Mỹ đang chơi trò “mềm nắn rắn buông” với Trung Quốc?

Những động thái gần đây khiến các nhà quan sát đặt câu hỏi liệu Mỹ có đang chơi bài “mềm nắn rắn buông” với Trung Quốc trong các vấn đề chiến lược.

Mỹ đang chơi trò “mềm nắn rắn buông” với Trung Quốc?
Giọng điệu chưa thực sự rõ ràng
Theo UPI, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm khu nghỉ dưỡng của ông ở Florida trong 2 ngày 6-7/4 đã cho thấy tình thế “tiến thoái lưỡng nan” của Mỹ trong cách hành xử với Trung Quốc.
My dang choi tro “mem nan ran buong” voi Trung Quoc?
Chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Trung Quốc cho đến nay vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Ảnh: The Daily Beast 
Một mặt, ông Trump được kỳ vọng sẽ đưa ra một chính sách rõ ràng và thống nhất để đối phó với Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc đang muốn “dàn xếp” với Mỹ về việc chia sẻ tầm ảnh hưởng và lợi ích trong các vấn đề như thương mại, tranh chấp Biển Đông và Triều Tiên.
Mặt khác, nội bộ của chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn chưa thống nhất được cách hành xử đối với Trung Quốc. Hơn thế nữa, vẫn còn nhiều vị trí quan trọng trong Nhà Trắng còn bỏ ngỏ và các tuyên bố của giới chức Mỹ vẫn thay đổi “như chong chóng” từ cứng rắn sang hòa giải.
Trong cả quá trình tranh cử và sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump từng có ý định thay thế rất nhiều chính sách của Mỹ liên quan đến Trung Quốc.
Tuy nhiên, cho đến nay, những chính sách này vẫn chưa thay đổi nhiều. Chính vì thế, việc Mỹ có đang chơi bài “mềm nắn rắn buông” với Trung Quốc hay không vẫn còn là một câu hỏi đang bị bỏ ngỏ.
Mỹ “dịu giọng dần” trong vấn đề Biển Đông
Ngay từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông là “hiếu chiến” và khẳng định, Mỹ có đủ khả năng đáp trả mọi thách thức từ phía Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng từng nhấn mạnh rằng, Mỹ sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo mà nước này cải tạo phi pháp ở Biển Đông.
Tuy nhiên, quan điểm cứng rắn ban đầu của chính quyền Mỹ đã thay đổi ít nhiều theo thời gian. Điều này được cho là để “bắn tín hiệu” sang phía Trung Quốc rằng, Mỹ không muốn đối đầu quân sự trực tiếp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Dù vậy, Mỹ vẫn chuẩn bị sẵn cho những “kịch bản xấu” trong trường hợp Trung Quốc có những động thái bất ngờ ở Biển Đông bằng cách tăng ngân sách cho chi tiêu quốc phòng thêm 52 tỷ USD.
Theo các chuyên gia, số tiền tăng thêm này sẽ được Bắc Kinh hiểu rằng, Mỹ vẫn muốn duy trì tầm ảnh hưởng của mình tại châu Á, đặc biệt là ở Biển Đông nơi Mỹ từng nhiều lần khẳng định là “có lợi ích chiến lược”.
Xích lại gần hơn với Đài Loan
Cuộc điện đàm giữa ông Trump và lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hồi tháng 12 sau khi ông Trump trúng cử Tổng thống Mỹ đã khiến Bắc Kinh cảm thấy bất an về việc liệu Mỹ còn ủng hộ chính sách Một Trung Quốc nữa hay không.
Lo lắng của Trung Quốc không phải hoàn toàn là vô căn cứ nhất là trong bối cảnh nhiều cố vấn của ông Trump được cho là có mối quan hệ đặc biệt gắn kết với Đài Loan.
