Mục đích Iran bổ nhiệm Tư lệnh Vệ binh Cách mạng mới?

(Kiến Thức) - Các nhà lập pháp Iran cho biết việc lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei bổ nhiệm Tướng Hossein Salami làm Tư lệnh mới của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) là nhằm gửi một thông điệp rõ ràng tới Mỹ.

Mục đích Iran bổ nhiệm Tư lệnh Vệ binh Cách mạng mới?
Theo hãng Fars (Iran), các nhà lập pháp Iran đã nhấn mạnh sự ủng hộ đối với tân Tư lệnh IRGC Hossein Salami và mô tả quyết định bổ nhiệm này là thông điệp rõ ràng gửi tới Mỹ.
"Động thái này là một thông điệp rõ ràng gửi tới Mỹ và thế giới, cũng như cho thấy con đường soi sáng của lãnh tụ tối cao Iran trong cuộc chiến không ngừng nghỉ chống lại các thế lực kiêu căng và sự ủng hộ đối với cuộc kháng chiến vẫn tiếp diễn", tuyên bố cho biết.
Muc dich Iran bo nhiem Tu lenh Ve binh Cach mang moi?
Tân Tư lệnh IRGC Hossein Salami. Ảnh: Twitter.
Các nhà lập pháp Iran cũng cho rằng quyết định bổ nhiệm này sẽ tái tạo sức mạnh của IRGC và nâng cao hình ảnh của lực lượng IRGC trong lòng người dân Iran.

Mời độc giả xem thêm video về ông Hossein Salami (Nguồn: Youtube)

Trước đó, ngày 21/4, lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei đã bổ nhiệm Tướng Hossein Salami làm Tư lệnh mới của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, thay thế người tiền nhiệm là Thiếu tướng Mohammad Ali Jafari.

"Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei đã bổ nhiệm Chuẩn tướng Hossein Salami làm tân Tư lệnh IRGC, thay thế Thiếu tướng Mohammad Ali Jafari", nguồn tin cho hay.

Được biết, động thái này diễn ra không lâu sau khi Mỹ liệt IRGC vào danh sách các tổ chức khủng bố nước ngoài khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Iran ngày càng trở nên căng thẳng.

IRGC thảm bại trước tên lửa mới của phiến quân Syria

(Kiến Thức) - Trận chiến ngày 6/5 ở làng Khan Touman phía tây nam Aleppo gần đường cao tốc chính dẫn đến Damascus là thất bại lớn nhất của Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC).

IRGC thảm bại trước tên lửa mới của phiến quân Syria
Nguồn tin quân sự và tình báo của debkafile cho biết phiến quân Jaysh al Fath - một nhánh của Mặt trận al-Nusra - đã phục kích và giáng cho lực lượng IRGC và Hezbollah một đòn đau nhớ đời ở làng Khan Touman.
Trước khi trận phục kích ở làng Khan Touman diễn ra, các vị chỉ huy của Iran và Hezbollah ở Syria không hề biết rằng quân nổi dậy đã nhận được một lô hàng tên lửa chống tăng MILAN do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp và Ả-rập Xê-út tài trợ. Đối mặt với loại vũ khí tiên tiến này, các lực lượng Iran và Hezbollah đã bị hoảng loạn “vô phương chống đỡ”.

Lạ thường cuộc sống ở Iran trước Cách mạng Hồi giáo

(Kiến Thức) - Bộ ảnh màu dưới đây ghi lại cuộc sống ở Iran dưới thời Vua Pahlavi Shah, trước khi ông bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.

Lạ thường cuộc sống ở Iran trước Cách mạng Hồi giáo
La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao
 Cuộc sống ở Iran trước cuộc Cách mạng Hồi giáo có khá nhiều sự thay đổi bởi Vua Pahlavi Shah (Mohammad Reza Pahlavi), nắm quyền từ 16/9/1941 cho đến khi bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, được cho là chịu ảnh hưởng lớn từ phương Tây. Ảnh: Lễ đăng quang của Vua Pahlavi Shah. Ảnh: ATI.
La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-2
 Một cặp đôi ngồi thưởng thức trà trong một nhà hàng ở thủ đô Tehran. Ảnh: ATI.
La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-3
 Cách mạng Hồi giáo Iran 1979 là một cuộc cách mạng đưa Iran từ chế độ quân chủ do Shah Mohammad Reza Pahlavi đứng đầu trở thành quốc gia Cộng hòa Hồi giáo dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ tối cao Ayatollah Ruhollah Khomeini. Ảnh: Một tiểu thương bán trái cây ngoài chợ. Ảnh: ATI.
La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-4
Những năm 1960 là thời kỳ quan trọng đối với đất nước Iran với việc định hình, tiếp nhận nền văn hóa và đưa ra những quy định pháp lý trong thế giới ngày càng toàn cầu hóa. Ảnh: ATI.
La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-5
Một trong những mặt hiện đại hóa Iran bao gồm việc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ảnh: ATI.
La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-6
Theo ATI, nền kinh tế Iran tăng trưởng nhanh trong khoảng thời gian từ 1950 đến giữa những năm 1970. Ảnh: ATI.
La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-7
 Một người dân Iran với sạp hàng bán ngoài đường. Ảnh: ATI.
La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-8
Năm 1947, Vua Shah đã thành lập một liên đoàn bóng đá quốc gia Iran như một biện pháp nâng cao tính hiện đại và thể hiện cho thế giới bên ngoài thấy. Ảnh: ATI.
La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-9
Một phụ nữ đưa con nhỏ đi mua quần áo tại cửa hàng thời trang. Trong khoảng thời gian này, trang phục cũng là biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Ảnh: ATI.
La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-10
 Dưới thời Vua Shah, việc nâng cao trình độ học vấn cho người dân Iran cũng đạt được thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có một sự cách biệt lớn giữa tỷ lệ biết chữ ở nông thôn và thành thị. Ảnh: ATI.
La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-11
Những người phụ nữ làm việc trong công xưởng. Ảnh: ATI.
La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-12
 Mặc dù vậy, chế độ của Shah không nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Quần chúng nhận thức rằng Shah chịu ảnh hưởng lớn từ Phương Tây. Ảnh: ATI.
La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-13
Sau Cách mạng Hồi giáo, nhiều quy định văn hóa mang tư tưởng hiện đại mà Vua Shah đưa ra đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, bóng đá không nằm trong số đó. Ảnh: ATI.
La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-14
Chính quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng thực thi nhiều biện pháp và chính sách nhằm giữ các yếu tố bản sắc Iran và loại bỏ những yếu tố ngoại lai của phương Tây. Ảnh: ATI.

Nhìn lại mối quan hệ đầy "sóng gió" giữa Mỹ và Iran

(Kiến Thức) - Mối quan hệ Mỹ-Iran từng trải qua nhiều "sóng gió" trong suốt hàng thập kỷ qua nhưng ở thời điểm hiện tại nó không còn là những cơn sống ngầm khi Tổng thống Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.

Nhìn lại mối quan hệ đầy "sóng gió" giữa Mỹ và Iran
Mối quan hệ Mỹ-Iran liên tục rơi vào trạng thái căng thẳng trong suốt hàng thập kỷ qua, đặc biệt là sau vụ khủng hoảng con tin gần 40 năm trước. 
Khủng hoảng chính trị Mỹ-Iran năm 1979

Tin mới