Mỹ cùng Nhật, Hàn, Australia tập trận ép Trung Quốc từ mọi phía

Mỹ cùng Nhật, Hàn, Australia tập trận ép Trung Quốc từ mọi phía

(Kiến Thức) - Cuộc tập trận hải quân Pacific Vanguard - do Mỹ tổ chức được giới phân tích đánh giá không khác gì đòn "nắn gân" mà Washington cùng các đồng minh ở châu Á dành cho Bắc Kinh trước thềm hội nghị G-20.

Xem toàn bộ ảnh
 Hải quân Mỹ cùng với các tàu chiến từ các nước đồng minh Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc sẽ tổ chức cuộc tập trận chung quy mô lớn đầu tiên trong năm nay tại vùng biển Tây Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: BI.
Hải quân Mỹ cùng với các tàu chiến từ các nước đồng minh Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc sẽ tổ chức cuộc tập trận chung quy mô lớn đầu tiên trong năm nay tại vùng biển Tây Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: BI.
Cuộc tập trận trên mang tên Pacific Vanguard - "Tấm Chắn Thái Bình Dương" do Hải quân Mỹ tổ chức và sẽ diễn ra xung quanh quần đảo Guam. Cuộc tập trận được cho cho là đòn "nắn gân" mà các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương dành cho Bắc Kinh trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Nhật Bản cuối tuần này. Nguồn ảnh: BI.
Cuộc tập trận trên mang tên Pacific Vanguard - "Tấm Chắn Thái Bình Dương" do Hải quân Mỹ tổ chức và sẽ diễn ra xung quanh quần đảo Guam. Cuộc tập trận được cho cho là đòn "nắn gân" mà các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương dành cho Bắc Kinh trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Nhật Bản cuối tuần này. Nguồn ảnh: BI.
Với lực lượng hải quân tham gia tới từ bốn cuộc gia có tiềm lực quân sự hàng đầu châu Á, cuộc tập trận Pacific Vanguard được cho sẽ là cơ hội cho các nước trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm trong việc bảo vệ an ninh, an toàn hàng hải cũng như sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa trên biển. Nguồn ảnh: BI.
Với lực lượng hải quân tham gia tới từ bốn cuộc gia có tiềm lực quân sự hàng đầu châu Á, cuộc tập trận Pacific Vanguard được cho sẽ là cơ hội cho các nước trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm trong việc bảo vệ an ninh, an toàn hàng hải cũng như sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa trên biển. Nguồn ảnh: BI.
Cuộc tập trận kéo dài sáu ngày sẽ có sự tham gia của hai khu trục hạm Nhật Bản, hai khinh hạm của Australia và một khu trục hạm từ Hàn Quốc. Tổng cộng sẽ có khoảng 3000 thuỷ thủ tới từ bốn nước tham gia cuộc tập trận hải quân chung này. Nguồn ảnh: BI.
Cuộc tập trận kéo dài sáu ngày sẽ có sự tham gia của hai khu trục hạm Nhật Bản, hai khinh hạm của Australia và một khu trục hạm từ Hàn Quốc. Tổng cộng sẽ có khoảng 3000 thuỷ thủ tới từ bốn nước tham gia cuộc tập trận hải quân chung này. Nguồn ảnh: BI.
Riêng Hải quân Mỹ cử lực lượng bao gồm năm tàu chiến cùng với các loại chiến đấu cơ phản lực tham gia vào cuộc tập trận chung trên biển Thái Bình Dương này. Nguồn ảnh: BI.
Riêng Hải quân Mỹ cử lực lượng bao gồm năm tàu chiến cùng với các loại chiến đấu cơ phản lực tham gia vào cuộc tập trận chung trên biển Thái Bình Dương này. Nguồn ảnh: BI.
Đây là lần thứ hai trong tháng năm này Hải quân Mỹ tập trận cùng với Nhật Bản. Trước đó, Hải quân Mỹ cùng Nhật Bản và Pháp đã tiến hành tập trận ở Vịnh Bengal với mục đích tăng cường khả năng hoạt động trên biển của khu trục hạm mang trực thăng Nhật Bản. Nguồn ảnh: BI.
Đây là lần thứ hai trong tháng năm này Hải quân Mỹ tập trận cùng với Nhật Bản. Trước đó, Hải quân Mỹ cùng Nhật Bản và Pháp đã tiến hành tập trận ở Vịnh Bengal với mục đích tăng cường khả năng hoạt động trên biển của khu trục hạm mang trực thăng Nhật Bản. Nguồn ảnh: BI.
Tàu chiến lớn nhất mà Mỹ mang tới cuộc tập trận chung với Nhật, Hàn và Australia này là USS Blue Ridge. Đây là tàu chỉ huy đổ bộ của Hải quân Mỹ và cũng là tàu chỉ huy của toàn bộ hạm đội 7 Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Tàu chiến lớn nhất mà Mỹ mang tới cuộc tập trận chung với Nhật, Hàn và Australia này là USS Blue Ridge. Đây là tàu chỉ huy đổ bộ của Hải quân Mỹ và cũng là tàu chỉ huy của toàn bộ hạm đội 7 Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
USS Blue Ridge đã được nhập biên chế của Hải quân Mỹ từ năm 1970 và tới nay đã trở thành một trong những tàu chiến cũ nhất trong biên chế của Hải quân Mỹ. Mặc dù vậy, tàu vẫn được kỳ vọng sẽ hoạt động tới tận năm... 2039 trước khi hải quân Mỹ tìm được kẻ thay thế cho tàu chỉ huy này. Nguồn ảnh: BI.
USS Blue Ridge đã được nhập biên chế của Hải quân Mỹ từ năm 1970 và tới nay đã trở thành một trong những tàu chiến cũ nhất trong biên chế của Hải quân Mỹ. Mặc dù vậy, tàu vẫn được kỳ vọng sẽ hoạt động tới tận năm... 2039 trước khi hải quân Mỹ tìm được kẻ thay thế cho tàu chỉ huy này. Nguồn ảnh: BI.
USS Blue Ridge có độ giãn nước lên tới gần 20 tấn, tàu có chiều dài gần 200 mét, lườn rộng 32,9 mét, mớm nước tối đa lên tới 8,8 mét và có tốc độ tối đa vào khoảng 23 hải lý giờ tương đương với 43 km/h. Nguồn ảnh: BI.
USS Blue Ridge có độ giãn nước lên tới gần 20 tấn, tàu có chiều dài gần 200 mét, lườn rộng 32,9 mét, mớm nước tối đa lên tới 8,8 mét và có tốc độ tối đa vào khoảng 23 hải lý giờ tương đương với 43 km/h. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem video: Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tập trận trên Vịnh Ba Tư. (nguồn Gung Ho Vids)

GALLERY MỚI NHẤT