“Mượn” siêu máy tính của các game thủ để chống Covid-19
(Kiến Thức) - Hãng sản xuất đồ họa nổi tiếng Nvidia đang kêu gọi hàng triệu game thủ PC cho các nhà khoa học ''mượn'' siêu máy tính cấu hình cao, hỗ trợ quá trình nghiên cứu thuốc chữa bệnh Covid-19.
Ngọc Quỳnh
Mới đây hãng sản xuất đồ họa nổi tiếng thế giới Nividia đã lên tiếng kêu gọi loạt game thủ toàn cầu góp sức chống lại virus corona đang diễn biến phức tạp. Những loại PC game thủ sử dụng được gọi là các siêu máy tính có thể góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển thuốc chữa hay vacxin chống Covid-19.
Nividia kêu gọi các gam thủ cho nhà khoa học "mượn" siêu máy tính để hỗ trợ nghiên cứu thuốc chữa Covid-19.
Bằng cách sử dụng phần mềm do Folding@home tạo ra, các game thủ - hoặc bất kỳ ai sở hữu máy tính cấu hình cao có thể "cho mượn'' card đồ họa. Phần mềm này được liên kết toàn cầu, kết hợp sức mạnh của nhiều máy tính qua internet về cơ bản sẽ tạo ra một siêu máy tính quốc tế khổng lồ.
Được khởi xướng bởi đại học danh tiếng Stanford (Mỹ) từ năm 2001, Folding@home là dự án sử dụng công nghệ để nghiên cứu sự hình thành các dạng protein. Qua đó có những phát hiện giúp các nhà khoa học tìm ra phương pháp điều trị các bệnh, bao gồm cả ung thư.
Folding@home là dự án sử dụng công nghệ để nghiên cứu sự hình thành các dạng protein trong quá trình tạo ra phương pháp chữa bệnh.
Thông thường, các nhà nghiên cứu sẽ cần một siêu máy tính để thực hiện mô phỏng và tính toán hoạt động của các protein. Tuy nhiên, chi phí để mua và vận hành một siêu máy tính hỗ trợ chống Covid-19 khá lớn, trong khi máy tính chơi game thường sở hữu card đồ họa mạnh mẽ, lý tưởng để giúp xử lý lượng dữ liệu khổng lồ trong các dự án như thế này.
Theo đó, nếu đang sở hữu bộ PC cấu hình cao, bộ xử lý GPU mạnh mẽ, bạn có thể tải phần mềm có tên gọi FAH tại link https://foldingathome.org/start-folding/ để thực hiện việc "cho mượn" máy tính. Các đoạn dữ liệu sẽ được chia nhỏ và gửi qua Internet đến máy tính người tham gia dự án thông qua phần mềm này.
Sau khi được phân tích, xử lý trên máy tính của người dùng, kết quả được gửi lại cơ sở dữ liệu của Folding@home. Càng nhiều người tham gia, sức mạnh tính toán của hệ thống mạng phân tán này càng thêm mạnh mẽ.
Và điều này cũng đồng nghĩa với việc giúp đẩy nhanh quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về virus SARS-CoV-2, thậm chí giúp kiếm soát và nhanh chóng tìm ra cách chữa khỏi bệnh do virus nguy hiểm này.
Mỹ sử dụng siêu máy tính để chống lại COVID 19. Nguồn: Youtube GearVN
Hố chôn nạn nhân Covid-19 ở Iran như một sân bóng đá được nhìn thấy từ vệ tinh
(Kiến Thức) - Vài ngày sau khi chính phủ công bố dịch, các hố chôn nạn nhân Covid-19 ở Iran xuất hiện và ngày càng nhiều. Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy, tổng chiều dài của hố hiện nay đã lên tới 90 m - ngang với một sân bóng đá.
Hai ngày sau khi công bố các trường hợp tử vong đầu tiên bởi virus corona, Iran chính thức trở thành ổ dịch Covid-19 lớn nhất ngoài Trung Quốc.
