Mổ xẻ kế hoạch bành trướng xuống phía Nam của Trung Quốc

Theo giáo sư người Nga Kolotov, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển Việt Nam chỉ là bước đầu trong âm mưu này.

Trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trên vùng biển thuộc thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sử dụng nhiều tàu, thuyền, cả tàu quân sự gây hấn với lực lượng chấp pháp của Việt Nam, tấn công ngư dân Việt Nam... qua điện thoại phóng viên Đài TNVN thường trú tại LB Nga có cuộc phỏng vấn Giáo sư Vladimir Kolotov, nhà Việt Nam học, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Khoa Phương Đông – Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg.
ÔngKolotov (trái) trong một buổi tiếp các đại biểu Việt Nam tới thămViện Hồ Chí Minh thuộc Khoa Phương Đông – Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg.
ÔngKolotov (trái) trong một buổi tiếp các đại biểu Việt Nam tới thămViện Hồ Chí Minh thuộc Khoa Phương Đông – Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg.
- Thưa ông, là một nhà Việt Nam học và ông cũng có nhiều công trình nghiên cứu về các vùng biển đảo của Việt Nam nói riêng, khu vực nói chung, ông theo dõi và đánh giá thế nào về sự việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trên vùng biển thuộc thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam?
Ông Kolotov: Tôi nghĩ đây là chiến lược dài hạn của Trung Quốc, nó nằm trong chiến lược kiểm soát Hoàng Sa, Trường Sa và cả Biển Đông. Đây chỉ là một trong những bước thực hiện việc kiểm soát toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc. Tôi có thể nói như thế này: Thứ nhất, đây là việc phá hoại luật pháp Quốc tế mà chúng ta từng biết, nó từng bắt đầu bằng việc xây dựng thế giới đơn cực từ cuộc chiến tranh thuộc địa kiểu mới ở Nam Tư, Afghanistan, Iraq, Syria, ở Libya...
Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình và hướng bành trướng chiến lược chính mà Trung Quốc muốn mở rộng là xuống phía Nam. Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược rất quan trọng, nếu Trung Quốc không kiểm soát được Việt Nam thì rất khó kiểm soát được toàn bộ vùng Đông Nam Á và các nước ASEAN. Chính vì thế, có thể nói Việt Nam là nạn nhân đầu tiên trên con đường bành trướng chiến lược của Trung Quốc.
Trên bản đồ của Lầu Năm góc xuất bản ở Mỹ về kế hoạch chiến lược của Trung Quốc cho thấy là Trung Quốc sẽ kiểm soát Đông Nam Á trước và Đông Bắc Á sau. Có hai giai đoạn , giai đoạn đầu tiên là thực hiện tuyên bố “đường chín đoạn” mà Việt Nam gọi là “đường lưỡi bò”. Giai đoạn thứ hai sẽ là kiểm soát cả vùng Đông Nam Á, cả Philippines đến đảo Guam trên Thái Bình Dương.
Vấn đề là các nước có chấp nhận điều đó hay không? Theo ghi nhận, ở Việt Nam cũng như các nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đều không chấp nhận luật chơi như thế. Và tôi nghĩ đó là điều có ảnh hưởng đến bản thân Trung Quốc. Bởi vì trong hoàn cảnh phức tạp và nguy hiểm như thế thì các nước nhỏ trong khu vực coi đó là việc đe dọa an ninh của họ và họ sẽ dùng cách liên minh lại và xử dụng đối tác xa để chống lại đối tác gần.
Trong tình huống này họ sẽ tìm cách liên kết với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Và như thế, ở những vùng mà Mỹ muốn kiểm soát thì ảnh hưởng của Mỹ sẽ tăng lên. Đây sẽ là yếu tố làm tăng thêm tình hình căng thẳng ở Đông Nam Á, điều đó sẽ cực kỳ phức tạp với cả các nước ASEAN và Trung Quốc.
- Theo ông, Việt Nam cần phải làm gì để buộc Trung Quốc chấm dứt hành động này và rút giàn khoan cũng như các tàu quân sự khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam?
Ông Kolotov: Theo tôi thì trước hết Việt Nam phải tổ chức các cuộc đàm phán nội bộ. Hai quốc gia gần gũi nhau, cùng khối XHCN lại xung đột với nhau thì cả hai sẽ bị suy yếu, sẽ mất sức trong cuộc đấu tranh chống lại nhau và như vậy, các phần tử phản động, các thế lực thù địch sẽ càng ngày càng mạnh lên và sẽ là mối đe dọa đối với chế độ chính trị. Mà đe dọa chính trị thì cũng sẽ đe dọa kinh tế. Đây là vấn đề rất lớn, đe dọa trung hạn và dài hạn cho chế độ ở cả Trung Quốc và Việt Nam. Điều đó sẽ còn nguy hiểm hơn là việc đặt giàn khoan và đường lưỡi bò.
