Một tuần giãn cách ở TP.HCM, người dân cầm cự mong dịch Covid-19 sớm qua
Sau một tuần thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, TP.HCM đang tranh thủ những ngày giãn cách còn lại còn lại để khống chế dịch Covid-19.
Theo Phong Anh/Vietnamnet
Khu vực trung tâm TP.HCM vắng lặng sau một tuần thực hiện giãn cách để phòng chống dịch. Những người nghèo, bán hàng rong, lượm ve chai... vẫn đang cầm cự qua ngày và mong chờ dịch bệnh chóng qua, để sớm được trở lại cuộc sống bình thường.
Trước tình hình dịch bệnh tăng nhanh, TP.HCM quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ ngày 9/7. Sau 1 tuần, số ca nhiễm Covid-19 tăng thêm gần 10.000 ca
Chỉ thị 16 quy định đóng cửa các hàng quán, dịch vụ không thiết yếu. Không tụ tập quá 2 người ở nơi công cộng. Người dân chỉ ra khỏi nhà khi có nhu cầu cấp bách, thiết yếu
Ghi nhận tại trung tâm thành phố sáng 16/7, đường phố vẫn vắng vẻ như những ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội
Đường Nguyễn Trung Trực, quận 1 vắng bóng người qua lại
Khu vực chợ Bến Thành, quận 1 cũng trong tình trạng vắng vẻ
Các sạp ở chợ Bến Thành đã đóng cửa từ nhiều tháng nay để phòng dịch Covid-19
Khu vực phố Tây Bùi Viện không một bóng người, trái với cảnh nhộn nhịp thường ngày nơi đây
Ở phố Tây Bùi Viện xuất hiện nhiều ca nhiễm, nhiều khu phong toả nên người dân đặt rào chắn hạn chế người lạ vào hẻm để phòng dịch bệnh
Một hẻm phong toả trên đường Phạm Ngũ Lão, quận 1
Anh Lâm Cẩm Hoà, quận 11, đội nắng nhặt ve chai ở Sài Gòn. Anh Hoà cho biết, mấy ngày giãn cách số lượng ve chai anh nhặt ít hơn ngày thường. Số ve chai anh nhặt được cũng chưa ai mua do dịch bệnh. Anh nhặt mỗi ngày gom lại để nhà người quen, chờ hết dịch mới bán. Sau khi anh rời khu ở thì khu nhà bị phong toả nên tối đâu anh ngủ đó, ai cho cơm thì ăn, không thì nhịn đói qua ngày. Anh nói sợ đói trước sợ dịch.
Bà Huỳnh Sang, 77 tuổi nhà trên đường Cống Huỳnh, quận 1 cho biết, từ dịch đến giờ bà không bán buôn gì được, phải nghỉ ở nhà sống bằng tiền tiết kiệm. Chân đau nên bà cũng không đi siêu thị mua đồ ăn như mọi người được, phải nhờ người quen, con cháu phụ mua giúp.
Ông Huỳnh Văn Lâm, làm nghề đạp xích lô từ sau năm 1975. Ông cho biết, mấy hôm dịch bệnh khiến lượng khách vắng nên cứ trông chờ cơm nước từ những người quen ở xóm. Tuổi ông cũng đã cao nên việc đạp xích lô cũng không còn khoẻ như trước. "Giờ không làm thì lấy gì mà ăn", ông Lâm bộc bạch.
Đường phố vắng vẻ ở khu vực ngã Sáu Phù Đổng, quận 1
Ngã tư Hai Bà Trưng - Lê Duẩn, quận 1
Người dân xếp hàng đi siêu thị ở Coop Mart Văn Thánh, Bình Thạnh
Các chốt kiểm soát được tái lập để kiểm tra các phương tiện di chuyển vào địa bàn trung tâm thành phố
Sau những đợt tầm soát Covid-19, quận Bình Thạnh ghi nhận nhiều ca nhiễm trong cộng đồng, các chốt kiểm soát, phong toả được thiết lập để hạn chế dịch bệnh lây lan
Các dây băng quấn quanh các công viên để cấm người dân tụ tập tập thể dục
Đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh vắng người qua lại
Chiều 16/7, thông tin với báo chí về tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM, Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam cho biết, số ca mắc Covid-19 tử vong tại TP đã là 142 ca, chiếm 0,75% tổng số ca bệnh.
Nguyên nhân số ca tử vong những ngày qua liên tục tăng vì khả năng biến chứng nặng của chủng Delta rất nhanh. Hơn nữa, các ca tử vong đa số là người lớn tuổi, có bệnh nền. Có một vài trường hợp xuất hiện ở nhóm người ít tuổi hơn, xoay quanh nhóm 60 tuổi.
