Mở mộ Pharaoh, phát hiện “cánh cửa chết” đưa linh hồn sang thế giới khác
Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng những cánh cửa "ảo" đó được xây dựng nhằm ngăn chặn các hành vi trộm mộ của mộ tặc nhưng sự thật đằng sau lại hoàn toàn khác.
Thùy Dung (T.H)
Xem toàn bộ ảnh
Khi khám phá khu mộ gần 5.000 tuổi của các Pharaoh Ai Cập bên bờ sông Nile, các nhà khoa học đã khám phá ra nhiều bí mật của các lăng mộ như cách ướp xác, xác minh danh tính của các vị Pharaoh thông qua những đồ tùy táng của họ.
Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng các cánh cửa “ảo” được xây dựng nhằm ngăn chặn các hành vi trộm mộ của mộ tặc. Theo đó, rất nhiều kẻ trộm mộ cố gắng khai quật các khảo cổ vật nhằm mục đích trục lợi cá nhân.
Tuy nhiên, mới đây, nhà lịch sử học kiêm đạo diễn quay phim Curtis Ryan Woodside đã đăng tải “Giả thuyết về bí mật các Pharaoh qua các thời kỳ” trên Amazon Prime.
Vị vua Unas là nhân vật được khai thác chính trong dữ liệu của ông. Cụ thể, Unas là một Pharaoh Ai Cập cổ đại, ông là vị vua thứ 9 và cũng là vị vua cuối cùng của vương triều thứ 5 thuộc thời kỳ Cổ vương quốc.
"Unas đã trị vì trong khoảng từ 15-30 năm vào giai đoạn giữa thế kỷ thứ 24 TCN. Lối vào của khu lăng mộ được thiết kế rất ấn tượng với hàng chữ tượng hình. Đi sâu vào bên trong, rất nhiều cảnh cửa "chết" được dựng lên, xen kẽ với những lối đi thật...
...Ngay từ thưở sơ khai, người Ai Cập cổ đại đã tin vào các vị thần và thế giới bên kia, vì vậy, rất có khả năng các bức tường ảo được dựng lên bởi họ tin rằng khi chết, linh hồn sẽ sang thế giới bên kia thông qua chiếc cửa (chết) này", nhà lịch sử học Curtis cho hay.
Pharaoh – các vị vua cai trị Ai Cập cổ đại trước khi chết đã xây dựng những lăng mộ vĩ đại. Cho tới ngày nay, việc khám phá những bí ẩn trong những lăng mộ này còn là câu hỏi cần lời giải đáp.
“Lời nguyền” được xem là cạm bẫy thường xuất hiện nhất trong các lăng mộ của vua Ai Cập. Mặc dù cho tới nay vẫn chưa ai khẳng định chính xác những cái chết do lời nguyền nhưng có những sự việc diễn ra khiến người ta không thể giải thích nổi.
Vua Tut, vị vua trẻ tuổi nhất Ai Cập trước khi qua đời đã có một lời nguyên đáng sợ cho bất cứ kẻ nào dám phạm đến “giấc ngủ” của mình rằng: "Bất kì kẻ nào bước vào ngôi mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ trói cổ hắn như trói cổ một con chim".
Rất nhiều người thám hiểm, kể cả các nhà khoa học sau khi nghiên cứu dưới lăng mộ các Pharaong trở về đều đột nhiên tử vong.
Những người Ai Cập cổ đại đã sử dụng một loại chất độc rải trên sàn nhà, một loại bụi kim loại sắc nhọn được gọi là bột hematite. Kẻ nào hít phải bột này sẽ bị bào mòn, cơ thể chết từ từ trong đau đớn.
Năm 2001, tiến sĩ Zahi Hawass - một nhà khảo cổ học tại Ai Cập - đã trải nghiệm điều này. Khi khám phá một lăng mộ tại ốc đảo Baharia, ông và cộng sự đã buộc phải rút lui sau khi nhìn thấy các cổ vật bị chôn lấp sau một lớp hematite dày khoảng 20cm.