Chính vì vậy, hai bên phải ngồi lại với nhau để tìm cách vượt qua bất đồng, đối thoại với nhau để tìm ra tương lai. Trong lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam có nhiều giai đoạn phức tạp, có những tiêu cực, nhưng cũng có lúc Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam. Ví dụ, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên công nhận chủ quyền của Việt Nam vào năm vào ngày 27/1/1950 và đã giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Tôi nghĩ rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần dựa vào những kinh nghiệm tốt trong lịch sử để vượt qua những thử thách như bây giờ. Các nhà chiến lược có ảnh hưởng sẽ quyết định là bây giờ phải làm cái gì và tiến hành như thế nào để bảo đảm an ninh trong khu vực và sự an toàn chế độ của mỗi quốc gia.
- Mới đây, trả lời phỏng vấn của phóng viên hãng tin AP của Mỹ và Reuters của Anh, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có thẳng thắn tuyên bố là “Việt Nam sẽ không đánh đổi độc lập, chủ quyền lấy hòa bình, hữu nghị viển vông”. Ông có ý kiến gì về tuyên bố này?
Ông Kolotov: Tôi nghĩ, câu trả lời này là hoàn toàn nằm trong truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tôi không thể tưởng tượng được một nhà chính trị nào ở Việt Nam có thể đồng ý với đòi hỏi của Trung Quốc ở Biển Đông. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau chiến thắng Điện Biên Phủ cũng có câu nói rằng “Các ông thua vì các ông không hiểu lịch sử Việt Nam”. Rồi trước đây nữa, ở thế kỷ 13 Trần Hưng Đạo đã nói: “Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc”.
Độc lập, chủ quyền, tự do Việt Nam đã phải trả giá rất đắt nên đây không thể là cái để đầu cơ. Việt Nam vốn nổi tiếng là một quốc gia sẵn sàng chiến đấu đến cùng trước bất cứ quốc gia nào dám xâm lược Việt Nam. Đấy là bài học lịch sử, tất cả các quốc gia xâm lược Việt Nam từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20 đều bị thua. Đó là bài học lớn mà bất cứ kẻ xâm lược nào cũng phải học trước khi thực hiện bất cứ hành động nào ngoài phạm vi luật pháp quốc tế. Đó chính là uy tín mà Việt Nam đã dành được trong mấy nghìn năm lịch sử của mình. Và thế kỷ 20 cũng chứng tỏ điều đó rất rõ ràng.
- Liên quan đến bài báo của nhà báo Nga đăng trên trang mạng của hãng thông tấn Nga Ria Novosti gây bất bình trong dư luận Việt Nam trong những ngày qua. Ông có nhận xét gì về vấn đề này?
Ông Kolotov: Tôi có đọc bài báo này và hôm nay, trong giờ học về lịch sử Việt Nam ở trường Đại học, tôi cho sinh viên của tôi đọc bài này để sinh viên phân tích và nói điều nào đúng, điều nào sai thì sinh viên đã tìm được một số điều sai lầm trong bài này. Trong đó có một số điều mà tôi làm về lịch sử Việt Nam tôi biết. Chính vì thế bài báo này gây phản ứng ở Việt Nam.
Rất tiếc Ria Novosti - một Hãng thông tấn rất nổi tiếng và có uy tín ở nước Nga thỉnh thoảng lại có những bài, những thông tin sai như vậy. Nhưng mà theo tôi đây chỉ là ý kiến riêng của ông Kosyrev thôi chứ không phải là quan điểm chính thức của nước Nga. Ông này cũng là một nhà Đông Phương học nhưng ông là chuyên gia về lịch sử Trung Quốc và chắc ông đã sử dụng tài liệu Trung Quốc không tin cậy, chính vì thế có một số thông tin sai về lịch sử Việt Nam.
PV: Xin trân trọng cám ơn ông!

Khách Trung Quốc đưa “đường lưỡi bò” vào Việt Nam

Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Đà Nẵng vừa ngăn chặn kịp thời nhiều vụ khách Trung Quốc đưa bản đồ có "đường lưỡi bò" vào Việt Nam.

Tối ngày 1/8, bà Xing Shanshan (27 tuổi, số hộ chiếu E12718626) đáp chuyến bay MU 7007 từ Bắc Kinh (Trung Quốc) đến TP.Đà Nẵng.

“Đường chín đoạn” của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý

Quy định của DOC chưa đủ sức mạnh để tạo ra một khuôn khổ pháp lý tại Biển Đông.

Tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ năm về Biển Đông do Học viện ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, vào ngày 11-12/11, nhiều học giả là luật sư uy tín quốc tế cho rằng yêu sách “Đường chín đoạn” của Trung Quốc mập mờ và thiếu cơ sở pháp lý.
“Duong chin doan” cua Trung Quoc thieu co so phap ly
Ảnh minh họa: T.H/Vietnam+

Tin mới