Món ăn thuốc giúp tăng cường thị lực dành cho người mắt kém

Xin giới thiệu một số món ăn thuốc có tác dụng bổ dưỡng can thận, ích khí dưỡng huyết giúp tăng cường thị lực để bạn đọc tham khảo và áp dụng:

Suy giảm thị lực, mắt nhìn mờ, cận thị hay quáng gà là những bệnh mắt phổ biến ở người cao tuổi, trẻ em, người làm việc và học tập bằng trí óc và đôi mắt liên tục, căng thẳng... Xin giới thiệu một số món ăn thuốc có tác dụng bổ dưỡng can thận, ích khí dưỡng huyết giúp tăng cường thị lực để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Bài 1: Gan lợn 60g, táo đỏ 10 trái, hoài sơn 20g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Gan lợn rửa sạch, cắt miếng, ướp gia vị. Táo đỏ, hoài sơn rửa sạch, để ráo. Tất cả cho vào bát sành, đem chưng cách thủy 3 giờ, nêm gia vị ăn trong bữa cơm. Công dụng: Bổ can, bổ tỳ, dưỡng huyết, làm sáng mắt.
Mon an thuoc giup tang cuong thi luc danh cho nguoi mat kem
 
Bài 2: Hoa cúc trắng 15g, thảo quyết minh 15g, gạo tẻ 100g, đường kính trắng 15g. Cách làm: Rang thảo quyết minh cho có mùi thơm, để nguội, rồi cùng nấu với hoa cúc trắng, lấy nước bỏ bã, lọc trong. Cho gạo tẻ vo sạch vào nước thuốc thêm nước nấu thành cháo, ăn ngày 2 lần. Mỗi liệu trình 7 ngày. Công dụng: Mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiểu tiện, thích hợp với người đau mắt đỏ, nhìn mờ, tăng huyết áp. Người bị tiêu chảy không nên dùng.
Mon an thuoc giup tang cuong thi luc danh cho nguoi mat kem-Hinh-2
 

Bài 3: Rau chân vịt 150g, gan lợn 100g, gừng, gia vị vừa đủ. Cách làm: Rau chân vịt rửa sạch, cắt khúc; gan lợn rửa sạch, thái mỏng, cho nước vào nồi, cho gừng thái nhỏ, gia vị, đun to lửa cho sôi rồi cho gan, rau vào, gan chín là được. Ăn nóng với cơm, ngày 1 lần, tuần 3 lần. Công dụng: Bổ gan, dưỡng huyết, bổ âm nhuận táo, hỗ trợ điều trị cận thị, hoa mắt, váng đầu, ù tai.

Bài 4: Gan dê 100g, gạo tẻ, hành, muối vừa đủ. Cách làm: Gan dê rửa sạch thái miếng, nước vừa đủ nấu chín, sau cho gạo đã vo sạch vào đun tiếp thành cháo, cho gia vị là được. Ngày ăn 1 bát, ăn liền 7 ngày. Công dụng: Dưỡng can, sáng mắt, hỗ trợ điều trị cận thị, quáng gà, hoa mắt.

Bài 5: Cà rốt 60g, hoa cúc 20g, gạo tẻ 30g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng. Cho hoa cúc vào nồi thêm 500ml, đun sôi 20 phút, rồi cho cà rốt, gạo tẻ vào nấu cùng thành cháo, thêm gia vị, ăn vào lúc đói bụng. Công dụng: Thanh nhiệt, sáng mắt, thích hợp dùng cho người thị lực suy giảm, sốt nóng, nhức đầu.

Mon an thuoc giup tang cuong thi luc danh cho nguoi mat kem-Hinh-3
 
Bài 6: Câu kỷ tử 30g, dâu tằm (tang thầm) 30g, gạo nếp 60g, đường phèn. Cách làm: Rửa sạch câu kỷ, dâu tằm, rồi nấu cùng gạo nếp thành cháo, khi ăn thêm chút đường phèn. Công dụng: Bổ can thận, dưỡng huyết, ích trí, làm sáng mắt, dùng tốt cho người suy giảm thị lực, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ.

Uống trà kiểu này, sớm phá hủy thận

(Kiến Thức) - Uống trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên uống không đúng cách trà sẽ trở thành con dao hai lưỡi.

Trà có chứa florua, nếu uống quá nhiều có thể gây hỏng thận. Ảnh: toutiao.
Trà có chứa florua, nếu uống quá nhiều có thể gây hỏng thận. Ảnh: toutiao. 

Điều tồi tệ gì xảy ra khi bạn uống trà lúc đói bụng

(Kiến Thức) - Uống trà có lợi ích sức khoẻ nhưng nó cũng có những rủi ro, nếu bạn uống lúc dạ dày rỗng vào buổi sáng. Sau đây là những gì xảy ra khi bạn uống trà lúc đói bụng.

Uống trà lúc đói bụng vào buổi sáng sẽ làm gián đoạn hệ thống chuyển hóa do sự mất cân bằng các chất có tính axit và kiềm trong dạ dày. Điều này có thể cản trở hoạt động trao đổi chất thường xuyên và có thể gây ra nhiều phiền toái cho cơ thể.

Uống trà lúc đói bụng vào buổi sáng sẽ làm gián đoạn hệ thống chuyển hóa do sự mất cân bằng các chất có tính axit và kiềm trong dạ dày. Điều này có thể cản trở hoạt động trao đổi chất thường xuyên và có thể gây ra nhiều phiền toái cho cơ thể.

Tin mới