Mực tím không phai – công nghệ ngăn gian lận trong bầu cử

Trong các cuộc bầu cử lớn và phức tạp với quy mô chưa từng có tại Ấn Độ, ngón trỏ tay trái của hàng triệu cử tri nước này luôn được bôi mực màu tím.

Nhiều thập kỷ qua, Ấn Độ đã sử dụng loại mực được làm chủ yếu từ bạc nitrat để xác nhận cử tri sau khi họ đã bỏ phiếu nhằm ngăn chặn bỏ phiếu lại và gian lận. Khi tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời, loại mực này sẽ thấm vào da và móng tay, không thể xóa sạch trong nhiều tuần.
Muc tim khong phai – cong nghe ngan gian lan trong bau cu
 Mực được bôi lên ngón trỏ tay trái của cử tri. Ảnh: India Today
Được thành lập vào năm 1937, Mysore Paints And Varnish - công ty thuộc sở hữu của chính phủ ở Karnataka - là công ty duy nhất tại quốc gia này được ủy quyền sản xuất mực bầu cử.
Vishalakshi K – người quản lý chất lượng sản phẩm của công ty – cho biết Uttar Pradesh là bang đặt hàng với số lượng nhiều nhất, còn đảo Lakshadweep đặt hàng ít nhất, chỉ với 110 lọ.
Theo tờ India Times, Ủy ban bầu cử Ấn Độ bán mỗi lọ mực với giá 174 rupee (51.000 đồng). Sau mỗi đợt bỏ phiếu, Mysore Paints And Varnish thu về hơn 7 triệu USD.
Bên cạnh Ấn Độ, hơn 30 quốc gia khác cũng sử dụng mực bầu cử của Mysore Paints.
Để tẩy sạch vết mực, các cử tri thường sử dụng nước tẩy trang, nước cốt chanh và nhựa đu đủ thô song thường những mẹo như vậy không mấy thành công. Ông Mohammed Irfan, Giám đốc điều hành công ty, cho hay các quan chức bầu cử phải lau sạch ngón tay của cử tri trước khi bôi mực nhằm đảm bảo mực giữ được màu và không ai lau được.
Mực bầu cử lần đầu tiên được sử dụng ở Ấn Độ trong cuộc bầu cử Hạ viện năm 1962. Kể từ lần đầu xuất hiện, việc dùng mực bầu cử đã trở thành thông lệ tiêu chuẩn trong các cuộc bầu cử ở Ấn Độ nhằm duy trì công bằng và minh bạch của quá trình bỏ phiếu.

Cơ cấu thành viên Chính phủ có 4 Phó Thủ tướng, 18 Bộ trưởng

Sáng 28/7, với tổng số 479/479 đại biểu tán thành (đạt tỷ lệ 95,99% tính trên tổng số đại biểu) Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Cơ cấu thành viên Chính phủ có 4 Phó Thủ tướng, 18 Bộ trưởng
Theo Nghị quyết được thông qua, cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV có 27 thành viên, gồm: Thủ tướng Chính phủ; 4 Phó Thủ tướng Chính phủ; 18 Bộ trưởng các bộ; 4 Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Co cau thanh vien Chinh phu co 4 Pho Thu tuong, 18 Bo truong

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ. 

Thủ tướng phê chuẩn ông Phan Văn Mãi làm Chủ tịch UBND TPHCM

Thủ tướng đã phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND TPHCM đối với ông Phan Văn Mãi và phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức danh trên đối với ông Nguyễn Thành Phong.

Thủ tướng phê chuẩn ông Phan Văn Mãi làm Chủ tịch UBND TPHCM
Thu tuong phe chuan ong Phan Van Mai lam Chu tich UBND TPHCM

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa ký thay Thủ tướng quyết định phê chuẩn bầu chức vụ Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM.  Đồng thời, Thủ tướng cũng đã phê chuẩn kết quả miễn nhiệm Chủ tịch UBND TPHCM đối với ông Nguyễn Thành Phong để nhận nhiệm vụ mới.

Sẽ ra sao nếu bà Le Pen trở thành nữ Tổng thống Pháp?

Bà Marine Le Pen rất có thể sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Pháp năm 2022 - Tờ Real Instituto Elcano nhận định.

Sẽ ra sao nếu bà Le Pen trở thành nữ Tổng thống Pháp?
Ít ngày trước vòng 1 bầu cử tổng thống Pháp, theo kết quả thăm dò ý định bỏ phiếu của cử tri, bà Le Pen đã rút ngắn khoảng cách 4 điểm so với đối thủ là Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron. 
Chính trị gia cực hữu Marine Le Pen sinh năm 1968, tại Neuilly-sur-Seine, phía tây Paris. Bà học ngành luật và trở thành luật sư tại Paris năm 1992. Bà là con gái út của Jean-Marie Le Pen, người sáng lập đảng Mặt trận Quốc gia năm 1972, theo The Spectator. Cũng theo tạo chí này nhận định, Le Pen là một trong những chính trị gia "thú vị" của Châu Âu. 

Tin mới