đá và đào qua một lớp than củi dày, các chuyên gia tiến vào bên trong mộ cổ. Họ xác định mộ cổ có kích thước khá lớn khi rộng tới 220 m2 nhưng bị ngập nước.
Sau khi hút cạn nước bên trong, các chuyên gia bắt tay vào khai quật cổ vật. Họ vô cùng bất ngờ khi nhìn thấy 21 cỗ quan tài bên trong chứa hài cốt phụ nữ. Trong số này, người trẻ nhất qua đời khi khoảng 13 tuổi và người lớn nhất trút hơi thở cuối cùng khi khoảng 26 tuổi.
Theo các nhà khảo cổ, 21 cỗ quan tài nằm xung quanh quan tài nặng khoảng 7 tấn chứa hài cốt của chủ nhân mộ cổ. Chiếc quan tài này được xác định có niên đại khoảng 2.400 năm tuổi và có chiều dài 3,2m, rộng 2,1m, cao 2,19m.
Ngoài 22 quan tài, các nhà khảo cổ khai quật được hơn 15.000 cổ vật bên trong mộ cổ khổng lồ này. Trong số này có hơn 6.000 hiện vật bằng đồng, một số đồ gỗ sơn mài, đồ bằng vàng và ngọc, vũ khí, xe ngựa, đồ gốm...
Trong số này, bộ chuông đồng 65 chiếc được xem là bộ chuông lớn và hoàn chỉnh nhất từng được khai quật tại Trung Quốc. Chiếc chuông lớn nhất trong bộ chuông này cao 152,3 cm, nặng 203,6 kg. Trong khi đó, chiếc chuông nhỏ nhất cao 20,2 cm, nặng 2,4 kg. Tổng trọng lượng bộ chuông bao gồm cả giá treo là 4,5 tấn.
Một chiếc chuông trong bộ chuông trên có sự khác biệt khi trên thân có khắc dòng chữ gồm 31 ký tự. Nội dung dòng chạm khắc cho thấy vào năm Sở Huệ Vương thứ 56 (tức năm 433 trước Công nguyên), Sở Huệ Vương - vua nước Sở biết được tin Tăng Hầu Ất qua đời nên đã cho người đúc chiếc chuông này để chôn cùng vua nước Tăng.
Thông qua nghiên cứu cấu trúc mộ cổ và các hiện vật được tìm thấy, các chuyên gia xác định chủ nhân ngôi mộ là Tăng Hầu Ất (475 trước công nguyên - 433 trước công nguyên). Ông là vua nước Tăng - một nước chư hầu thời kỳ Chiến Quốc. Do có tên thật là Cơ Ất nên thường được gọi là Tăng Hầu Ất.
21 phụ nữ được chôn cất trong mộ Tăng Hầu Ất được các chuyên gia nhận định đây là bằng chứng về tập tục chôn sống đáng sợ ở Trung Quốc thời phong kiến. Sau khi Tăng Hầu Ất băng hà, 21 cô gái trẻ được lựa chọn chôn cùng với ông hoàng này.
Theo quan niệm của người xưa, hàng chục cô gái trẻ được chôn cùng để sang thế giới bên kia tiếp tục hầu hạ Tăng Hầu Ất để ông có cuộc sống vương giả như khi còn sống.
Mời độc giả xem video: Xôn xao "hộp cá ướp muối" vẫn "ngon mắt" trong mộ cổ ngàn năm.