Một học sinh ngất sau tiêm vaccine COVID-19 ở TPHCM: Cần lưu ý gì?

Trong buổi sáng tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em đầu tiên tại TPHCM, một học sinh bất ngờ ngất xỉu. Sau khi sơ cứu nhanh, em đã tỉnh lại và dần ổn định sức khỏe

Một học sinh ngất sau tiêm vaccine COVID-19 ở TPHCM: Cần lưu ý gì?
Sáng 27/10, TPHCM bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Tại huyện Củ Chi, điểm tiêm đầu tiên là trường tiểu học thị trấn Củ Chi (đường Nguyễn Phúc Trú, khu phố 1, thị trấn Củ Chi). Từ sáng sớm, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức đã đến kiểm tra công tác tổ chức tiêm chủng ở đây.
Khoảng 9h, một học sinh THPT sau khi tiêm vaccine bất ngờ bị ngất, khiến các bạn xung quanh lo lắng. Dù vậy, khi được nhân viên y tế đưa vào phòng hỗ trợ sau tiêm, cho uống sữa, em đã tỉnh lại và sức khỏe dần ổn định. Ngay sau đó, phụ huynh của nữ sinh cũng có mặt tại trường.
Mot hoc sinh ngat sau tiem vaccine COVID-19 o TPHCM: Can luu y gi?
Học sinh ngất xỉu sau khi tiêm vaccine COVID-19 tại TPHCM (Ảnh: Hải Long). 
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), công tác chuẩn bị tiêm chủng ở điểm tiêm trên diễn ra từ rất sớm. Lực lượng chức năng bố trí đầy đủ các khâu từ tiếp nhận, khám sàng lọc, tiêm chủng và theo dõi sau tiêm 30 phút, nhằm tiêm chủng cho khoảng 1.500 học sinh thuộc lớp 11 và 12 đang học tại 3 trường THPT trên địa bàn Thị trấn Củ Chi.
Bên cạnh đó, đội ngũ tiêm chủng đều được tập huấn kỹ từ trước để các khâu được thực hiện theo đúng quy trình. Trước đó, cha mẹ hoặc người giám hộ cũng đã thực hiện ký phiếu đồng ý tiêm chủng cho trẻ.
Tại điểm tiêm hôm nay, Củ Chi tổ chức 10 bàn tiêm, đội tiêm là các y bác sĩ và điều dưỡng của bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi. Vaccine được tiêm trong đợt này là vaccine Pfizer. Sau tiêm chủng, học sinh sẽ được cấp giấy xác nhận tiêm, được hướng dẫn khai báo sau tiêm trong 7 ngày tại nhà.
HCDC cho biết, trước khi đi tiêm, phụ huynh cần giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của tiêm vaccine COVID-19. Cho trẻ ăn đầy đủ, mặc áo ngắn tay, chuẩn bị giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của điểm tiêm, đến điểm tiêm phải khai báo y tế đầy đủ.
Mot hoc sinh ngat sau tiem vaccine COVID-19 o TPHCM: Can luu y gi?-Hinh-2
 Nữ sinh tỉnh lại sau khi được chăm sóc, phụ huynh cũng đã có mặt (Ảnh: Hải Long).
Sau khi tiêm vaccine, trẻ có thể bị một số tác dụng phụ như đau, đỏ, sưng tại vị trí tiêm; mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt buồn nôn... Đó là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể trẻ đang xây dựng lớp bảo vệ. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của trẻ nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày.
Nếu trẻ có bất kỳ cảm giác đau và khó chịu nào sau khi được tiêm phòng, phụ huynh có thể làm giảm đau và khó chịu nơi vị trí tiêm cho trẻ bằng cách đắp khăn sạch, mát lên vị trí này, kèm vận động cánh tay trẻ nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, để giảm khó chịu do sốt, hãy cho trẻ uống nhiều nước và mặc thoáng.
Phụ huynh cần theo dõi trẻ chặt. Nếu thấy có vết đỏ hoặc vết thương nơi tiêm trở nên nặng hơn sau 24 giờ hoặc nếu các tác dụng phụ ở trẻ khiến phụ huynh lo lắng, dường như không biến mất sau một vài ngày thì cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
HCDC cũng khuyến cáo dù được tiêm vaccine, việc tuân thủ 5K vẫn rất cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Sau khi thí điểm tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em ngày 27/10 tại huyện Củ Chi và quận 1, Sở Y tế TPHCM sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn công tác tổ chức và tiếp tục triển khai mở rộng cho toàn Thành phố trong những ngày tiếp theo.

Đã 4 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Bản tin 6h sáng ngày 22/3 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19, hôm nay là ngày thứ 4, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc trong cộng đồng. Đến nay đã có 33.891 người trên cả nước tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Đã 4 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Có thêm 1.530 người được tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong ngày 21/3/2021

Theo thông tin tử Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, tính đến 16 giờ ngày 21/3/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 33.891 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Tối 12/6: Thêm 104 bệnh nhân COVID-19, TP HCM 44 ca

(Kiến Thức) - Theo bản tin dịch COVID-19 từ Bộ Y tế, tối 12/6, Việt Nam ghi nhận thêm 104 ca mắc COVID-19, trong đó 103 ca ghi nhận trong nước, riêng TPHCM chiếm nhiều nhất với 44 ca. 

Tối 12/6: Thêm 104 bệnh nhân COVID-19, TP HCM 44 ca

Cụ thể tính từ 12h đến 18h ngày 12/6 Việt Nam đã có 104 ca mắc mới COVID-19 (BN10138-10241). Trong số này có 1 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh. 103 ca còn lại ghi nhận tại các tỉnh thành như TP HCM (44), Bắc Giang (41), Bắc Ninh (16), Hà Tĩnh (2); trong đó 101 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Bên cạnh 104 ca mắc mới, Việt Nam cũng công bố khỏi bênh 23 ca.

Bản tin COVID-19 sáng 4/8: Thêm 4.271 ca mắc

Bản tin dịch COVID-19 sáng 4/8 của Bộ Y tế cho biết, có 4.271 ca mắc COVID-19 tại 17 tỉnh, thành phố, trong đó TP.HCM là 2.365 ca, Bình Dương là 1.032 ca. Gần 7,3 triệu liều vaccine đã được tiêm chủng ở nước ta

Bản tin COVID-19 sáng 4/8: Thêm 4.271 ca mắc
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới
Tính từ 19h ngày 03/8 đến 6h ngày 04/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.271 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 04 ca nhập cảnh và 4.267 ca ghi nhận trong nước TP. Hồ Chí Minh (2.365), Bình Dương (1.032), Tây Ninh (194), Đồng Nai (164), Long An (146), Đà Nẵng (93), Bình Thuận (77), Vĩnh Long (60), Cần Thơ (37), Phú Yên (28), An Giang (24), Bình Định (23), Đồng Tháp (14), Bạc Liêu (4), Đắk Nông (4), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1) trong đó có 1.044 ca trong cộng đồng.

Tin mới