Muốn cai nghiện điện thoại, chỉ cần bật chế độ đen trắng?

Theo nghiên cứu, màu sắc trên các ứng dụng hoặc giao diện điện thoại có xu hướng thu hút người dùng, giữ họ ở lại lâu hơn và sớm quay lại sử dụng hơn.

“Tôi đã chuyển máy sang chế độ đen trắng và nó thật tuyệt vời”, Nellie Bowles của The New York Times chia sẻ trong một bài viết đăng ngày 12/11. “Trong một nỗ lực cắt cơn nghiện điện thoại, tôi đã gia nhập một nhóm nhỏ những người chuyển máy sang chế độ đen trắng”, biên tập viên này nói thêm.
Được phổ biến bởi nhà triết học Tristan Harris, mục đích của việc chuyển điện thoại sang màu đen trắng là nhằm giảm bớt kích thước của màn hình hình điện thoại.
 
“Tôi đã thử vài ngày và thấy có hiệu quả thực sự. Hóa ra, chỉ cần làm cho chiếc điện thoại tồi tệ đôi chút, chúng ta sẽ không giữ nó khư khư cả ngày nữa. Chúng tôi là những động vật đơn giản, cảm thấy vui mừng khi thấy những màu sắc tươi sáng”, Bowles nói.
Những gã khổng lồ công nghệ tại thung lũng Silicon như Google, Facebook biết điều này. Họ tìm đến lĩnh vực khoa học thần kinh để xem não bộ phản ứng thế nào với màu sắc trên các ứng dụng. Thứ gì mang lại niềm vui và giữ mắt người dùng ở lại lâu hơn.
Nghiên cứu mới đây cho thấy mức độ quan trọng của màu sắc đối với sự hiểu biết của người dùng về các ưu tiên và cảm xúc.
Không phải ai cũng muốn dán mắt vào màn hình điện thoại. Tuần vừa qua, 2 nhà đầu tư đã yêu cầu Apple tìm cách để giúp cha mẹ giới hạn việc sử dụng iPhone, iPad của trẻ em.
Mack McKelvey - Giám đốc hãng quảng cáo SalientMG (Washington, Mỹ) - nói rằng bà biết rõ về các thủ thuật nhà sản xuất sử dụng để giữ người dùng ở lại với chiếc điện thoại lâu hơn, và sớm cầm nó lên hơn sau khi đặt xuống.
“Bạn không mua một chiếc hộp ngũ cốc đen trắng, bạn mua một chiếc di động với màu kích thích thực sự, kèm các ứng dụng với được phát triển với hình dáng, màu sắc đều được nghiên cứu kỹ ”, bà McKelvey nói. “Có một thế giới rực rỡ ngoài kia. Lẽ ra chiếc điện thoại của bạn không nên thay thế nó”.
McKelvey cũng chuyển điện thoại của mình sang chế độ đen trắng nhưng nó khó hơn bà nghĩ. “Tôi mất khoảng 40 phút để tìm ra cách. Họ thực sự đã chôn giấu phần cài đặt đó”, bà nói. “Bạn phải thực sự muốn làm như vậy”.
Một người mà Facebook và các ông lớn khác tìm đến là Thomas Z.Ramsoy - Giám đốc của Neurons, công ty 4 năm tuổi ở Copenhagen. Công ty của ông này scan não chúng ta và theo dõi cử chỉ mắt để nghiên cứu về các ứng dụng, nâng cấp và công nghệ tương lai.
Công ty này đánh giá hoạt động điện của não người trong khi họ tương tác với điện thoại, chẳng hạn nhắn tin hay cuộn trang trên Facebook.
Chế độ đen trắng có thể giúp bạn bớt phụ thuộc vào chiếc điện thoại hơn. Ảnh: CultofMac.
 Chế độ đen trắng có thể giúp bạn bớt phụ thuộc vào chiếc điện thoại hơn. Ảnh: CultofMac.
Mục đích, theo ông Ramsoy, thường là cho một sản phẩm có thể truyền cảm xúc hạnh phúc và thu hút sự chú ý của người dùng. Trong năm 2017, Facebook là khách hàng lớn nhất của công ty này. “Màu sắc và hình dáng là những chiếc tàu phá băng, bắt lấy sự chú ý của mọi người. Sự chú ý chính là loại tiền tệ mới”, ông nói. “Sở hữu một giao diện thu hút sự chú ý của người dùng chính là thứ hái ra tiền”.
Việc chuyển màn hình điện thoại thành đen trắng, theo ông Ramsoy, là một hình thức lựa chọn lại.
Các công ty dùng màu sắc để thúc đẩy lựa chọn của người dùng (chẳng hạn, bạn muốn mở email nhưng cuối cùng lại chọn Instagram khi nhìn thấy biểu tượng nhiều màu sắc của nó). Đưa điện thoại về chế độ đen trắng sẽ xóa sạch những ưu tiên đó. Ông Ramsoy gọi đó là “điều khiển sự chú ý”.
“Đây là một ý tưởng tốt”, ông nói. “Bạn phải tắt cả âm thanh đi nữa”.
Các công ty ở thung lũng Silicon đang trong một trận chiến giành giật sự chú ý của người dùng. “Tôi có cảm giác, họ đang là người điều khiển con mắt của tôi vậy”, Nellie Bowles nói. “Sau khi chuyển sang chế độ đen trắng, tôi không đột nhiên biến thành người khác nhưng cảm thấy có kiểm soát hơn. Điện thoại giờ đây giống một thứ công cụ, không phải món đồ chơi. Khi tôi mở nó để viết email, tôi ít có khả năng chuyển sang Instagram. Khi tôi xếp hàng chờ cafe, nó không phải thứ giúp tôi giết thời gian như trước. Sự chuyển đổi này giúp tôi nhận ra, ít nhất tôi vẫn có những lựa chọn khác”.

Tác hại đáng sợ của việc nghiện smartphone

Nhà tâm lý học xã hội Sherry Turkle sẽ cho chúng ta biết những gì xảy ra với não bộ khi liên tục dùng điện thoại.

Video: Tác hại đáng sợ của việc nghiện smartphone:

Đã tìm ra nguyên nhân khiến con người nghiện smartphone

Trạng thái lạnh nhạt gây ra bởi việc nghiện smartphone được các nhà khoa học gọi là "phubbing".

“Phubbing” là một thuật ngữ được ghép từ “phone” (điện thoại) và “snub” (lạnh nhạt). Nó chỉ tới việc con người trở nên lạnh nhạt với mọi người xung quanh, mà nguyên nhân chính là nghiện smartphone.

5 cách để “cai nghiện” smartphone siêu hiệu quả

Khi smartphone đã trở nên không thể thiếu, người dùng vẫn có 5 cách để "cai nghiện" smartphone nếu biết áp dụng trong một kì nghỉ.

Thường xuyên dành quá nhiều thời gian cho điện thoại thông minh – chứng tỏ bạn đã “nghiện” nó. Bạn lướt mạng xã hội vào buổi sáng, trò chuyện bằng tin nhắn văn bản tất cả ngày và lướt web vào buổi tối. Để tách mình ra khỏi kết nối một cách thông minh, hãy làm theo 5 cách "cai nghiện" smartphone rất thuyết phục sau đây:

Tin mới