Theo Washington Post, nhiều hoạt động đào đất bất thường xuất hiện tại khu nghĩa trang Behesht-e Masoumeh tại Qom, cách thủ đô Tehran 120 km về hướng nam.
Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy, những hố đất này ngày càng được mở rộng khi virus tiếp tục lây lan. Đến ngày 21/2 hai rãnh đất đã có tổng chiều dài tới 90 m, ngang sân bóng đá, và thậm chí có thể được nhìn thấy từ ngoài không gian.
Theo phân tích từ các chuyên gia, những rãnh đất này được đào lên để làm hố chôn các nạn nhân tử vong vì Covid-19 ở Iran. Còn loạt đống vôi trắng bên cạnh nhìn từ hình ảnh vệ tinh, có thể được sử dụng để khử mùi và sự phân hủy của xác chết, theo Washington Post.
Một số video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy cảnh đưa nhiều quan tài về phía rãnh đất có nhiều ngôi mộ, cùng lời bình luận của người quay càng khẳng định sự việc trên là thật. Quan chức Iran trong những tuần qua cũng đã xác nhận việc dùng vôi khi mai táng nạn nhân virus corona.
Bộ Y Tế nước này cho biết tại thành phố Qom, nơi có khoảng 1,2 triệu người sinh sống đã có 846 người nhiễm bệnh nhưng không công bố số người tử vong. Tuy nhiên, theo hình ảnh vệ tinh chụp khu nghĩa trang với những ngôi mộ dài tới tận cuối, con số này có thể lớn hơn rất nhiều so với báo cáo.
Iran, quốc gia sở hữu 80 triệu dân thời gian qua đã chịu ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19. Hơn 10.000 người nhiễm bệnh, 429 ca tử vong, trong đó có cả những quan chức hàng đầu nước này đã khiến nhiều người hoài nghi về việc chính quyền đang giảm nhẹ quy mô của dịch bệnh.
Trong ngày 12/3, Iran công bố thêm 1.075 ca nhiễm Covid-19 mới và 75 ca tử vong. Thủ đô Tehran hiện là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất với khoảng 2.000 ca nhiễm.
Trước đó, ngày 11/3 Iran đã phóng thích 70.000 tù nhân để hạn chế sự lây lan của virus corona theo kêu gọi từ phía Liên Hợp Quốc. Đồng thời đóng cửa tạm thời các trường học và đại học cho đến đầu tháng 4.
Phó Tổng thống, Thứ trưởng, đại sứ và hàng loạt quan chức cấp cao Iran nhiễm Covid-19. Nguồn: Youtube Báo Thanh niên
Những bức ảnh “hớp hồn” người xem qua camera iPhone 7 Plus
(Kiến Thức) - Những bức ảnh “hớp hồn” người xem sẽ là không nói quá với bộ ảnh của tác giả Nguyễn Tú. Điều đặc biệt là những bức ảnh này được tác giả chụp bằng chiếc điện thoại iphone 7 plus.
Một bức ảnh nhẹ nhàng mà sắc xuân. Tôi thích cái cách chơi sáng của tác giả và cách anh truyền tải thông tin tới người xem ở bức ảnh này. "Xuân về e ấp đôi chim én. Nắng lùa vạt mây tắm núi sông. Nhành hoa khẽ động lay sương sớm. Ai đó miền xuôi còn nhớ không"
Ảnh đen trắng vốn dĩ khó hấp dẫn người xem bởi lẽ màu sắc trong ảnh là tông đen trắng đơn điệu. Đây cũng là điểm khó trong sáng tác, ý ảnh luôn cần giải, thông điệp cần rãi bày với sáng tối, đen trắng mà thôi.
Nơi miền sơn cước giản đơn, chiếc đu quay phiên bản mộc mạc, một khoảnh khắc phiêu linh của cô bé người Mông được tác giả khéo léo ghi lại.
Ngắm bức ảnh tôi chợt nhớ về câu thơ của tác giả Axeng: "Ai về tây bắc cùng em. Ghé thăm phong cảnh núi xen mây ngàn" (Mùa xuân tây bắc/Axeng).
