Mùa đông dù lạnh đến đâu, cha mẹ cũng không nên để con ngủ như thế này

Người lớn trong gia đình, đặc biệt là ông bà nội của trẻ luôn lo lắng trẻ ăn chưa đủ no, lo bị cảm lạnh nên đã mặc thêm từng lớp quần áo cho trẻ.

Và khi ngủ cũng có muôn hình vạn trạng sợ con vận động đạp tung chăn bông nên mặc đồ dày cho con ngủ. Như mọi người đều biết, làm như vậy sẽ không những không giữ ấm còn hại hơn cảm lạnh, giảm khả năng miễn dịch, liên tục ốm vặt, ảnh đến sự phát triển thể chất của trẻ.

(1) Mặc quần áo quá quá dày sẽ ảnh hưởng đến việc thoát mồ hôi

Việc mẹ để trẻ mặc quần áo quá nhiều sẽ khiến độ ẩm trong chăn khá cao, dễ gây ra “chứng nóng nhiệt tổng hợp”, làm trẻ ra nhiều mồ hôi, hô hấp và cử động khó khăn. Nếu trẻ mặc quần áo quá dày, mồ hôi sẽ không bốc hơi nhanh. Một khi quần áo thấm mồ hôi nguội bớt sẽ bám vào cơ thể trẻ. Điều này có thể dễ dàng khiến trẻ bị cảm lạnh, nghiêm trọng hơn có thể gây ra các triệu chứng mất nước.

Mua dong du lanh den dau, cha me cung khong nen de con ngu nhu the nay

Nếu nhiệt độ trong nhà có thể ổn định ở mức khoảng 25 độ C vào ban đêm, thì mẹ không phải mặc cho bé quá dày. Điều này chủ yếu là do khả năng điều hòa nhiệt độ và tản nhiệt cơ thể của trẻ kém hơn người lớn, nếu nhiệt độ bề mặt cơ thể của trẻ quá thấp sẽ dễ ảnh hưởng đến trạng thái giấc ngủ của trẻ.

(2) Mặc quá nhiều sẽ hạn chế hoạt động của tay và chân.

Đối với những trẻ nhỏ, mặc quần áo quá dày khi ngủ sẽ hạn chế các hoạt động tay chân của trẻ. Điều này không chỉ khiến trẻ khó ngủ, không yên giấc lâu dài mà còn có thể gây ra tình trạng lệch khớp phát triển, tác hại không hề nhỏ đến trẻ.

(3) Mặc quá nhiều dễ gây thiếu oxy

Trẻ có thân nhiệt cao trong thời gian dài dễ gây thiếu oxy lên não, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể như phổi, tuần hoàn máu… và gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, việc cho trẻ ăn mặc quá dày vào mùa đông không phải là điều tốt. Ngược lại, thiệt hại gây ra còn lớn hơn nhiều so với việc trẻ em bị cảm lạnh.

Mua dong du lanh den dau, cha me cung khong nen de con ngu nhu the nay-Hinh-2

Ngoài ra, một số mẹ thấy bé dễ bị lạnh tay chân nên thường đeo tất dày cho con khi ngủ. Nhưng trên thực tế, việc đi tất quá dày khi ngủ có thể khiến chân bé bị đè ép không thể giãn ra, cũng không có lợi cho việc tản nhiệt ở chân.

Đồng thời, đi tất khi ngủ dễ khiến nhiệt độ cơ địa của bé quá cao, khó đi vào giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ của trẻ không được đảm bảo, hệ miễn dịch của cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu các tế bào miễn dịch thiếu hoạt động, em bé sẽ dễ mắc bệnh hơn. Đồng thời, nếu bé ngủ không ngon, ngủ không không sâu giấc trong thời gian ngắn thì điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé.

“Nhiệt độ bàn tay” thông thường để nhận biết độ nóng và lạnh của trẻ thực sự là phản khoa học. Nhiều người lớn sẽ lầm tưởng rằng trẻ sơ sinh sợ lạnh hơn người lớn. Nhưng trên thực tế, trẻ sơ sinh không sợ lạnh, sợ nóng hơn người lớn.

Mua dong du lanh den dau, cha me cung khong nen de con ngu nhu the nay-Hinh-3

Chúng chỉ trở nên lạnh hơn hoặc nóng hơn một cách dễ dàng hơn. Đó là do trung tâm điều hòa thân nhiệt của chúng chưa trưởng thành, lớp sừng trên da mỏng đi, bài tiết chất nhờn ít hơn, chức năng phòng vệ kém nên khó thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài.

Vậy làm thế nào giúp trẻ ấm áp và ngủ ngon hơn vào mùa đông?

Chọn đồ ngủ phù hợp

Để giữ ấm và giúp con thoải mái, mẹ có thể mặc cho bé những bộ đồ ngủ cotton mỏng, những bộ đồ ngủ như vậy vừa có tác dụng giữ ấm, vừa thấm hút mồ hôi giúp bé có thể ngủ thoải mái hơn vào ban đêm. Hệ thống tản nhiệt của cơ thể các bé chưa phát triển hoàn thiện khiến bé dễ ra mồ hôi hơn, bộ đồ ngủ cotton mỏng có thể đáp ứng nhu cầu khô thoáng của bé, cũng như không làm cơ thể bé bị quá nóng. Nhiều bà mẹ lo lắng con dễ ốm vào mùa đông nên thường cho bé mặc nhiều lớp quần áo hoặc đắp chăn dày khi ngủ.

Mua dong du lanh den dau, cha me cung khong nen de con ngu nhu the nay-Hinh-4

Chú ý giữ ấm bụng và chân

Giữ ấm bụng cho bé trong ngày lạnh cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ dạ dày. Bởi nếu bị lạnh bụng, bé rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khác. Trong thời tiết lạnh với nhiệt độ thấp, bụng được giữ ấm, dạ dày hoạt động bình thường sẽ giúp bé tăng cường tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn. Khi bé ngủ, bạn vẫn có thể quấn khăn để đề phòng bé đạp chăn sẽ bị hở bụng. Nếu cần thiết, mẹ có thể đeo cho bé đôi tất mỏng, không nên đắp quá nhiều chăn dày, nặng cho bé vì nóng quá sẽ làm bé tăng thoát nhiệt ở đầu, dẫn tới dễ bị đột tử khi ngủ.

Dùng túi ngủ

Nếu trẻ hay tung chăn khi ngủ, thời tiết trở lạnh, mẹ có thể thử cho trẻ dùng túi ngủ. Tùy theo các mùa khác nhau và nhiệt độ khác nhau, cha mẹ có thể dùng các chất liệu túi ngủ khác nhau. Khi trời lạnh, mẹ có thể chọn chất liệu dày dặn, ấm áp, khi trời nóng, cha mẹ vẫn có thể sử dụng túi ngủ cho con, chỉ là chú ý chọn loại vải mỏng và thoáng khí.

Mua dong du lanh den dau, cha me cung khong nen de con ngu nhu the nay-Hinh-5

Chú ý điều chỉnh nhiệt độ trong phòng

Nhiệt độ phòng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ đủ kín đáo, không bị gió lùa. Cần đặt bé ngủ ở chỗ tránh hơi của máy điều hòa phả vào và tránh nơi gió lùa trực tiếp từ cửa sổ. Nếu dùng máy điều hòa ấm thì mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng bé khoảng 20-25ºC. Nếu dùng quạt sưởi hay máy sưởi thì mẹ cần tính toán khoảng cách giữa bé và nguồn nhiệt. Mẹ cần lưu ý các thiết bị tạo nhiệt sẽ làm không khí trong phòng bị khô, do đó một chiếc máy tạo độ ẩm hoặc một bát nước đặt trong phòng giúp không khí dễ chịu hơn.

4 sai lầm tệ hại khi uống sữa, không cẩn thận lại mắc đủ thứ bệnh

Nhiều người đang mắc phải một số lỗi sai lầm khi uống sữa, gây hại nặng nề đến sức khoẻ.

Sữa là thức uống dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống sữa đúng cách mới có thể phát huy hết lợi ích, cũng như tránh được các tác dụng phụ của thực phẩm này.

Thực tế là nhiều người đang mắc phải những lỗi phổ biến khi uống sữa, gây hại nặng nề đến sức khoẻ.

Người bị bệnh viêm phổi nên ăn thế nào?

Người bị bệnh viêm phổi cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để không gây hại cho sức khoẻ.

Nhiễm trùng gây viêm túi khí trong phổi, thường gọi là phế nang. Chất dịch hoặc mủ trong phế nang có thể gây khó thở cũng như sốt, ho và ớn lạnh, theo The Health Site.

Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: Internet

Viêm phổi xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và người già trên 65 tuổi vì có hệ miễn dịch yếu.

Đây là căn bệnh đe dọa tính mạng và do đó cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu gặp các triệu chứng viêm phổi gồm đau ngực, khó thở, ho, mệt mỏi, sốt và ớn lạnh, buồn nôn và nôn.

Hãy nhớ rằng không có biện pháp khắc phục tại nhà hay loại thực phẩm nào có thể chữa viêm phổi. Mà cần phải điều trị ở bệnh viện bằng thuốc thích hợp.

Việc đưa vào khẩu phần ăn những thực phẩm bổ dưỡng có thể giúp tăng tốc độ phục hồi sau giai đoạn quan trọng ban đầu, theo The Health Site.

Thêm các thực phẩm bổ dưỡng sau vào chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện các triệu chứng viêm phổi.

Nhưng cần lưu ý, bản thân các loại thực phẩm này không thể chữa lành bệnh viêm phổi, mà chỉ có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình chữa khỏi bệnh, nên phải ăn kèm với uống thuốc theo toa bác sĩ.

Người bệnh viêm phổi nên ăn gì?

Thực phẩm giàu protein

Protein (hay còn gọi là chất đạm) là thành phần thiết yếu giúp hình thành, duy trì, tái tạo cơ thể. Nếu thiếu protein dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, hay mắc bệnh do sức đề kháng giảm.

Protein có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các mô các tế bào bị tổn thương và sản sinh ra các mô tế bào mới. Đối với người bệnh viêm phổi, việc tăng cường cung cấp protein sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể.

Người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu protein như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ... Chọn những thực phẩm ít chất béo như thịt gia cầm không da, thịt trắng, các loại đậu. Hạn chế ăn thịt đỏ vì có thể làm tăng tình trạng viêm.

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A có vai trò quan trọng để tăng sức đề kháng cho cơ thể và chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn, trong đó có viêm phổi. Vitamin A cũng giúp bảo vệ sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp.

Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như: các loại rau màu xanh đậm (rau ngót, rau dền, rau muống, rau xà lách, rau diếp); các loại củ quả có màu đỏ, vàng (gấc, bí đỏ, hồng, xoài, đu đủ). Khi chế biến thức ăn cần cho thêm dầu, mỡ để hỗ trợ hấp thu vitamin A.

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Rau củ quả là nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh viêm phổi.

Nên chọn các loại rau củ quả có màu đậm như các loại rau lá xanh: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh...; các loại trái cây giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C như: cam, nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối…

Nếu người bệnh mệt mỏi, khó ăn, có thể uống các loại nước ép trái cây và rau quả tươi cũng rất tốt cho bệnh nhân viêm phổi.

Ăn lỏng, uống nhiều nước

Bệnh nhân viêm phổi cần được nghỉ ngơi, ăn lỏng và uống nhiều nước. Thức ăn nên chế biến dưới dạng cháo, súp giúp bệnh nhân dễ ăn và dễ tiêu.

Cung cấp đủ nước có tác dụng làm loãng đờm, dịu họng, giúp người bệnh dễ dàng khạc đờm ra. Nhu cầu nước hằng ngày của cơ thể là 2 lít/ngày (bao gồm nước lọc, nước canh, nước trái cây, sữa...). Nếu người bệnh sốt cao cần uống oresol để bù nước và điện giải.  

Tin mới