Một năm trúng đậm chưa từng có, hàng chục nghìn “nông dân thành tỷ phú"

Giá các loại nông sản đua nhau lập kỷ lục lịch sử trong năm 2023. Nhờ đó, hàng chục nghìn hộ nông dân trồng sầu riêng thành "tỷ phú" khi thu về tiền tỷ. Thu nhập của người trồng lúa và cà phê ở nước ta cũng tăng gấp đôi.

Trồng sầu riêng trúng tiền tỷ
Những ngày cuối năm 2023, người nông dân ở miền Tây vẫn tất bật thu hái sầu riêng vụ nghịch để bán cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với giá cao chót vót. Trong đó, giá sầu riêng Ri6 được thu mua từ 100.000-120.000 đồng/kg; sầu riêng Monthong có giá 135.000-160.000 đồng/kg; sầu riêng Musang King giữ giá 160.000-190.000 đồng/kg.
Đầu năm nay, giá sầu riêng Ri6 và Monthong lập kỷ lục lịch sử khi thương lái gom mua tại vườn ở mức 160.000-200.000 đồng/kg.
Theo Bộ NN-PTNT, việc ký kết nghị định thư xuất khẩu sầu riêng tươi chính ngạch sang thị trường Trung Quốc giữa năm 2022 đã giúp đơn hàng bùng nổ, đẩy giá sầu riêng tăng phi mã và neo ở mức rất cao trong suốt năm 2023.
Thống kê cho thấy, đến tháng 11/2023, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 4,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc là khách hàng lớn nhất với kim ngạch gần 2 tỷ USD, chiếm 91% tổng giá trị xuất khẩu trái cây này của nước ta.
Mot nam trung dam chua tung co, hang chuc nghin “nong dan thanh ty phu 
Nhà vườn thu tiền tỷ từ quả sầu riêng (Ảnh: Tâm An).
Hiệp hội Rau quả Việt Nam ước tính, xuất khẩu sầu riêng năm nay đạt khoảng 2,3 tỷ USD - mức kỷ lục lịch sử đối với một mặt hàng rau quả. Người trồng sầu riêng cũng trúng đậm chưa từng thấy do được mùa lại được giá.
Theo ông Huỳnh Tấn Lộc, Giám đốc HTX Sầu riêng Riêng Ngũ Hiệp (Tiền Giang), năng suất sầu riêng trung bình đạt 20-25 tấn/ha, thậm chí có nhà vườn đạt 30 tấn/ha. Với giá cao như năm nay, trừ chi phí sản xuất từ 200-300 triệu đồng/ha, người trồng sầu riêng lãi từ 1-1,5 tỷ đồng.
Được mùa lại được giá, tại thủ phủ sầu riêng Tây Nguyên, nhiều người ví sầu riêng là "trái cây vàng". Chỉ cần trồng 1 ha sầu riêng đã cho thu tiền tỷ.
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai, còn khoe, sầu riêng của doanh nghiệp trồng cho trái với lợi nhuận cao "khó tin" khi 1 đồng vốn bỏ ra thu về 5 đồng lời. Năm 2023, 30ha sầu riêng của doanh nghiệp cho trái vụ đầu tiên, doanh thu đã đạt hơn 23 tỷ đồng.
Bà Đoàn Thị Thu - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Nam - Di Linh (Lâm Đồng), cho biết, năm nay sản lượng sầu riêng toàn xã đạt khoảng 7.000 tấn, mang lại trên 500 tỷ đồng. Bình quân, mỗi hộ trồng sầu riêng có thu nhập từ 1,2-1,5 tỷ đồng. Trong xã, khoảng chục hộ có mức thu 4-10 tỷ đồng từ sầu riêng.
Mới đây, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk Vũ Đức Côn thông tin, sản lượng sầu riêng của tỉnh năm 2023 đạt trên 214.000 tấn. Với giá bán dao động từ 55.000-75.000 đồng/kg, doanh thu từ sầu riêng đạt con số kỷ lục gần 15.000 tỷ đồng.
Tây Nguyên là thủ phủ sầu riêng của nước ta. Giá sầu riêng trung bình ở vùng này thấp hơn ở khu vực miền Nam nhưng nông dân trồng sầu cũng lãi từ 0,8-1 tỷ đồng/ha.
Một chuyên gia ngành hàng rau quả tính toán, với sản lượng ước đạt gần 1,2 triệu tấn, giá sầu riêng năm 2023 lại cao ngất ngưởng giúp hàng chục nghìn hộ nông dân trồng loại cây này trở thành tỷ phú.
Bộ NN&PTNT đang đàm phán với nước bạn Trung Quốc để xuất khẩu thêm sản phẩm sầu riêng cấp đông sang thị trường tỷ dân này. Khi đó, kim ngạch sầu riêng còn tăng mạnh, đầu ra và giá sầu sẽ ổn định.
Giá cao kỷ lục, người trồng cà phê và gạo lãi lớn
Cùng với sầu riêng, người trồng cà phê cũng có một năm bội thu khi trúng mùa, trúng giá. Hiện nay, giá cà phê tại các vùng trồng ở nước ta tăng lên 67.400-68.200 đồng/kg.
Trồng hơn 6ha cà phê, giá bán cao gấp đôi năm ngoái nên ông Nguyễn Văn Tạo ở Đắk Nông ước tính thu khoảng 240 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt khoảng 120-130 triệu đồng/ha.
"Lịch sử xuất khẩu hơn 30 năm qua của Việt Nam và trong chính vụ thu hoạch chưa bao giờ giá cà phê lại cao như vậy", ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam, nhận xét. Nhờ đó, nông dân trồng cà phê ở nước ta thu nhập gấp đôi năm trước.
Cà phê của Việt Nam thì xuất khẩu "đắt như tôm tươi". Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phúc Sinh, nhận xét, chưa bao giờ cà phê trong nước rơi vào tình trạng hết hàng để bán như vậy.
Nếu trước kia, cà phê Việt Nam không được đánh giá cao, bị coi là chất lượng thấp nên giá bán thấp thì nay, cà phê trong nước trở thành lựa chọn hàng đầu trong phân khúc Robusta. Ngoài ra, Việt Nam gần như là nhà cung cấp cà phê Robusta số 1 không chỉ về sản lượng mà còn về chất lượng và khả năng cung ứng.
Hiện Phúc Sinh không đủ người để tiếp các đoàn khách từ nhiều nơi trên thế giới để tìm hiểu và mua cà phê Việt Nam, ông Thông chia sẻ.
Mot nam trung dam chua tung co, hang chuc nghin “nong dan thanh ty phu
Bán được giá cao chưa từng có, người trồng lúa lãi lớn (Ảnh: Báo Quảng Bình).
Tương tự, nguồn cung trên toàn cầu khan hiếm đẩy giá gạo tăng lên đỉnh lịch sử, giá lúa ở nước ta cũng tăng cao chưa từng có, lên mức 9.000-9.500 đồng/kg bán tại ruộng.
Vừa kết thúc đợt thu hoạch lúa cuối cùng trong năm 2023, ông Chung Văn Liệu, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình (Đồng Tháp), báo tin, vụ lúa này bà con trúng mùa. Toàn bộ sản lượng lúa OM18 của 24 hội viên được đối tác mua với giá 9.500 đồng/kg. Ngoài ra, doanh nghiệp còn hỗ trợ 500 đồng/kg lúa khi nông dân tuân thủ các quy định về kỹ thuật.
Trung bình mỗi ha nông dân trồng lúa lãi từ 35-40 triệu đồng - mức cao hiếm có, ông Liệu chia sẻ.
Ông Nguyễn Duy Thuận - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời - cho biết, giá lúa đang giúp bà con nông dân có thu nhập ổn định. Bỏ ra 1.000 USD đầu tư trên 1ha lúa, thời điểm này cho doanh thu từ 3.000-3.500 USD. Tức, người nông dân đang lãi 2.000-2.500 USD.
Báo cáo từ Cục Trồng trọt, ở các tỉnh phía Bắc người dân canh tác 2 vụ lúa/năm. Do giá cao, người nông dân thu lãi 37 triệu đồng/ha/năm.
Chia sẻ về thu nhập của người trồng lúa, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan nói "con đường lúa gạo không chỉ dừng ở hạt gạo". Tích hợp đa giá trị, chúng ta bán cả gói sản phẩm từ gạo, đó là đích đến của gạo Việt Nam.
Nhìn hạt lúa khác đi, thu nhập của bà con nông dân cũng khác đi. Không chỉ ở lúa gạo, với nhiều loại nông sản của Việt Nam cũng vậy.
Xuất khẩu gạo và rau quả lập kỷ lục lịch sử2023 là một năm đặc biệt khó khăn với nhiều nhóm hàng chủ lực của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo và rau quả bứt phá mạnh, kim ngạch lập kỷ lục lịch sử lần lượt khoảng 4,5 tỷ USD và 5,5 tỷ USD.

