Xem toàn bộ ảnh
Canh thịt lợn nạc, ngải cứu: thịt lợn nạc 100g, ngải cứu 100g, gừng 30g, bột gia vị vừa đủ. Thịt lợn nạc rửa sạch thái chỉ ướp với bột gia vị. Ngải cứu rửa sạch, thái vừa. Gừng rửa sạch giã nhỏ cho nước vào lọc kỹ lấy 200ml nước gừng. Đun sôi nước gừng thì cho thịt lợn, ngải cứu vào quấy đều, sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 3 - 5 ngày trước kỳ kinh 5 ngày. Đây là món ăn từ ngải cứu có tác dụng điều kinh, giảm đau bụng và giảm khó chịu ngày đèn đỏ cho chị em. |
Trứng gà ngải cứu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín. Thích hợp trong các trường hợp đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, thống kinh, hành kinh lượng kinh ít, vón cục, sắc kinh tím đen. |
Gà tần ngải cứu. 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ. |
Cháo ngải cứu. Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày. |
Trà ngải cứu. Một tuần trước ngày kinh dự kiến, lấy mỗi ngày 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). |
Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường chia uống 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn. |