Một tổ chức đã mua toàn bộ cổ phần Vinamilk

Trong lần bán vốn CTCP Sữa Việt Nam (VNM) đợt 2, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đưa ra chào bán cạnh tranh 48.333.400 cổ phiếu.

Chiều ngày 10/11, tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) đã diễn ra phiên đấu giá chào bán cổ phiếu VNM do SCIC tổ chức. Phiên đấu giá được tổ chức để lựa chọn nhà đầu tư trúng giá tiến hành giao dịch thỏa thuận thông qua Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD).
Trong phiên đấu giá có xuất hiện lệnh mua hốt trọn lô hơn 48,3 triệu cổ phiếu, mức giá 186.000 đồng/cp. Ngoài ra, còn có các lệnh lớn khác như 18,9 triệu cp giá 155.100 đồng/cp, 2,24 triệu cp giá 152.000 đồng/cp và 1 triệu đơn vị giá 155.700 đồng.
Kết quả, một nhà đầu tư trúng giá duy nhất và mua toàn bộ số lượng cổ phần VNM chào bán lần này của SCIC với giá trúng bình quân là 186.000 đồng/cp, cao hơn giá khởi điểm 24% và cao hơn giá đóng cửa phiên giao dịch hôm nay 7%. Như vậy nhà đầu tư này sẽ chi 8.990 tỷ đồng để sở hữu 3,33% cổ phần của Vinamilk (tương ứng 48,3 triệu cổ phiếu).
Theo chia sẻ bên lề buổi đấu giá của ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐTV SCIC thì nhà đầu tư trúng giá là một tổ chức nước ngoài nhưng không thể tiết lộ danh tính.
Diễn biến giá cổ phiếu VNM chiều nay cũng phản ánh giao dịch rất tích cực tại VNM khi khối ngoại mua vào 8,5 triệu cổ phiếu VNM và bán ra hơn 2 triệu cổ phiếu (mua ròng 6,5 triệu cổ phiếu), đẩy VNM tăng trần lên 173.800 đồng/cp.
Mot to chuc da mua toan bo co phan Vinamilk
 
Được biết, phiên đấu giá cổ phiếu VNM do SCIC sở hữu đợt 2 có tổng cộng 19 nhà đầu tư đăng ký tham gia, trong đó, có 6 NĐT tổ chức nước ngoài, 5 NĐT tổ chức trong nước và 8 NĐT cá nhân trong nước. Khối lượng đặt mua 73.843.400 cổ phần (tương đương 153% tổng số cổ phần chào bán). Mức giá khởi điểm chào bán là 151.200 đồng/cp.
Theo quy chế chào bán thì mỗi nhà đầu tư phải mua tối thiểu 20.000 cổ phiếu VNM và tối đa 48.333.400 cổ phiếu. Như vậy, mỗi nhà đầu tư tham gia đấu giá VNM đợt này sẽ phải chuẩn bị nguồn tiền tối thiểu 3 tỷ đồng (xét tại mức giá 151.200 đồng/cp).
Cuối năm 2016, SCIC đã tổ chức buổi đấu giá cạnh tranh 9% vốn điều lệ Vinamilk (130,62 triệu cp). Tuy nhiên, đợt chào bán cạnh tranh đó chỉ thu hút 2 nhà đầu tư tham gia với khối lượng bằng 60% khối lượng đem ra chào bán. Do vậy, mức giá khớp cũng chính là giá khởi điểm mà SCIC đưa ra 144.000 đồng/cp. Và hai nhà đầu tư tham gia chính là F&N Dairy Investment PTE Ltd cùng công ty liên quan F&N Bev Manufacturing. So với thời điểm hiện tại, F&N đã lãi 29% trong đợt đấu giá lần đầu tại VNM.
Cả hai đợt chào bán cổ phần VNM đều do CTCP Chứng khoán Sài Gòn, tổ chức trong nước duy nhất phối hợp cùng SCIC tham gia tư vấn.

Tỷ phú Thái Lan "nuốt" nốt 15 triệu cổ phiếu Vinamilk

Mới đây, “ông lớn” F&N Dairy Investment dự định chi gần 2.000 tỷ đồng để đầu tư vào Vinamilk.

Sóng ngầm ở Vinamilk trước khi Chủ tịch HĐQT về hưu

Theo kế hoạch đến năm 2016, bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT Vinamilk sẽ nghỉ hưu. Người ta như đang thấy có những đợt sóng ngầm ở Vinamilk.

Song ngam o Vinamilk truoc khi Chu tich HDQT ve huu
 Vinamilk là doanh nghiệp cổ phần hoạt động hiệu quả, ổn định với những sản phẩm chất lượng cao được người tiêu dùng tin cậy.
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) Cty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk mới đây, kết quả kinh doanh năm 2014 và ba tháng đầu năm nay, thị phần, kế hoạch hoạt động, chỉ tiêu đầu tư... đã không còn được quan tâm nhiều như những năm trước. Bởi lẽ, theo kế hoạch đến năm 2016 vị thuyền trưởng tài ba Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT Vinamilk kiêm Tổng giám đốc sẽ nghỉ hưu có thể sẽ kéo theo sự thay đổi mới về nhân sự ở vai trò lãnh đạo công ty sữa lớn nhất Việt Nam. Thế nên, ở Vinamilk, người ta như đang thấy có những đợt sóng ngầm khủng khiếp trên bề mặt tưởng chừng êm ả...

Tin mới