Mùa tiêu dùng cuối năm nên đầu tư cổ phiếu nào để có lợi?

(Vietnamdaily) - Cuối năm là thời điểm người dân có xu hướng và thói quen tiêu dùng nhiều hơn, liệu có thể trở thành yếu tố giúp nhóm cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư?
 

Các doanh nghiệp tiêu dùng trúng đậm vào mùa cuối năm

Trong 10 tháng năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt hơn 4 triệu tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 9,4% (cùng kỳ năm 2018 tăng 8,9%).

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa – tiêu dùng đạt gần 3,1 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 76% và tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo nhận định của CTCK Vietcombank (VCBS), thu nhập của người dân hiện nay đang có xu hướng tăng lên, dự kiến đến trước năm 2021, khoảng 40% dân số sẽ trở thành tầng lớp trung lưu và đây chính là động lực tăng trưởng của ngành bán lẻ - tiêu dùng.

Các công ty chuyên về tiêu dùng, thương mại bán lẻ, trong đó có những doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán như VRE, FPT, MWG, PNJ… sẽ gia tăng doanh thu mạnh ở giai đoạn cuối năm, gần nhất đây là những diễn biến tích cực trong quý 3/2019.

Quý 3, CTCP Vincom Retail (VRE) ghi nhận 2.208 tỷ đồng doanh thu, giảm 25% so với cùng kỳ do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm từ 1.500 tỷ đồng xuống 339 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 33% đạt 901 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, Công ty đạt 6.475 tỷ đồng doanh thu và 2.467 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng lần lượt 6% và 15% so với cùng kỳ.

Cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc, CTCP Thế giới Di động (MWG) cho biết 9 tháng năm 2019 đạt 76.763 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 17% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế đạt 3.873 tỷ đồng, tăng 35%.

Việc thay đổi, mở rộng lĩnh vực kinh doanh đã giúp đà tăng trưởng của công ty duy trì tốt qua các năm, bất chấp ngành kinh doanh truyền thống là điện thoại đang dần bão hòa.

Tại CTCP Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail, FRT), tổng doanh thu trong 9 tháng qua đạt 12.427 tỷ đồng, tăng 12,7%. Trong đó, doanh thu mảng bán hàng trực tuyến đạt 2.974 tỷ đồng, tăng 59,3% và chiếm tỷ trọng 23,9% tổng doanh thu. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng cũng tăng 3%, đạt 292 tỷ đồng.

Cũng nằm trong khối bán lẻ, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng có kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng.

Cụ thể, trong quý 3, doanh thu thuần đạt 3.934 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 268 tỷ đồng, tăng tương ứng 25% và 21% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 9 tháng, Công ty đạt 11.679 tỷ đồng, tăng 11%; lợi nhuận trước thuế là 1.021 tỷ đồng, tăng 17%.

Mua tieu dung cuoi nam nen dau tu co phieu nao de co loi?
 Mùa tiêu dùng tăng cao, cổ phiếu ngành tiêu dùng sẽ được hưởng lợi?

Cổ phiếu sẽ được hưởng lợi?

Trong thời gian qua, dù cho diễn biến thị trường chung không thuận lợi, nhóm ngành cổ phiếu tiêu dùng cũng đã có giao dịch tích cực hơn và đang được định giá hấp dẫn.

Kết phiên 17/12, cổ phiếu MWG đang giao dịch quanh mức giá 113.300 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 30% so với mức 85.530 đồng/cổ phiếu hồi đầu năm, vốn hóa thị trường đạt hơn 50.000 tỷ đồng. Trong tháng 9, cổ phiếu MWG đã đạt mức giá 128.000 đồng/cổ phiếu.

Cách đây không lâu, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã bất ngờ nâng giá mục tiêu mỗi cổ phiếu MWG thêm tới 31%, lên 215.000 đồng/cổ phiếu.

Tương tự, cổ phiếu PNJ cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao từ vùng giá 66.000 đồng/cổ phiếu lên mức 82.200 đồng/cổ phiếu kết phiên giao dịch 17/12, tương đương mức tăng 26% kể từ đầu năm.

Theo CTCP Chứng khoán Quốc tế Việt (VISecurities), cổ phiếu được hưởng lợi khi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gia tăng. Như vậy, bước vào thời điểm cuối năm, cổ phiếu của các doanh nghiệp thuộc nhóm tiêu dùng nhiều khả năng sẽ nhận được trợ lực tích cực.

