Xem toàn bộ ảnh
Món sủi cảo là món ăn truyền thống không thể thiếu trong những ngày tết cổ truyền của người Trung Quốc. |
Họ ăn sủi cảo dịp đầu năm để mong cho một năm nhiều tiền tài, hy vọng một tương lai tươi sáng. |
Món ăn truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán của người Singapore, và người Malaysia có tên là Yu Sheng. |
Yu Sheng là một loại gỏi với nguyên liệu chính là cá hồi sống và nhiều loại rau củ bào sợi mang những ý nghĩa khác nhau. Người ta ăn Yu Sheng với hi vọng vào một năm mới tươi sáng, nhiều may mắn. |
Đối với người Lào, ngày Tết không thể thiếu món Lạp được nấu từ thịt heo, gà, bò, chim, hay cá... băm nhỏ xào lên với gia vị và trộn với thính nếp rang vàng và rau thơm, cà rốt, xoài... |
Món Lạp đại diện cho sự may mắn, phúc lọc dồi dào trong năm mới. |
Ngày Tết âm lịch người Hàn Quốc thường xuyên ăn món canh Teok Guk. |
Teok Guk gồm bánh gạo Teok, nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa và gia vị. Người Hàn ăn Teaok Guk đầu năm để mong một năm mới trọn vẹn gặp nhiều may mắn, mọi việc đều suông sẻ. |
Món ăn ngày Tết không thể thiếu của người dân Philippines là Tikoy. Món ăn này được làm chủ yếu từ gạo nếp, trộn với mỡ heo, đường và nước rồi đem nhúng vào trứng gà trước khi chiên, |
Tikoy được người Philippine tin rằng sẽ giúp những người thân trong gia đình luôn bên nhau. |
Với người Triều Tiên thì ngày Tết không bao giờ thiếu món cơm thuốc. Để chế biến món này, người ta đem gạo nếp hấp qua, rồi trộn với mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương... rồi hấp chín. |
Người Triều Tiên quan niệm, ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung túc và ngọt ngào. |
Món ăn không bao giờ thiếu trong ngày Tết Âm lịch của người Mông Cổ là các loại bánh buuz và sữa ngựa. Ảnh: Đặc sản 4 phương, Món ngon mỗi ngày. |