Mối nguy hiểm khi dụi mắt

Nếu côn trùng bay vào mắt, hành động dụi khiến chúng tăng tiết nhiều độc tố, có thể làm bỏng giác mạc, mù lòa.

Mối nguy hiểm khi dụi mắt
Không khí nóng ẩm của mùa hè tạo điều kiện cho vi khuẩn, côn trùng sinh sôi. Lượng bụi cũng phủ mật độ dày đặc hơn tại các thành phố lớn.
Vì thế, vào mùa hè, nguy cơ bị bụi, côn trùng bay vào mắt khi đang đi trên đường luôn tăng cao hơn so với các thời điểm khác trong năm.
Bác sĩ Nghiêm Thị Thu Trang, khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, nhận thấy cứ 10 trường hợp thì có khoảng 3 bệnh nhân bị dị vật lạc vào mắt lúc đang lái xe.
"Khi lái xe máy, mắt là nơi dễ "hút” vi khuẩn và côn trùng nhất. Kiến ba khoang, muỗi, bọ li ti sẽ bay trực diện vào mắt với lực mạnh nếu không được che chắn, bảo vệ”, bác sĩ Thu Trang lý giải.
Moi nguy hiem khi dui mat
 Bác sĩ Trang đang khám mắt cho bệnh nhân. Ảnh: T.H.
Tuyệt đối không dụi mắt
Dụi mắt là phản ứng thường gặp để cố gắng đẩy dị vật ra. Tuy nhiên, hành động này sẽ gây ra nhiều tổn thương cho mắt.
Nếu dị vật cứng như cát, mảnh sỏi, mảnh thủy tinh, dụi mắt khiến các dị vật này càng chà xát mạnh lên bề mặt, gây xước giác mạc và tạo đường cho vi khuẩn, nấm xâm nhập.
Nếu dị vật là côn trùng, hành động này khiến chúng tăng tiết nhiều độc tố. Dịch tiết của kiến ba khoang có thể làm bỏng giác mạc, mù lòa.
Ngoài ra, mọi người cũng có thói quen nhờ người khác thổi vào mắt để dị vật nhanh chóng "bay” ra ngoài. Bác sĩ cho biết cách làm này cũng gián tiếp làm mắt nhiễm trùng bởi ngay trong nước bọt của người thổi chứa rất nhiều vi khuẩn.
Nếu được xử lý đúng cách và kịp thời khi bị dị vật bay vào mắt, người bệnh sẽ giảm được các nguy cơ tổn thương nguy hiểm trên.
Xử lý đúng cách khi bị dị vật bay vào mắt
- Bình tĩnh dừng xe vào lề đường để tránh va chạm với các xe đang lưu thông. Tránh dụi, thổi vào mắt.
- Với dị vật có kích thước bé cần nhỏ thật nhiều nước muối sinh lý vào mắt. Nếu không có nước muối sinh lý, người dân có thể dùng nước sạch để rửa mắt cho đến khi trôi toàn bộ dị vật ra ngoài, mắt không cảm thấy cộm.
- Dùng tăm bông sạch khéo léo lấy dị vật ra khỏi mắt.
- Nhỏ nước mắt nhân tạo để chóng làm lành vết thương và cung cấp dưỡng chất cho mắt.
- Nếu không có các vật dụng trên, hãy chớp mắt liên tục để mắt tự tiết ra nhiều nước mắt, giúp rửa sạch hốc mắt tự nhiên.
- Với dị vật lớn, sắc nhọn cần đến bác sĩ chuyên khoa mắt để gắp dị vật ngay lập tức để tránh gây tổn thương vĩnh viễn.
"Cách dự phòng tốt nhất là đeo kính mỗi khi ra đường. Điều đó sẽ giảm đáng kể nguy cơ bị côn trùng, bụi bay trực diện vào mắt. Nếu có, dị vật chỉ va đập vào trán, gọng kính và ít gây tổn thương cho mắt”, bác sĩ Trang khuyến nghị.

Hậu họa nguy hiểm khi nhỏ sữa mẹ chữa đau mắt cho bé

(Kiến Thức) - Nhỏ sữa mẹ chữa đau mắt cho bé có thể khiến tình trạng bệnh của bé trở nên tồi tệ và nặng hơn thật chí gây nhiễm trùng mắt.

Hậu họa nguy hiểm khi nhỏ sữa mẹ chữa đau mắt cho bé
Nhỏ sữa mẹ vào mắt chữa đau mắt không cần thuốc.

25 mẹo chữa các bệnh “vặt” tuyệt hay

Từ xa xưa, ông bà ta đã có những mẹo chữa bệnh thông thường… không giống ai, nhưng lại rất hay và hiệu quả.

25 mẹo chữa các bệnh “vặt” tuyệt hay
Dưới đây là 25 mẹo chữa bệnh bạn nên tham khảo:

10 thói quen tưởng hữu ích nhưng lại gây hại

Buộc tóc đuôi ngựa, uống quá nhiều sữa, sử dụng nhiều kem dưỡng da là những thói quen tưởng vô hại nhưng có thể gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bạn.

10 thói quen tưởng hữu ích nhưng lại gây hại
10 thoi quen tuong huu ich nhung lai gay hai
 Buộc tóc đuôi ngựa: Khi bạn buộc chặt kéo căng tóc, nó có thể gây rụng tóc và hói đầu trong tương lai. Để tránh những tổn hại cho tóc, bạn nên thay thế thói quen này bằng những kiểu tóc lỏng hơn. Ảnh: Asiantown.

Tin mới