Nghiên cứu trên được một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc từ Đại học Fudan, Thượng Hải thực hiện sau khi họ phát hiện mực Hu Kaiwen có nhiều nét tương đồng với vật liệu nano được sử dụng trong điều trị các ca ung thư cấp tính gọi là phương pháp điện quang.
Ảnh minh họa. |
Phương pháp điện quang được thực hiện như sau: bác sĩ tiến hành tiêm một hợp chất có chữa vật liệu nano vào khối u trong cơ thể, sau đó tìm kiếm và tiêu diệt khối u bằng tia laser. Khi tia laser chiếu vào vật liệu nano trong tế bào ung thư, tế bào này nóng lên và chết.
Tuy là một phương pháp hay nhưng trở ngại lớn nhất của phương pháp này là tìm ra đúng loại vật liệu để tiêm vào cơ thể.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu rất nhiều loại vật liệu nano nhân tạo để ứng dụng trong điều trị điện quang: từ ống nano carbon đã chỉnh sửa tới graphene nhưng những vật liệu này hoặc độc hại, hoặc quá đắt đỏ hoặc khó làm.
Trong khi đó mực HuKaiwen làm từ thực vật lại đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một vật liệu nano cần thiết: hấp thụ ánh sáng và nóng lên, ổn định trong nước, không quá đắt và phức tạp (trong tạo ra) và quan trọng là không độc hại với cơ thể.
Để thử nghiệm giả thuyết của mình, các nhà nghiên cứu đã phân tích loại mực này và phát hiện nó bao gồm nhiều hạt nano carbon nhỏ, có khả năng nóng lên tới 55 độ C sau 5 phút chiếu bức xạ hồng ngoại –có khả năng hấp thụ nhiệt tốt hơn bất cứ một loại vật liệu dùng cho phương pháp điện quang từ trước tới nay.
“Chúng tôi nhận thấy tác động nhiệt quang của mực Hu Kaiwen hầu như không đổi kể cả khi chúng được bảo quản tới 90 ngày” – các nhà khoa học lý giải.
Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, mực cho thấy nó có tương thích với tế bào người trong điều kiện thường, nhưng khi bị đốt nóng, nó sẽ tiêu diệt tế bào ung thư. Mực Hu cho hiệu quả cao hơn với cùng một loại laser khi nồng độ mực tăng lên.