Mỹ bí mật thỏa thuận để phiến quân IS rời Raqqa?

(Kiến Thức) - Theo nguồn tin của DEBKAfile, Mỹ đang gián tiếp đàm phán với nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" và để phiến quân IS rời Raqqa một cách an toàn.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói với CBS News tối ngày 28/5 rằng, cuộc chiến chống phiến quân IS đang “tăng tốc” và chuyển sang “chiến thuật tiêu diệt”.
Tuy nhiên, DEBKAfile cho rằng, phát biểu của vị quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ lại mâu thuẫn với nội dung cuộc đàm phán gián tiếp mà Washington đang bí mật tiến hành với phiến quân IS, đó là để các chỉ huy của nhóm khủng bố này rời “thủ phủ” Raqqa tới Al Mayadeen và Abu Kamal ở miền đông nam Syria.
My bi mat thoa thuan de phien quan IS roi Raqqa?
Mỹ được cho là gián tiếp đàm phán với phiến quân IS trong chiến dịch giải phóng Raqqa, Syria. Ảnh: DEBKAfile. 
Theo nguồn tin quân sự và tình báo của DEBKAfile, các cuộc đàm phán diễn ra giữa Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn và nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS).  Được biết, lực lượng SDF được Mỹ đào tạo, trang bị vũ khí và chiến đấu dưới sự chỉ huy của các sĩ quan đặc nhiệm Mỹ.
DEBKAfile đã phân tích ba động cơ của Mỹ khi tiến hành cuộc đàm phán này:
Thứ nhất, thỏa thuận (với phiến quân IS) có thể sẽ khiến “thủ phủ” Raqqa của nhóm khủng bố sụp đổ nhanh chóng trong khi giảm thiểu tối đa thương vong cho lực lượng tấn công.
Thứ hai, sau khi Raqqa được giải phóng, các lực lượng Mỹ và đồng minh người Kurd có thể giành quyền kiểm soát khu vực phía bắc biên giới Syria-Iraq. Được biết, lực lượng đặc nhiệm Mỹ và Jordan, phối hợp cùng nhóm nổi dây Syria do Mỹ đào tạo, đang thực hiện một chiến dịch tương tự để chiếm đóng phần phía nam biên giới (Syria-Iraq).
Thứ ba, nếu Raqqa được giải phóng mà không cần đánh nhau, Mỹ có thể không cần đến sự hỗ trợ của người Kurd. Đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, bất kỳ sự hỗ trợ nào dành cho người Kurd đều không thể chấp nhận được. Do vậy, ông Erdogan sẽ kịch liệt phản đối sự tham gia của lực lượng người Kurd vào chiến dịch giải phóng Raqqa.
DEBKAfile cho hay, cuộc đàm phán đã diễn ra trong khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, Nga đã hành động nhằm ngăn cản thỏa thuận nói trên.
Theo một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga ngày 27/5, Moscow đã biết về cuộc đàm phán giữa người Kurd và IS nên quyết định phá vỡ kế hoạch này bằng cách bao vây xung quanh thành phố (Raqqa) và chặn đường rút lui của các phần tử khủng bố IS.

Lo sợ người Kurd, phiến quân IS củng cố Raqqa

(Kiến Thức) - Phiến quân IS củng cố Raqqa vì lo sợ chiến binh người Kurd sắp mở cuộc tấn công vào "thủ đô" của Nhà nước Hồi giáo này.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN hôm 24/6, các nhà hoạt động nhân quyền và một quan chức người Kurd cho biết quân IS ra sức củng cố Raqqa vì lo sợ bị dân quân người Kurd tấn công.
Theo các nguồn tin này, phiến quân IS ráo riết đào hào và xây dựng các tuyến phòng thủ để đối phó với cuộc tấn công có thể của lực lượng người Kurd vào thành trì Rappa ở miền bắc Syria.

Cư dân “thủ phủ” Raqqa nổi dậy chống phiến quân IS

(Kiến Thức) - Cư dân thành phố Raqqa - “thủ phủ” của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo - đã nổi dậy và treo cờ chính phủ Syria ở một vài khối phố.

Theo các nhân chứng, quốc kỳ Syria xuất hiện trên các tòa nhà khối phố 5 của thành phố Raqqa. Sau đó, dân chúng hai khối phố xuống đường biểu tình với các khẩu hiệu ủng hộ quân đội Syria, Sputnik cho biết.
Sau khi cuộc biểu tình bắt đầu, giữa những người biểu tình và các tay súng đã diễn ra đụng độ ác liệt. Kết quả là, các cư dân Raqqa đã tiêu diệt một số lượng lớn phiến quân IS.

Tin mới