Mỗi tuần một doanh nghiệp: BSR hưởng lợi nhiều từ việc giá dầu tăng mạnh

(Vietnamdaily) - BSC tin tưởng vào triển vọng tích cực của BSR nhờ giá dầu tăng giúp crack spread các sản phẩm của BSR duy trì ở mức cao...

Giá dầu thô tăng mạnh hỗ trợ hoạt động kinh doanh của BSR

Giá dầu phục hồi mạnh từ đầu năm 2021 và đã tiệm cận mốc 80 USD/thùng trong quý 3. Quá trình triển khai vaccine nhanh chóng giúp việc sống chung với dịch bệnh trở nên dễ dàng hơn và điều đó hỗ trợ nhu cầu về năng lượng.

So với thời điểm đầu năm, giá dầu brent đã tăng 42%, và đã đạt mức 80 USD thùng vào cuối quý 3. Một số tổ chức lớn đã đưa ra dự báo giá dầu có thể lên tới 100 USD/thùng vào cuối năm 2021 do nhu cầu dầu thô toàn cầu đang vượt quá cung.

Kể từ đầu năm 2021, cùng với đà tăng của giá dầu, chênh lệch giữa giá thành sản phẩm và dầu thô (crack spread) của BSR chứng kiến sự phục hồi rõ rệt. BSC kỳ vọng, giá dầu thô sẽ tiếp tục ở mức cao trong giai đoạn tới, từ đó giúp cải thiện đáng kể biên lợi nhuận của BSR.

Nguyên liệu đầu vào của BSR có xu hướng ngày càng phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. BSC dự báo, từ năm 2021, tỷ trọng dầu nhập khẩu của BSR sẽ tăng dần do (1) Thuế nhập khẩu dầu thô giảm từ 5% về 0%; và (2) sản lượng dầu thô trong nước liên tục giảm dần qua các năm.

Hiệu suất hoạt động của BSR dự kiến đạt trên 100% giai đoạn 2021 – 2022

Nhà máy có chu kì bảo dưỡng định kỳ ba năm một lần, với thời gian mỗi lần bảo dưỡng khoảng 50 ngày. Lần gần đây nhất là năm 2020, BSR đã thực hiện bảo dưỡng định kỳ, khiến sản lượng sản xuất giảm khoảng 10% so với CSTK.

Vì vậy, BSC kỳ vọng giai đoạn 2021 – 2022 nhà máy sẽ vận hành ổn định, với hiệu suất hoạt động đạt trên 100% do không phải thực hiện bảo dưỡng trung tu/đại tu.

Moi tuan mot doanh nghiep: BSR huong loi nhieu tu viec gia dau tang manh
 

BSR dự kiến mở rộng dự án lọc hóa dầu Dung Quất nhằm tăng công suất. Hiện nay tổng sản lượng xăng dầu cung cấp trong nước chỉ đáp ứng khoảng 80% nhu cầu, hơn 20% còn lại là nhập khẩu.

Trong đó Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) chiếm hơn 40-45%, BSR chỉ chiếm 35% trong khi nhà máy luôn hoạt động vượt 100% công suất.

Do đó, việc mở rộng nhà máy hiện tại sẽ giúp BSR tăng thêm công suất, tận dụng được phần nhu cầu xăng dầu đang phải nhập khẩu. Tuy nhiên đến nay, BSR vẫn chưa huy động được nguồn vốn tài trợ dự án, trị giá 1,82 tỷ USD (tỷ lệ vay 70%).

Triển vọng tiêu thụ tăng dầu tích cực nhờ dịch bệnh được kiểm soát

Nhu cầu xăng dầu trong nước phục hồi khi dịch Covid đươc kiểm soát. Hiện nay, xăng dầu thành phẩm sản xuất tại nội địa mới chỉ đáp ứng khoảng 80%, còn 20% còn lại là nhập khẩu. Do vậy, việc kiểm soát tốt dịch bệnh sẽ giúp cải thiện nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa, từ đó hỗ trợ quá trình tiêu thụ các sản phẩm của BSR.

