Mổ xẻ ý đồ Trung Quốc chế “thần hộ mệnh” tàu ngầm

(Kiến Thức) - Trung Quốc đang tích cực đóng thêm các tàu cứu hộ tàu ngầm cỡ lớn nhằm ý đồ đưa tàu ngầm ra biển xa đối phó với người Mỹ.

Mổ xẻ ý đồ Trung Quốc chế “thần hộ mệnh” tàu ngầm
Trang mạng Strategypage cho hay, Quân đội Trung Quốc đang tích cực đóng các tàu cứu hộ tàu ngầm loại lớn, để hỗ trợ cho lực lượng tàu ngầm phi hạt nhân tiến quân ra khu vực viễn dương.
Tàu cứu hộ tàu ngầm có thể hỗ trợ những tàu ngầm phi hạt nhân ở hành trình xa, để bù đắt cho những thiếu sót về khả năng hành trình xa của tàu ngầm hạt nhân, thậm chí tiếp cận gần Mỹ. Có nguồn tin cho rằng, tàu ngầm phi hạt nhân kiểu mới của Trung Quốc đã có thể mang được tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, có khả năng tấn công như tàu ngầm hạt nhân.
Hiện nay, lực lượng cứu hộ Hải quân Trung Quốc có trong biên chế tàu cứu hộ tàu ngầm Type 926 tự đóng có lượng giãn nước 9.500 tấn, thiết bị tời phía sau tàu có thể thả khoang cứu sinh xuống độ sâu 300m và có thể cứu được 18 thuỷ thủ từ tàu ngầm mỗi lần.
Tàu cứu hộ tàu ngầm Type 926.
 Tàu cứu hộ tàu ngầm Type 926.
Trước đó, Trung Quốc đã mua 1 tàu ngầm cứu nạn Type LR7 của Anh, nó có thể lặn ở độ sâu 500m và có thể tác nghiệp liên tục trong thời gian 4 ngày. Tàu cứu hộ Type 926 mà Trung Quốc đóng cũng có thể vận hành cả tàu ngầm cứu sinh Type LR7, tiến hành cứu hộ đối với tàu ngầm.
Tàu ngầm trong quá trình hành trình có thể có những rủi ro, thì tàu cứu hộ có thể đảm bảo công tác cứu hộ trước khi trong tàu ngầm hết oxy. Tàu cứu hộ còn có thể đảm bảo nhiệm vụ sửa chữa cần thiết cho tàu ngầm khi thực hiện nhiệm vụ viễn dương.
Strategypage cho rằng, tuy thuộc trang thiết bị phi tác chiến, nhưng sự hỗ trợ của tàu cứu hộ tàu ngầm sẽ nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc. Tàu ngầm Trung quốc có thể thực hiện nhiều đợt huấn luyện viễn dương, bán kính hoạt động của tàu sẽ từ khu vực biển xung quanh Trung Quốc cũng được mở rộng ra khu vực biển như Tây Thái Bình Dương, vượt qua phạm vi dự đoán của Mỹ.
Theo Strategypage, tầm quan trọng của tàu cứu hộ đối với lực lượng tàu ngầm Trung Quốc không thua kém gì hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) trang bị trên tàu ngầm.
Bài viết cho rằng, từ những năm 1960, Trung Quốc đã bắt đầu đóng tàu ngầm phi hạt nhân. Hiện nay, hạm đội tàu ngầm Trung Quốc chủ yếu trang bị tàu ngầm phi hạt nhân lớp Tống Type 039, lớp Nguyên Type 041, tàu Kilo mua của Nga. Đáng lưu ý là tàu ngầm Type 041 trang bị hệ thống vũ khí, điện tử, động cơ hiện đại AIP.
Hệ thống AIP trang bị cho tàu ngầm Type 041 lớp Nguyên giúp tàu có thể lặn dưới nước trong thời gian dài, tính năng che giấu được nâng cao đáng kể. Kiểu cải tiến của tàu ngầm Type 041 có một bước đột phá mới, hệ thống vũ khí của tàu cũng được tối ưu hoá, do đó trở thành tàu ngầm phi hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đầu tiên trên thế giới. Nó có thể được sử dụng như một nền tảng nghiên cứu tên lửa chiến lược hiện đại, lại có thể trở thành lực lượng bổ sung của lực lượng de doạ hạt nhân trên biển.
Tàu ngầm phi hạt nhân Type 039.
 Tàu ngầm phi hạt nhân Type 039.
Theo Strategypage, tàu ngầm phi hạt nhân kiểu mới này có thể mang được 2-3 quả tên lửa đạn đạo hiện đại và số lượng nhất định tên lửa hành trình tầm xa, có khả năng thực hiện đe dọa chiến lược.
Theo báo chí Nga, công nghệ AIP và tàu cứu hộ sẽ tiếp thêm sức cho lực lượng tàu ngầm phi hạt nhân quy mô lớn của Hải quân Trung Quốc. Tàu ngầm phi hạt nhân trang bị AIP có thể lặn trong thời gian dài dưới nước, cộng với sự hậu thuẫn của tàu cứu hộ, tàu ngầm kiểu mới của Trung Quốc có thể thực hiện lặn hành trình tiến ra Tây Thái Bình Dương thậm chí “đến vùng biển phía tây của Hawaii và khu vực gần vùng biển phía Tây của Mỹ”.
Sách lược sẵn sàng chiến đấu của lực lượng tàu ngầm Hải quân Trung Quốc sẽ chuyển từ phòng thủ sang tấn công. Khi đó, hệ thống sẵn sàng chiến đấu mà Mỹ thiết lập xung quanh vùng biển Đông Á sẽ phải đối mặt với những thách thức đến từ tàu ngầm Trung Quốc.
Bài viết của chuyên gia phân tích vũ khí Mỹ có thời gian dài nghiên cứu trang bị của Trung Quốc Hans Kristensen trên Tạp chí An ninh Toàn cầu cho biết, tàu ngầm hạt nhân tấn công và số lượng tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhận chiến lược có hạn của Trung Quốc, mà ít khi thực hiện nhiệm vụ viễn dương, cho nên mối đe doạ của nó đối với Mỹ rất ít.
Còn Strategypage cho rằng, tàu ngầm phi hạt nhân của Trung Quốc đã có khả năng đe doạ, với sự hỗ trợ của tàu cứu hộ có thể bù đắp những thiếu sót này của lực lượng tàu ngầm hạt nhân, tạo thành mối đe doạ nhất định đối với Mỹ.

Trung Quốc “bon chen” vào thị trường tàu ngầm thế giới

Trung Quốc “bon chen” vào thị trường tàu ngầm thế giới
* IDEX là triển lãm quốc phòng quốc tế tổ chức tại thủ đô Abu Dhabi, Các Tiểu Vương quốc A Rập thống nhất (UAE).

Tàu ngầm tối tân Trung Quốc dùng động cơ Đức

Tàu ngầm tối tân Trung Quốc dùng động cơ Đức

Tàu ngầm Trung Quốc “đe dọa” Nga, Đức

Tàu ngầm Trung Quốc “đe dọa” Nga, Đức
Tại triển lãm Hàng không Không gian và Hàng hải quốc tế Langkawi (Malaysia), Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đã giới thiệu thiết kế tàu ngầm phi hạt nhân S-20. Theo các quan chức Trung Quốc tại triển lãm, S-20 được phát triển không chỉ dành cho nhu cầu trong nước mà còn nhắm tới xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

Tin mới