Trong khi đó, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá từ tốt đến khả quan đối với các nhóm ngành liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tiêu dùng như các ngành bán lẻ, hàng không, công nghệ, bảo hiểm nhân thọ và dược phẩm.

Đầu tư vào cổ phiếu tiêu dùng nào?

Khi được hỏi về đặc điểm của một cổ phiếu đáng đầu tư cho thời gian cuối năm 2019, một vị chuyên gia cho biết cổ phiếu đó nhiều khả năng sẽ thuộc ngành hàng tiêu dùng và có thị trường tiêu thụ nội địa lớn.

Các doanh nghiệp phải duy trì mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ổn định lớn hơn 10% hàng năm, cùng với đó, hoạt động của nó nên ít phụ thuộc vào dòng vốn vay (đặc biệt là vay ngoại tệ), với tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu ở mức an toàn thấp.

Mua tieu dung cuoi nam nen dau tu co phieu nao de co loi?-Hinh-2
 MSN, KDC, BBC, HHC,... là những mã cổ phiếu được gợi ý.

Trong đó, phải kể đến một số cổ phiếu ghi nhận tốc độ tăng trưởng đều như MSN của Tập đoàn Masan ở mảng thức ăn gia súc, thực phẩm đồ uống…; hay cổ phiếu KDC của Tập đoàn Kido.

Các công ty này đang được hưởng lợi nhờ nền kinh tế phát triển, quá trình đô thị hóa và dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm như đồ chế biến sẵn, kem, sữa chua, dầu ăn, mì tôm… sẽ tăng trưởng liên tục trong dài hạn.

Gần đây, cổ phiếu MSN liên tục sụt giảm sau thương vụ sáp nhập Vincommerce và Vineco vào Consumer Masan - công ty con của Masan.

Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu MSN có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh do các nhà đầu tư lo ngại việc tập đoàn sẽ phải làm thế nào để tạo ra dòng tiền tương lai bù đắp cho phần chi phí phải trả để nắm quyền kiểm soát hệ thống VinCommere và VinEco. 

Tuy nhiên trong dài hạn, khi nắm trong tay nhiều lợi thế như trên, thì Masan sẽ ngày càng phát triển mạnh. Theo đó, giá cổ phiếu MSN sẽ sớm phục hồi trở lại, nhiều khả năng sẽ quay trở lại vùng đỉnh cũ 90.000 đồng/cp trong trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, giai đoạn giao mùa quý 3 sang quý 4 thường là khoảng thời gian tích lũy cổ phiếu, bởi thông thường, các cổ phiếu đã tạo mặt bằng giá rẻ nhất trong năm vào quý 3 và nhà đầu tư mua vào với kỳ vọng quý 4 cho tới quý 1 năm sau sẽ có kết quả tích cực.

Nhà đầu tư được khuyến nghị lựa chọn các doanh nghiệp có chu kỳ lợi nhuận tăng trưởng mạnh vào cuối năm, đơn cử các doanh nghiệp thực phẩm, bánh kẹo như BBC, HHC…, với lợi nhuận quý 4 thường chiếm 30 - 40% tổng lợi nhuận cả năm.

Giá thịt lợn tăng cao khiến CPI tháng 11 tăng 0,96%, mức cao nhất tháng 11 trong 9 năm

(Vietnamdaily) - Nguồn cung thịt lợn giảm làm giá thịt và giá các thực phẩm chế biến từ thịt tăng là nguyên nhân khiến CPI tháng 11/2019 tăng cao.
 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2019 tăng 0,96% so với tháng trước, mức tăng cao nhất của tháng 11 trong 9 năm trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung thịt lợn giảm làm giá thịt lợn và các thực phẩm chế biến từ thịt tăng cao.

Tuy nhiên, tính bình quân 11 tháng, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 2,57% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mức tăng bình quân 11 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây.

Vì sao khối ngoại tháo chạy, thị trường phản ứng tiêu cực với Masan?

(Vietnamdaily) - Sau cái bắt tay nhận chuyển nhượng VinCommerce và VinEco của Masan từ Vingroup, thị trường phản ứng tiêu cực với cổ phiếu MSN của Masan.
 

Kết phiên 4/12, cổ phiếu MSN đứng ở mốc 62.500 đồng/cp. Vốn hóa của Masan bay gần 7.600 tỷ đồng chỉ sau 2 phiên giao dịch xuống còn 73.059 tỷ đồng.

Thanh khoản của MSN tiếp tục đột biến, tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 5,52 triệu cổ phiếu, lên cao nhất lịch sử giao dịch của cổ phiếu này và gấp gần 12 lần bình thường.