Trồng sầu riêng ở Đồng Nai như trồng cây tiền tỷ, trái la liệt

Năm 2022, sầu riêng chính thức xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc - thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Vụ thu hoạch năm 2023, giá sầu riêng ở Đồng Nai liên tục đứng ở mức cao, nhiều nhà trồng sầu riêng thu tiền tỷ.

Năm 2022, sầu riêng chính thức xuất khẩu chính ngạch vào thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới là Trung Quốc. Theo đó, vụ thu hoạch năm 2023, giá sầu riêng liên tục đứng ở mức cao.

Kỳ bí hang động ở Hòa Bình, khảo cổ phát hiện bộ hài cốt người tiền sử, mộ táng thời nhà Trần

“Cò” đất chuyển hướng sang môi giới sầu riêng ở Tây Nguyên

Sầu riêng Tây Nguyên đang vào mùa thu hoạch, các thương lái, doanh nghiệp rầm rộ chốt vườn. Không ít "cò" bất động sản đang lúc ế ấm tranh thủ chuyển sang môi giới sầu riêng.

Cò đất "bẻ lái" sang môi giới sầu riêng
Sầu riêng ở Đắk Nông và Đắk Lắk đang được thu mua với mức giá cao. Trong khi tỉnh Đắk Nông đang vào cuối vụ, chủ yếu thu hoạch sầu riêng Ri 6 thì tại tỉnh Đắk Lắk, các nhà vườn mới bắt đầu vào vụ thu hoạch chính.

Tin mới