Xa miền ngược, ghé miền xuôi, tác giả đưa người xem nơi phố thị một giác cảm thân thuộc hàng ngày. Bức phố vắng như một khoảng lặng trong phố Hà Nội vồn vã thường nhật.
Hà Nội phố, quán cóc ven đường, thú ăn quà sáng như một nét rất riêng của Hà Nội cổ. Nhiều con phố nhỏ trên phố vẫn còn đâu đó những quán quà sáng giản dị này. Sớm đông, được ăn bát bún, bát phở nóng, được xuýt xoa trong gió lành lạnh thi vị lạ kỳ.
Bức ảnh minh chứng cho camera iphone 7 plus chụp ngược sáng rất tốt. Một khoảnh khắc vui vẻ bên Hồ Hoàn Kiếm của đôi bạn trẻ nước ngoài.
Khoảnh khắc đẹp ghi lại người chở hàng trên chiếc xe đạp trong mưa, đâu đó trong tôi chợt thấy sự hối thúc về nhà khi xem tấm hình này. Mô tả video
Trung Quốc dùng “vũ khí đặc biệt” tiêu diệt virus corona tại nơi công cộng
(Kiến Thức) - Tại Trung Quốc, đèn cực tím như một vũ khí giúp tiêu diệt virus corona, được sử dụng để khử trùng thang máy, xe buýt hay các điểm công cộng. Quy trình làm sạch vốn dĩ được nhân viên thực hiện gần một tiếng giờ đây rút ngắn chỉ còn 10 phút.
Nhiều công ty tại Trung Quốc đang nỗ lực tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa lây lan dịch bệnh Covid-19. Trong đó, một số công ty đang chuyển sang công nghệ mới: dùng đèn cực tím để tiêu diệt virus corona một cách nhanh chóng.
Công ty vận tải công cộng Thượng Hải đã cải tạo một phòng rửa xe buýt thông thường thành phòng khử trùng xe buýt bằng đèn cực tím để phòng ngừa virus SARS-CoV-2. Công nghệ này sẽ thay thế hoàn toàn phương pháp làm sach thủ công và thuốc khử trùng độc hại.
Theo đó, quy trình làm sạch vốn dĩ được nhân viên thực hiện đến 40 phút, giờ đây rút ngắn chỉ còn 10 phút nhờ những ánh sáng trắng xanh.
Phòng này được lắp đặt 216 bóng đèn cực tím trên trần, tường và sàn nhà, cùng với những giá đèn cực tím mini có thể di chuyển để đưa vào làm sạch các ngóc ngách phía trong. Với thiết kế như vậy, công suất làm việc của mỗi phòng lên tới 250 xe/ngày.
Các phòng khử trùng hoàn toàn được đóng kín và được nhân viên đứng bên ngoài vận hành, tuyệt đối an toàn.
Đại diện công ty vận tải công cộng Thượng Hải cho biết: "Sự ra đời của công nghệ chống virus corona bằng đèn tia cực tím giúp cho nhân viên của chúng tôi được làm việc trong môi trường an toàn hơn. Mặt khác, hành khách trên xe buýt cũng an tâm hơn khi sử dụng phương tiện công cộng giữa mùa dịch.''
Ngoài ra, một công ty phía nam tỉnh Quảng Đông cũng đề xuất hệ thống khử trùng thang máy bằng tia cực tím. Các đèn cực tím được thiết kế trong thang máy hoạt động khi không có ai bên trong, tự động tắt khi hoàn tất việc làm sạch.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc hồi tháng 2 cho biết, họ đã dùng đèn cực tím để khử trùng số tiền thu hồi vì lo ngại nguy cơ lây nhiễm. Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nên chuyển sang các dạng thức thanh toán phi tiền mặt nếu có thể để tránh lây nhiễm Covid-19.
Ông Paul Tambyah, chủ tịch Hiệp hội châu Á - Thái Bình Dương về nhiễm trùng và vi sinh lâm sàng khuyến cáo, khử trùng bằng tia cực tím có hiệu quả nhưng cần phải thận trọng khi sử dụng vì tia cực tím có thể gây ung thư da.