Mùa na chín rộ, ăn bổ nhưng 4 nhóm người này nên nói không

Hiện nay na đã vào mùa, nhiều người thích ăn loại quả này vì chúng ngon miệng lại bổ dưỡng. Nhưng ăn na có nhiều điều cần lưu ý, đặc biệt 4 nhóm người này không nên ăn.

Quả na có chứa nhiều vitamin C, kali, chất xơ, carbohydrates và một số vitamin và khoáng chất thiết yếu rất có lợi trong việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Trong 100g thịt na có: 64kcal; nước: 82,5g; protein 1,6g; gluxit: 14,5g; xenluloza: 0,8g; canxi: 35mg; phốt pho: 45mg; vitamin C: 36mg. Thêm nữa, ăn na cũng giúp bổ sung nhiều vitamin nhóm B, tốt cho sức khỏe.

Những lưu ý khi ăn na

1. Cảnh giác với giòi

Na rất dễ có giòi, vì vậy nếu na chín kỹ, vỏ có nhiều vảy trắng và vết nứt, ngửi có mùi lạ thì bạn không nên sử dụng. Những quả na như vậy có thể đã bị côn trùng bò vào đẻ trứng sinh giòi, ăn vào có thể bị ngộ độc, đau bụng sau khi ăn.

2. Không cắn vỡ hạt na

Hạt na mặc dù có thể dùng làm thuốc nhưng lại có độc tố cao. Khi ăn na nếu cắn vỡ hạt thì độc tố trong nhân hạt na rất dễ phát huy tác dụng, gây hại cho cơ thể.

3. Không ăn na còn ương

Những quả na chưa chín kỹ hoặc chín nẫu đều không tốt. Na còn ương có chứa chất Tannin, khi chất này kết hợp với thức ăn hàng ngày sẽ tạo ra những hợp chất khiến cho hệ tiêu hóa bị ứ đọng và khiến bạn bị táo bón, khó tiêu.

Mua na chin ro, an bo nhung 4 nhom nguoi nay nen noi khong

4 nhóm người nên kiêng ăn na để bảo vệ sức khỏe

1. Người thừa cân béo phì

Vì na có chứa nhiều đường, cung cấp năng lượng nên người thừa cân béo phì không nên ăn nhiều. Ăn 1 quả na khoảng 200 – 250g sẽ tương đương với ăn 1 bát cơm. Vậy nên nếu bạn ăn nhiều loại quả này thì việc tăng cân là điều dễ hiểu.

2. Người bị mụn nhọt

Với những người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt thì không nên ăn nhiều na vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu, là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu – nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.

3. Người suy thận

Na là thực phẩm giàu kali nên không tốt cho người mắc bệnh suy thận đang cần ăn kiêng.

4. Người tiểu đường

Người mắc tiểu đường hoặc phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường cũng không nên ăn nhiều na bởi trong na có hàm lượng đường tương đối cao.

Suy dinh dưỡng trẻ em – nỗi lo của mẹ

Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của trẻ.

Làm thế nào nhận biết trẻ suy dinh dưỡng

Thực phẩm ăn sai cách sẽ mất chất dinh dưỡng

Các chuyên gia về dinh dưỡng đã chỉ ra những sai lầm mà bạn có thể mắc phải khi ăn uống khiến thức ăn mất đi đa số vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. 

Thuc pham an sai cach se mat chat dinh duong
 Bông cải xanh hấp giữ được chất dinh dưỡng nhiều nhất - Ảnh: Internet
Hãy cùng tìm hiểu lợi ích cũng như cách chế biến phù hợp của những loại thực phẩm dưới đây nhé.
Hạt lanh
Hạt lanh có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe vì trong các hạt này chứa nhiều chất xơ, chất béo omega 3 và lignan, một chất có khả năng chống ung thư. Tuy nhiên, cơ thể bạn không thể tiêu hóa toàn bộ lượng hạt mà bạn ăn vào.
Do đó, bạn chỉ cần rắc một ít vào thức uống buổi sáng hay thêm vào sữa chua sẽ giúp bạn không bỏ phí lượng dinh dưỡng của hạt lanh. Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên bạn nên sử dụng dạng bột của hạt lanh, dạng này giúp cơ thể hấp thu tốt hơn và không lãng phí lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bạn.
Cà chua
Thuc pham an sai cach se mat chat dinh duong-Hinh-2
 
Hầm cà chua là cách chế biến cà chua đem lại giá trị dinh dưỡng cao nhất. Mặc dù hầm cà chua có thể ảnh hưởng tới hàm lượng vitamin C, tuy nhiên cách chế biến này lại giúp tăng hàm lượng lycopene.
Sắc tố lycopene này không chỉ tạo ra màu đỏ đặc trưng của cà chua mà còn là một chất chống oxy hóa rất mạnh. Lycopene trong cà chua giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư và viêm.
Trà đen
Mặc dù các nghiên cứu cho rằng thêm sữa vào trà sẽ không ảnh hưởng đến thành phần chống oxy hóa trong trà, nhưng sữa có thể làm giảm lợi ích về tim mạch mà trà mang lại. Protein trong sữa có thể kết hợp với catechin trong trà và cuối cùng khiến cơ thể bạn khó hấp thu những chất có lợi cho sức khỏe của bạn.
Bông cải xanh
Việc ăn bông cải xanh bằng cách hấp sẽ khá buồn chán và đơn điệu với nhiều người. Thế nhưng, một nghiên cứu lại cho thấy hấp là cách nấu bông cải tốt nhất để đảm bảo chất dinh dưỡng có lợi cho bạn.
Đun sôi hay chiên bông cải sẽ khiến bạn mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng có lợi đấy. Vì vậy, bạn có thể hấp bông cải, kèm các loại sốt đặc biệt để chế biến thành món salad ngon miệng nhé.
Cà rốt
Thuc pham an sai cach se mat chat dinh duong-Hinh-3
 
Ăn cà rốt đã qua chế biến sẽ giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn gấp 5 lần so với ăn cà rốt sống. Nguyên nhân là do cà rốt đã được chế biến có chứa hàm lượng beta-carotene và lutein cao hơn, rất tốt cho thị lực, giúp làn da đẹp và trẻ trung.
Cà tím
Cách chế biến cà tím mang lại lợi ích tối đa cho sức khỏe là nướng. Khi bạn nướng, nồng độ kali trong cà tím tăng lên, trong khi nồng độ nitrat và nitrit giảm đi. Đây đều là những ion gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dâu tây
Thuc pham an sai cach se mat chat dinh duong-Hinh-4
 
Trong dâu tây chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin C, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là loại trái cây giải khát yêu thích trong gia đình. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen cắt dâu tây ra và lưu trữ thì sẽ bị hao hụt dinh dưỡng đấy.

Tin mới