BSR cũng chủ trương điều chỉnh linh hoạt chế độ vận hành nhà máy để tối đa sản lượng xăng RON95, RON92 và dầu Diesel, hạn chế sản lượng thành phẩm xăng JetA1 trong bối cảnh số lượng chuyến bay nội địa lẫn quốc tế vẫn còn hạn chế do tác động của dịch bệnh Covid19.

Sản lượng tiêu thụ xăng dầu nội địa dự báo tăng trưởng 8% năm 2021 và 4% giai đoạn 2022-2025. Trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các chính sách giãn cách và hạn chế vận chuyển khiến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa giảm mạnh (-9% yoy).

Trong thời gian tới, việc kiểm soát tốt dịch bệnh và tiến hành tiêm chủng vắc xin Covid-19 sẽ hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu nội địa phục hồi. BSC dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu ở Việt Nam sẽ tăng 8% yoy cho năm 2021 và duy trì mức tăng trung bình khoảng 4%/năm trong giai đoạn 2022 – 2025.

Moi tuan mot doanh nghiep: BSR huong loi nhieu tu viec gia dau tang manh-Hinh-2
 

Định giá BSR ở mức 28.400 đồng/cp

BSC dự báo KQKD năm 2021 của BSR đạt DTT và LNST lần lượt là 90,953 tỷ VND (+57% yoy) và 5,147 tỷ VND, EPS FW = 1,627 VND/CP với giả định:

• Giá dầu trung bình năm 2021 đạt 72 USD/thùng (+69% yoy)

• Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm dầu khí ước đạt 6,3 triệu tấn (+6% yoy)

• Đơn giá tiêu thụ tăng 40% yoy do sự phục hồi mạnh của giá dầu.

• Doanh thu tài chính đạt 825 tỷ VND (+24% yoy)

Cho năm 2022, BSC dự báo DTT và LNST của BSR lần lượt đạt 108,313 tỷ VND (+19% yoy) và 6,282 tỷ VND (+22% yoy), EPS FW = 1,986 VND/CP với giả định:

(1) Giá dầu trung bình năm 2022 đạt 82 USD/thùng (+14% yoy); (2) Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm dầu khí ước đạt 6,6 triệu tấn (+5% yoy); và (3) Các chính sách ưu đãi về thuế tiếp tục được duy trì.

Dựa trên 2 phương pháp P/E và FCFF với tỷ lệ 50%-50%, BSC khuyến nghị MUA cổ phiếu BSR với giá mục tiêu 28,400 VND/CP, tương ứng với mức upside 15.9% so với mức giá đóng cửa ngày 03/11/2021 là 24,500 VND.

BSC tin tưởng vào triển vọng tích cực của BSR nhờ (1) giá dầu tăng giúp crack spread các sản phẩm của BSR duy trì ở mức cao; (2) nhu cầu phục hồi sản lượng các sản phẩm dầu khí sau đại dịch Covid-19; và (3) ưu đãi thuế giúp tiết giảm chi phí trong tương lai.

Rủi ro giảm giá bao gồm giá dầu thô đầu vào biến động mạnh, và sự cạnh tranh gia tăng khi thuế nhập khẩu xăng giảm dần về 0% vào năm 2024.

BSR: Doanh thu 8 tháng đạt gần 61.000 tỷ, gặp khó trong 4 tháng còn lại

(Vietnamdaily) - Trong các kịch bản tính toán đều cho thấy lợi nhuận sẽ không tốt, do BSR vận hành ở công suất thấp và crack margin chưa thực sự có lợi cho lọc dầu.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn về tình hình triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 8 tháng và kế hoạch 4 tháng cuối năm.

Nhờ đâu Lọc hóa dầu Bình Sơn lãi quý 3 tới 476 tỷ, gấp 2,7 lần cùng kỳ?

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận sau thuế 9 tháng của BSR khả quan với 4.020 tỷ đồng, trái ngược với mức lỗ nặng 4.063 tỷ đồng của cùng kỳ.

CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2021 với doanh thu thuần lên tới 17.679 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt 643 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ. Tương ứng tỷ suất lãi gộp biên đạt 3,6% cao hơn so mức 3% của cùng kỳ.