Mỗi tuần một doanh nghiệp: Dòng tiền kinh doanh tốt cho phép DPM trả cổ tức hậu hĩnh?

(Vietnamdaily) - Trong một báo cáo phân tích cổ phiếu DPM của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), CTCK MB (MBS) dự báo cho cả năm 2020 lợi nhuận sau thuế đạt 737 tỷ đồng, tăng 89%.

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền FCFE, so sánh PE, PB các doanh nghiệp cùng ngành trong nước và khu vực. MBS định giá cổ phiếu DPM ở mức 18.550 đồng/cp, khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu DPM ở mức giá hiện tại.

Dòng tiền kinh doanh tốt cho phép DPM trả cổ tức hấp dẫn

MBS cho biết sản lượng sản xuất và bán hàng trong 6 tháng đầu năm của DPM tăng 47%, trong đó phân Urea Phú Mỹ tăng 60%, NPK Phú Mỹ tăng 6% so với cùng kỳ.

Doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 3.877 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 493 tỷ đồng. Sản lượng tăng mạnh, doanh thu tăng chậm là do giá bán hàng giảm trong kỳ, mặc dù vậy lợi nhuận vẫn đạt cao vì chi phí giá vốn giảm nhanh hơn.

Nhà máy sản suất phân bón NPK công nghệ hóa học với công suất 250 nghìn tấn/năm với tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng đang dần đi vào hoạt động ổn định.

Sản lượng sản xuất 5 tháng đầu năm đạt 56,1 nghìn tấn, tăng 44% so với cùng kỳ 2019, dự kiến cả năm sản xuất và bán hàng đạt 120 nghìn tấn. Nhà máy đi vào hoạt động ổn định, gia tăng sản lượng, tối ưu công suất sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh tốt cho công ty từ 2021.

Tổng tài sản đến tháng 6/2020 đạt 11.828 tỷ đồng, trong đó tiền tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn (tiền gửi) đạt 4.456 tỷ đồng. chiếm 37,7% tổng tài sản.

Nợ phải trả đạt 3.537 tỷ đồng, chiếm 29,9% tổng nguồn vốn, vay nợ ngắn và dài hạn đạt 1.169 tỷ đồng, chỉ chiếm 9,9% tổng nguồn vốn. Kiếm soát dòng tiền kinh doanh tốt cho phép công ty thực hiện chính sách cổ tức bằng tiền hấp dẫn.

Moi tuan mot doanh nghiep: Dong tien kinh doanh tot cho phep DPM tra co tuc hau hinh?
 Tình hình tài chính của DPM. Nguồn: MBS.

Tuy vậy một số rủi ro khi đầu tư DPM nhà đầu tư gặp phải là biến động gián đoạn và giá nguyên liệu khí ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của công ty.

Nguồn nguyên liệu chiếm đến 75% chi phí giá vốn sản phẩm sản xuất của công ty, trong đó nguyên liệu chính là khí thiên nhiên lại có quan hệ phụ thuộc giá dầu quốc tế luôn có nhiều biến động. Mặc dù sản lượng tiêu thụ không lớn, nhưng gián đoạn nguồn khí khu vực Đông Nam bộ cũng làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới nông vụ và diện tích trồng trọt: hạn hán, mưa lũ do biến đổi khí hậu khiến diện tích canh tác nông nghiệp bị thu hẹp, tác động tiêu cực đến thị trường phân bón nói chung và hoạt động của doanh nghiệp nói riêng.

Chi phí sửa chữa bảo dưỡng nhà máy sẽ tăng dần lên sau hơn 15 năm hoạt động: nhà máy sau hơn 15 năm hoạt động, mặc dù được quản lý vận hành, bảo dưỡng nghiêm ngặt, cũng khó tránh hỏi những gián đoạn, có thể làm tăng chi phí bảo dưỡng sửa chữa trong những năm tới, làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Ước tính lợi nhuận sau thuế của DPM tăng đến 89% trong năm 2020

MBS dự báo cho cả năm 2020, sản lượng sản xuất và bán hàng đạm Phú Mỹ có thể đạt mức 810 và 800 nghìn tấn. Sản phẩm NPK Phú Mỹ đạt 130 nghìn tấn và bán hàng 115 nghìn tấn.

Tổng doanh thu cả năm đạt 7.898 tỷ đồng, tăng 3% so với 2019 và bằng 91% kế hoạch năm (do kế hoạch xây dựng trên giá dầu trung bình 60 USD/thùng). Lợi nhuận trước thuế đạt 883 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 737 tỷ đồng, tăng 89% so với năm 2019.

Lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ đạt 723 tỷ đồng, thu nhập mỗi cổ phần đạt 1.850 đồng.

Moi tuan mot doanh nghiep: Dong tien kinh doanh tot cho phep DPM tra co tuc hau hinh?-Hinh-2
Ước tính kết quả của DPM giai đoạn 2020 - 2025. Nguồn: MBS.

Trong giai đoạn 2021-2025, nhà máy sản xuất Ure Phú Mỹ vẫn hoạt động ổn định, sản lượng sản xuất và bán hàng đạt mức 800 nghìn tấn/năm.

Trong khi đó, thận trọng hơn, nhà máy sản xuất NPK sẽ đi vào hoạt động ổn định, sản lượng sản xuất và bán hàng sẽ tăng lên trong năm 2021 đạt 160 nghìn tấn, 2022 là 210 nghìn tấn và full công suât 250 nghìn tấn vào năm 2023.

Với giả định giá dầu sẽ hồi phục tăng trở lại trong các năm tới, MBS dự phóng doanh thu và lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên các năm tiếp theo nhờ sản lượng sản xuất NPK tăng, giá bán sản phẩm.

Theo thông tin vừa công bố, DPM ước tổng doanh thu 9 tháng đầu năm 2020 ở mức 5.978 tỷ đồng, hoàn thành 65% kế hoạch năm, tăng 9% so với cùng kỳ. Doanh thu đạt thấp  với kế hoạch chủ yếu do giá bán các mặt hàng phân bón, hóa chất (trừ UFC85) đều giảm mạnh so với cùng kỳ và giá kế hoạch.

Cụ thể, giá bán trung bình Đạm Phú Mỹ trong 9 tháng đầu năm giảm khoảng 16% so với cùng kỳ và giảm 16% so với giá kế hoạch; giá bán trung bình NH3 giảm 11% so với cùng kỳ và giảm 10% so với giá kế hoạch.

Lợi nhuận trước thuế lũy kế ước đạt khoảng 664 tỷ đồng, hoàn thành 129% kế hoạch năm và tăng 275% (gần gấp 4 lần) so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu đạt thấp hơn kế hoạch trong khi lợi nhuận hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra và tăng mạnh so với cùng kỳ là bởi Công ty tối ưu được chi phí, tiết kiệm định mức năng lượng so với kế hoạch, dẫn tới giá thành sản xuất các sản phẩm chính giảm từ 7-17% và chi phí lãi vay giảm do các dự án chậm giải ngân.

Kế hoạch cho quý 4/2020, DPM đặt mục tiêu sản xuất khoảng 171 ngàn tấn Urê và 39 ngàn tấn NPK, sản lượng kinh doanh các mặt hàng phân bón hóa chất đạt khoảng gần 300 ngàn tấn.

Đạm Phú Mỹ báo lãi quý 2 nhảy vọt gấp 10 lần cùng kỳ, 6 tháng sắp hoàn thành kế hoạch

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận sau thuế của DPM quý 2 đạt tới gần 303 tỷ đồng, gấp gần 10 lần cùng kỳ. 

Tổng CTCP Phân bón và Hoá chất Dầu khí (HoSE: DPM) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với doanh thu thuần 2.178 tỷ đồng, tăng gần 13% so cùng kỳ.

Kiểm soát tốt giá vốn nên kỳ này giá vốn của DPM xấp xỉ cùng kỳ với 1.608 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận gộp đạt tới 570 tỷ đồng, hơn gấp đôi cùng kỳ. Tương ứng tỷ suất lãi gộp biên cải thiện từ 13,5% của cùng kỳ lên tới 26,1%.

DPM có sử dụng hiệu quả lượng tiền mặt đang 'chất đống'?

(Vietnamdaily) - Tại Tổng CTCP Phân bón và Hoá chất Dầu khí (HoSE: DPM), hoạt động kinh doanh hiệu quả, giá cổ phiếu tăng vọt nhưng một vấn đề còn đang nan giải đó là việc sử dụng lượng tiền mặt chưa thực sự hiệu quả.

Cổ phiếu nổi sóng trong thời gian gần đây

 Được mệnh danh là cổ phiếu phòng thủ, nhóm cổ phiếu phân bón đã thể hiện đúng chất “phòng thủ” như vậy trong thời gian qua.