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, tính từ ngày 9/7 đến 6h ngày 15/7, TP có tổng cộng 9.454 ca mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố. Tính từ 6h ngày 15/7 đến 6h ngày 16/7, TP ghi nhận 2.506 trường hợp dương tính với nCoV.
Điểm mặt côn đồ vi phạm phòng dịch COVID-19, hành hung công an
Liên quan vụ vi phạm phòng, chống dịch COVID-19, chém trọng thương công an huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu, cơ quan chức năng đã bắt giữ đối tượng. Trước đó, tại một số địa phương cũng xảy ra tình trạng tương tự và các đối tượng bị xử lý nghiêm.
Chém trọng thương công an: Ngày 15/7, Nguyễn Quốc Bảo (31 tuổi, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm, không đeo khẩu trang, khi bị nhắc nhở còn chém trọng thương thượng úy công an. Ngày 16/7, Bảo bị công an bắt giữ.
Gia đình bán hàng rong ở TP HCM lăng mạ, đánh cán bộ: Ngày 6/7, Ông Lê Văn Vũ (SN 1979) và em ruột là Lê Văn Ca (SN 1980, quê Hậu Giang, tạm trú quận Bình Tân) cùng 2 con của ông Vũ đã cố tình bán hàng rong không thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 và có hành vi chống đối, lăng mạ, đánh đập lực lượng chức năng. Hiện vụ việc đang được CA quận Tân Bình (T PHồ Chí Minh) xử lý theo quy định.
Vật nuôi thả rông gây tai nạn, trách nhiệm chủ thế nào?
Đã có không ít các vụ tai nạn giao thông do việc thả rông trâu bò hoặc do người dẫn dắt gia súc không tuân thủ luật giao thông gây ra. Vậy, tai nạn do vật nuôi gây ra, trách nhiệm chủ thế nào?
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện video 2 con bò được thả ngoài đường, mặc dù người chủ có buộc dây để dắt nhưng 1 con bò đã quay sang húc người đi xe máy. Hậu quả làm người đi xe máy ngã ra đường.
Video: Bò gây tai nạn trước mặt chủ. Nguồn: 91.com.
Việc thả rông vật nuôi gây tai nạn không phải trường hợp hiếm ở nước ta. Trước đó, vào tháng 8/2020 tại Nghệ An, ô tô 4 chỗ do một người phụ nữ điều khiển khi đến gần trước cổng UBND xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thì xảy ra va chạm với một con trâu đang đi trên đường khiến chiếc xe ô tô 4 chỗ hư hỏng nặng.
Hiện trường vụ tai nạn.
Một vụ việc khác xảy ra vào tháng 10/2019, hai vợ chồng đi xe máy đâm vào chó chạy rông tại xã Tô Mậu (Lục Yên, Yên Bái). Vụ tai nạn khiến người chồng tử vong tại chỗ do xe tải đi cùng chiều chèn qua, người vợ nguy kịch.
Cũng liên quan đến vật nuôi thả rông, vào tháng 2/2019, anh Hoàng Văn Thại (SN 1996, Hương Khê, Hà Tĩnh) điều khiển xe máy khi đến địa phận thôn 2, xã Phúc Trạch (Hương Khê) thì đâm vào trâu của gia đình ông Minh ở xã Phúc Trạch đang đi bên đường. Cú đâm mạnh khiến anh Thại tử vong tại chỗ, xe máy bị hư hỏng nặng. Con trâu của gia đình ông Minh bị gãy chân.
Nơi xảy ra tai nạn.
Việc thả rông vật nuôi, gia súc trên đường bộ là hành vi bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên thực tế thì việc thả rông vật nuôi dẫn đến tai nạn lại diễn ra khá phổ biến. Vậy, trường hợp vật nuôi tahả rông gây tai nạn, trách nhiệm chủ thế nào?
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng- Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, hiện nay tình trạng thả rông, dẫn dắt gia súc trên đường là rất phổ biến và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đã có không ít các vụ tai nạn xảy ra do việc thả rông trâu bò hoặc do người dẫn dắt gia súc không tuân thủ luật giao thông.
Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội)
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định rõ, không được thả rông súc vật trên đường bộ. Với những trường hợp vật nuôi, súc vật thả rông gây tai nạn, pháp luật hiện hành đã có những quy định xử phạt rất rõ ràng. Điều 10 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định phạt tiền từ 60-100 ngàn đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới; để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông; để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển.
Luật sư Hùng cho biết thêm, trường hợp chăn thả súc vật ra đường, khiến xe cộ, người tham gia giao thông hoảng loạn, gây tai nạn chết người, thì có thể áp dụng Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.
Theo đó, người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100 đến dưới 500 triệu đồng.
Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra quy định:
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.
2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;
4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
>>>>> Xem thêm video: Chăn thả gia súc trên quốc lộ tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông