Dưới đây là 4 “mẹo” cần bỏ túi khi đi mua măng cụt:
- Quan sát số 'hoa' ở cuống: Khi mua măng cụt, muốn chọn quả ngon, chúng ta có thể nhìn vào phần cuống ở phía dưới của quả. Phần 'hoa' ở cuống này cũng giống như số lượng múi bên trong, càng nhiều khía thì bên trong càng nhiều múi.
- Quan sát màu sắc cuống: Mẹo tiếp theo khi mua măng cụt là chúng ta nhìn vào màu sắc của cuống cũng có thể xác định được măng cụt còn tươi hay không, cuống càng xanh thì măng cụt càng tươi, nếu cuống vàng thì đây là măng cụt đã hái xuống trong một thời gian dài, không còn ngọt và thơm ngon như những quả tươi.
- Vệt màu vàng trên vỏ: Các vệt màu vàng này tuy xấu xí nhưng là dấu hiệu cho biết quả măng cụt này rất ngọt đấy.
Ngoài vệt màu vàng thì bạn cũng nên chọn những quả có vỏ rám màu xám và sần sùi như thế này thì quả măng cụt sẽ ngon hơn.
Đừng chọn những quả có vỏ đen bóng nhé, trông đẹp vậy thôi chứ ăn không ngon đâu.
- Bóp nhẹ: Nếu chọn măng cụt muốn biết quả măng cụt còn tươi hay không, bạn hãy bóp nhẹ vỏ quả. Nếu ấn vào lớp vỏ có sự đàn hồi chứng tỏ quả măng cụt đó còn tương đối tươi, và nếu ấn vào mà vỏ không đàn hồi, bị vỡ thì nó không còn tươi nữa, khi ăn sẽ ảnh hưởng đến hương vị.
Bạn cứ ấn đều 1 vòng quanh quả và thấy quả nào dễ ấn và mềm đều thì đây là quả đã chín ngọt và không bị hỏng. Vỏ măng cụt rất dày nên ấn mạnh tay chút cũng không sao nhé.
Ngược lại, nếu bạn ấn vào vỏ mà thấy phần vỏ cứng ngắc có nghĩa là quả đó chưa chín. Hoặc khi ấn thì thấy có chỗ mềm chỗ cứng, cứng đến mức không ấn được thì ngay vị trí không ấn được đó có thể đã bị côn trùng đốt vào nên chai cứng đấy.
Những người không nên ăn măng cụt:Bệnh nhân ung thư
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, măng cụt có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của liệu pháp xạ trị cũng như thuốc hóa trị.
Điều này xảy ra do một số loại thuốc hóa trị liệu phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để chiến đấu và tiêu diệt khối u. Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong măng cụt chống lại và loại bỏ các gốc tự do và đã được chứng minh là yếu tố trở ngại trong điều trị ung thư.
Người bị bệnh về tiêu hóa
Một nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều hơn 30g măng cụt có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy tạm thời. Tương tự như vậy, sử dụng quá nhiều măng cụt có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng táo bón ở bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và gây biến chứng liệt dạ dày ở bệnh nhân tiểu đường. Trong trường hợp này, nên giảm khẩu phần ăn xuống mức an toàn.
Người bị bệnh đa hồng cầu
Đa hồng cầu là một rối loạn khi tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu, dẫn đến tăng số lượng hồng cầu trong máu. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh này nên tránh sử dụng măng cụt vì nó có thể làm tăng khối lượng của hồng cầu.
Thai phụ và phụ nữ cho con bú
Trái cây này không phải là một lựa chọn tốt cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cũng như trẻ sơ sinh. Nó cũng là không thích hợp cho người bị dị ứng với các loại hoa quả khác. Tác dụng phụ khác của măng cụt bao gồm mất ngủ, đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, giấc ngủ bị gián đoạn, buồn nôn liên tục, khó thở, choáng váng ánh sáng và chóng mặt. Việc sử dụng măng cụt nên dừng lại ngay lập tức nếu xuất hiện bất kỳ các dấu hiệu và triệu chứng trên. Hầu hết các tác dụng phụ của măng cụt là tạm thời và có thể được khắc phục dễ dàng bằng cách giảm hàm lượng sử dụng.