Mỗi ngày đưa 100.000 đồng đi chợ mà vợ vẫn chê ít

Nếu biết trước vợ tôi là người tiêu xài hoang phí thế này, có lẽ tôi đã không đồng ý cưới cô ấy.

Vợ chồng tôi mới cưới được gần một năm. Nhờ gia đình hai bên hỗ trợ một ít, cộng với vay ngân hàng, chúng tôi đã mua được căn chung cư giá rẻ trên thành phố để ổn định cuộc sống.

Hai vợ chồng lương tháng tổng được khoảng 25 triệu, đều là người tỉnh lẻ. Tính đi tính lại, thà chúng tôi vay mượn trả dần trong 10 năm, sau này có cái nhà là của mình, còn hơn hàng tháng mất tiền đi thuê nhà rồi chẳng có tài sản gì.

Vợ tôi rất vui vẻ đồng ý với quyết định này. Chúng tôi bàn nhau hàng tháng chi tiêu thật tiết kiệm để có tiền trả lãi ngân hàng, với chuẩn bị được một khoản để sắp tới sinh em bé.

Moi ngay dua 100.000 dong di cho ma vo van che it
 Tôi luôn mong vợ tôi biết tiết kiệm để chúng tôi sau này có cuộc sống tốt hơn. (Ảnh minh họa: Sohu).

Vì biết vợ tôi không có khả năng giữ tiền tốt nên tôi đành phải làm "thủ quỹ" - công việc vốn dĩ của phụ nữ trong nhà. Hàng tháng lương về, cô ấy phải chuyển khoản cho tôi, chỉ được giữ lại 1-2 triệu đồng tùy lúc để lo xăng xe, điện thoại, ăn sáng và ăn tối ở nhà, ăn trưa thì nấu cơm mang đi...

Ngoài khoản này ra, mỗi ngày, tôi sẽ đưa cho vợ 100.000 đồng để cô ấy đi chợ lo ba bữa cơm cho hai vợ chồng. Tôi thấy mức như thế là ổn, chúng tôi cũng chỉ ăn rau thịt bình thường, chẳng cần cao sang gì. Còn tiền điện, nước, mắm muối... nếu phát sinh chỉ cần nói là tôi sẽ đưa cho cô ấy trả.

Thỏa thuận với nhau trước lúc cưới là thế, ấy vậy mà giờ vợ tôi lại "lật kèo", suốt ngày kêu khổ, trách móc tôi là người chồng ki bo, bủn xỉn. Nào là vật giá leo thang, nào là không đủ tiền đi chợ, nào là cần có thêm một khoản mua váy áo, phấn son, cà phê bạn bè...

Nghe vợ tôi trình bày, tôi thấy rất khó chịu. Tôi thấy tôi đã khá thoải mái, chỗ tiền đó thừa để sống.

Để tôi phân tích cho mà xem. Ví dụ đi chợ, gạo có sẵn, mua mớ rau vài nghìn, còn lại mua thịt thì 100.000 đồng sao mà không đủ? Tôi có đòi hỏi gì đâu, mỗi bữa có hai món - một thịt, một rau nấu luôn thành canh là ổn. Còn thừa đâu dồn ăn sáng hoặc sáng ăn mỳ tôm.

Đó còn là chưa kể thỉnh thoảng bố mẹ tôi ở quê cũng gửi gạo, cá lên cho. Lúc đó, cô ấy tự dưng được dư một khoản còn gì. Sao không tiết kiệm chỗ đấy mà chi tiêu cho nhu cầu riêng, tôi có bao giờ đòi lại tiền thừa đi chợ đâu?

Váy áo, phấn son thì vừa vừa thôi, đẹp quá cho ai ngắm? Chồng thì lấy rồi, trưng diện quá làm gì? Mỗi mùa sắm 1-2 bộ là được, tôi sẵn lòng đưa vợ đi mua.

Nói thật, tôi làm đàn ông nhưng có bao giờ tụ tập, cà phê hay nhậu nhẹt với bạn bè đâu mà vợ tôi lại có nhu cầu đấy nhỉ? Hơi một tí, cô ấy lại kêu than:

- Anh ơi em còn trẻ, em cần được ra bên ngoài giao lưu.

- Ngày nào cũng đi làm chẳng lẽ em cứ mặc mãi vài bộ váy này?

- Em cần được gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè. Chả nhẽ cưới chồng vào là bỏ hết bạn bè hả anh?

- Em làm truyền thông rất hay phải gặp đối tác, em cần có tiền để mời người ta đi ăn uống, lấy quan hệ...

Toàn "lý do lý trấu", tôi thấy chẳng có gì là cần thiết cả. Gần đây, vợ tôi còn thường xuyên yêu cầu tôi đưa thêm tiền ngoài khoản 2 triệu kia hoặc tự động chuyển khoản thiếu cho tôi để chăm lo cho... vẻ ngoài, các mối quan hệ...

Cái cô ấy cần quan tâm đấy chính là cuộc sống vợ chồng đây này. Chúng tôi còn 9 năm trả lãi ngân hàng lúc mua chung cư nữa. Không biết lo lắng thì thôi, suốt ngày than khổ rồi đòi hỏi đủ đường.

Tôi có phải kiểu người bủn xỉn với vợ đâu, nhưng cái gì đúng thì thôi. Đáng lẽ ra việc tính toán chi tiêu trong gia đình phải do người phụ nữ gánh vác, thế mà tôi phải ôm đồm, làm thay việc của đàn bà.

Công việc ở cơ quan đã đủ mệt rồi. Hàng tháng, tôi còn đau hết cả đầu nâng lên đặt xuống, tính đủ các loại phí sinh hoạt, ăn uống... cho gia đình. Tôi lúc nào cũng lo trả nợ rồi có tiền sau này nuôi con.

Lấy phải người vợ suốt ngày đòi hỏi, tiêu xài hoang phí thế này, tôi thật hối hận. Hồi yêu, cũng thấy cô ấy thích làm điệu, lắm bạn bè nhưng tôi không mấy để ý. Cứ nghĩ khi về chung một nhà, cô ấy sẽ biết bỏ đi những sở thích váy áo, tụ tập tầm thường đó mà vun vén cho gia đình.

Giờ lỡ cưới rồi, tôi phải làm sao cho vợ hiểu là cô ấy đang rất sai nhỉ?

Nỗi hoang mang của chàng rể nghèo khi biết ý định của bố mẹ vợ

Nghe tin tôi mất việc, nhà ngoại liên tục gọi vợ tôi về nhà dạy bảo. Họ trách con gái không nghe lời, cưới người chồng vô dụng.

27 tuổi, tôi có vợ và con trai 2 tuổi. Vợ chồng tôi cùng cảnh xa quê, làm công nhân ở một khu công nghiệp thuộc vùng ven TP.HCM.

Chúng tôi làm đám cưới sau 1 năm yêu nhau mà chưa nhận được sự đồng thuận từ nhà vợ. Tuy nhiên, khi vợ tôi sinh con, bố mẹ vợ thương tình nên cho tôi lui tới thăm nom.

Từ đây, mối quan hệ giữa tôi và nhà vợ được cải thiện đôi chút. Thế nhưng, bố mẹ vợ vẫn thường trách con gái lấy chồng nghèo.

Có lần, vợ tôi tâm sự, vốn dĩ bố mẹ định gả cô ấy cho người đàn ông qua một đời vợ, giàu có ở quê. Người đàn ông đó cũng rất quyết tâm, theo đuổi vợ tôi nhiều năm.

Noi hoang mang cua chang re ngheo khi biet y dinh cua bo me vo

Tôi mất việc và đối diện nguy cơ mất vợ con. Ảnh minh họa: Pxfuel.

Bố mẹ muốn vợ tôi lấy chồng gần để tiện bề hỗ trợ, chăm lo. Ngoài ra, nhà thông gia giàu thì gia đình vợ cũng nương nhờ được đôi chút. Thế nhưng, vợ tôi cãi lời bố mẹ, lấy chồng nghèo lại còn phải tha phương cầu thực.

Tiền lương công nhân chỉ đủ cho vợ chồng tôi trang trải qua ngày, cố tiết kiệm cũng dư chẳng bao nhiêu. Đến lúc nuôi con nhỏ, cuộc sống gia đình càng thêm chật vật. Khổ nhiều nhưng vợ tôi luôn tỏ ra hạnh phúc, vui vẻ khi được sống với tôi. Điều đó khiến tôi cảm thấy vững lòng.

Thế nhưng, cuộc đời không hề yên ả như chúng tôi mong cầu. Tháng 11/2022, công ty của tôi quyết định cho gần 500 công nhân tạm nghỉ việc, trong đó có tôi. Lãnh đạo công ty động viên ra Tết sẽ tính toán lại nếu tình hình hoạt động khởi sắc hơn.

Thời gian tạm nghỉ ở công ty, tôi làm nhiều việc thời vụ, thậm chí còn phụ hồ, nhặt ve chai… Trong lúc này, công việc của vợ tôi khả quan hơn, cô ấy được làm tổ trưởng, lương cũng tăng lên.

Dù vậy, khoản thu nhập thiếu hụt từ khi tôi bị tạm nghỉ việc vẫn khó có thể lấp đầy. Cuộc sống thiếu trước hụt sau khiến vợ tôi trở nên căng thẳng. Tôi rất buồn nhưng cố trấn an, động viên cô ấy cố gắng cùng tôi vượt qua khó khăn.

Vừa rồi, chúng tôi về nhà vợ ăn Tết. Biết chuyện tôi thất nghiệp, bố mẹ vợ khó chịu ra mặt, chì chiết vợ tôi rất nhiều. Hết Tết, vợ chồng về TP.HCM với hy vọng được làm việc trở lại. Vậy nhưng, công ty gặp khó khăn, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với tôi.

Tôi hoang mang và buồn vô hạn khi nhận tin bị mất việc. Phải khó khăn lắm, tôi mới có thể chia sẻ việc này với vợ.

Nghe tin, vợ bật khóc. Cô ấy kể nhiều ngày qua bố mẹ liên tục gọi điện, giục con gái ẵm cháu ngoại về quê. Bố mẹ vợ bảo, người đàn ông theo đuổi vợ tôi vẫn chưa tái hôn. Đợt Tết vừa rồi, khi người đàn ông ấy sang nhà chúc Tết, bố mẹ vợ của tôi thăm dò, cố tình nói vợ tôi sống không hạnh phúc. Nghe vậy, người này cũng đánh tiếng chấp nhận rổ rá cạp lại với vợ tôi.

Vợ tôi còn nhấn mạnh: “Bố mẹ em nói anh vô dụng, bị đuổi việc. Em giải thích là do tình hình chung khó khăn. Thế nhưng, bố mẹ không tin, bắt em về quê lấy chồng khác”.

Tôi không hiểu vợ kể chuyện này với mình có ẩn ý gì không? Liệu cô ấy có nghe theo lời bố mẹ, chấp nhận bỏ tôi? Tôi phải làm sao để giữ lấy gia đình của mình trong khi tương lai quá mờ mịt?

Có lúc, tôi nghĩ mình nên buông tay để vợ có được tấm chồng giàu có. Thế nhưng, nghĩ đến con trai còn quá nhỏ, tôi không cam tâm.

Độc giả Thanh Nam

Biết vợ hay ghen, tôi giả say nói vài câu và cái kết

Kể từ sau lần ấy, vợ ít hẳn việc ghen tuông mỗi khi tôi có việc ra ngoài.

Tôi mới cưới vợ được hai năm, vừa có một con gái nhỏ chưa đầy tuổi. Ngày trước, khi còn yêu nhau tôi đã thấy vợ tôi có tính ghen tuông.

Tính tôi thì vui vẻ nhiệt thành, ai cần giúp đỡ gì tôi thường không nề hà, không phân biệt già trẻ gái trai. Thế nhưng vợ tôi mỗi lần thấy tôi ga lăng với phụ nữ đều không mấy hài lòng.

Tin mới