Muốn phát hành trái phiếu quốc tế, Vingroup bao lần huy động vốn ngoại?

(Kiến Thức) - Tới đây, Tập đoàn Vingroup lấy ý kiến cổ đông về việc chào bán và niêm yết trái phiếu ra thị trường quốc tế. Giai đoạn từ năm 2013-2019, tập đoàn này đã thực hiện tới 17 giao dịch huy động vốn quốc tế với tổng số tiền 7,6 tỷ USD.

Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa thông báo quyết định Hội đồng quản trị lấy ý kiến cổ đông về việc chào bán và niêm yết trái phiếu ra thị trường quốc tế. Cùng với đó là các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quyết định của đại hội đồng cổ đông.
Thời gian lấy ý kiến cổ đông dự kiến diễn ra từ 8/8 đến 8/9.
Theo tìm hiểu của PV, Tập đoàn Vingroup trước đây từng huy động vốn rất thành công trên thị trường quốc tế. Từ năm 2013 đến 2019, Vingroup đã thực hiện tới 17 giao dịch huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài với tổng số tiền 7,6 tỷ USD (bao gồm vốn vay và vốn cổ phần).
Muon phat hanh trai phieu quoc te, Vingroup bao lan huy dong von ngoai?
Trong vòng 6 năm, Vingroup đã huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài với tổng số tiền 7,6 tỷ USD. (Ảnh minh họa).

Theo Tạp chí Nhà Đầu, thương vụ huy động vốn cổ phần đầu tiên của Vingroup là khoản đầu tư 200 triệu USD từ Warburg Pincus vào Vincom Retail tháng 5/2013. Đến tháng 6/2015, quỹ đầu tư này tiếp tục rót thêm 100 triệu USD. Đầu tư 300 triệu USD để đổi lấy 20% cổ phần, Warburg Pincus đã lãi hơn gấp đôi khi Vincom Retail thực hiện IPO vào cuối năm 2017.

Đợt huy động vốn lớn nhất diễn ra vào tháng 5/2018 với 1,35 tỷ USD, đây là đợt chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) của Vinhomes. Đến tháng 5/2019, thương vụ huy động vốn 1 tỷ USD của Vingroup đã diễn ra với đối tác chiến lược SK Group.
Việc huy động vốn của Vingroup diễn ra mạnh nhất trong hai năm gần đây với tổng số tiền huy động hơn 4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất là Vinhomes và VinFast. Gần đây nhất là vào tháng 9/2019, khi quỹ đầu tư quốc gia của Singapore (GIC) đã chi ra 500 triệu USD mua cổ phiếu của VCM (công ty mẹ của Vincommerce).
Năm 2020, Vingroup đề ra kế hoạch doanh thu thuần 145.000 tỷ đồng, tăng 12%; lợi nhuận sau thuế giảm 35% xuống 5.000 tỷ đồng.
Kế hoạch lợi nhuận giảm do mảng dịch vụ du lịch vận hành bởi Vinpearl gặp khó khăn do dịch COVID-19. Mảng công nghiệp của VinFast và VinSmart đang trong quá trình đầu tư chiếm lĩnh thị phần, chấp nhận bù lỗ 3 đến 5 năm.
Dòng tiền chủ yếu đến từ Vinhomes khi mở bán các phân khu thuộc 3 đại dự án Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park…

Vingroup bổ nhiệm CEO nam đầu tiên sau 10 năm

Ông Nguyễn Việt Quang, người vừa được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vingroup, là CEO nam đầu tiên của doanh nghiệp trong hơn 10 năm nay.

Tập đoàn Vingroup - CTCP (VIC) đã công bố việc lãnh đạo cấp cao trong ban điều hành. Ông Nguyễn Việt Quang, thành viên HĐQT, được bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc tập đoàn để thay thế cho bà Dương Thị Mai Hoa. Thời gian bổ nhiệm là 3 năm kể từ ngày ra quyết định.

Vinmart được “hô biến” từ Ocean Mart... sắp tới đổi tên Masan Mart?

(Kiến Thức) - Khi tưởng Vinmart của VinGroup đã nằm lòng người tiêu dùng Việt Nam thì bỗng dưng “ông lớn” này lại chuyển nhượng cho Masan Group, thông tin thương vụ này khiến không ít người tiêu dùng ngỡ ngàng.

Mới đây, thông tin thương vụ “bom tấn” giữa Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup và Công ty cổ phần Tập đoàn Masan ký thỏa thuận nguyên tắc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Theo nội dung thỏa thuận, Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp VinCommerce của Vingroup (bán lẻ), Công ty VinEco (nông nghiệp), Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer Holding (tiêu dùng) sẽ sáp nhập để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng - bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Theo đó, Vingroup sẽ hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của Công ty mới sau sáp nhập. Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, còn Vingroup là cổ đông.

Tin mới