Hơn thế nữa, Mỹ cũng đã sẵn sàng cho việc bán cho Đài Loan một số lượng lớn vũ khí chiến lược, bao gồm các hệ thống chống rocket và các tên lửa diệt hạm.
Rõ ràng, những động thái này của Mỹ cho thấy, tầm ảnh hưởng lâu dài của ông Henry Kissinger (Ngoại trưởng Mỹ từ năm 1973-1977) đối với quan hệ Mỹ-Trung đang dần bị xóa nhòa.
Ông Kissinger từng là nhân vật quan trọng trong việc Mỹ bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và được cho là có ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đối với mối quan hệ Mỹ-Trung trong suốt 4 thập kỷ qua.
Không chỉ ông Kissinger mà rất nhiều nhân vật khác có quan điểm thân với Trung Quốc và từng công khai chỉ trích Tổng thống Donald Trump đều đã dần bị “đẩy ra khỏi nhóm làm việc của ông Trump” và không còn có ảnh hưởng gì lớn đến chính sách ngoại giao của Mỹ với Trung Quốc nữa.
Loay hoay với “bài toán khó” Triều Tiên
Chuyến thăm châu Á trong vòng 5 ngày của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã cho thấy Mỹ đang lâm vào thế khó trong vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên- điều mà 3 đời Tổng thống tiền nhiệm của ông Trump đã “vò đầu bứt tai” nhưng cũng không tìm ra được một giải pháp khả dĩ.
Điều này được thể hiện rõ qua quan điểm tương đối khác biệt nhau của ông Tillerson về chính vấn đề Triều Tiên trong các cuộc đối thoại với giới lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tại Tokyo, ông Tillerson khẳng định rằng, Nhật Bản chính là “hòn đá tảng” để tạo dựng hòa bình và ổn định tại châu Á-Thái Bình Dương. Ông Tillerson cũng dành nhiều thời gian để tham vấn giới chức Nhật Bản về cách đối phó với Triều Tiên.
Trong khi đó, tại Seoul, ông Tillerson lại tuyên bố, thời gian để thực thi chính sách “kiên nhẫn chiến lược” với Triều Tiên đã kết thúc và mọi biện pháp để “đánh phủ đầu” Triều Tiên đã “được bày sẵn trên bàn”.
Tuyên bố của ông Tillerson tại Hàn Quốc cùng việc Mỹ đang đẩy nhanh quá trình triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc đã khiến Bắc Kinh phản ứng dữ dội.
Theo Trung Quốc, căng thẳng trong vấn đề Triều Tiên chỉ có thể được giải quyết nếu Mỹ và Hàn Quốc chấp thuận dừng các cuộc tập trận chung cũng như việc triển khai THAAD lại ngay lập tức.
Phía Trung Quốc cho rằng, hệ thống THAAD sẽ trở thành mối đe dọa về an ninh với Trung Quốc bởi THAAD được triển khai ngay ở cửa ngõ của Trung Quốc.
Mối quan hệ Mỹ-Trung càng trở nên tệ hơn sau đó, khi ông Trump tuyên bố, Trung Quốc cần phải làm nhiều hơn nữa để gây sức ép buộc Triều Tiên phải ngừng chương trình tên lửa và hạt nhân phi pháp.
Dù vậy, trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ông Tillerson đã “dịu giọng” hơn trong vấn đề Triều Tiên. Cả hai bên đã nhất trí sẽ hợp tác một cách xây dựng và thực tế để có thể cùng giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Mỹ-Trung sẵn sàng cho việc xây dựng quan hệ kiểu mới
Việc ông Tillerson chấp thuận dịu giọng hơn trong các cuộc đối thoại với giới lãnh đạo Trung Quốc đã được chính Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi đáp một cách hết sức tích cực.
Trong cuộc gặp với ông Tillerson trong ngày cuối ông Tillerson ở lại Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ mong muốn Mỹ-Trung sẽ xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và ổn định dựa trên “một sự khởi đầu mới”.
Theo các chuyên gia, việc hai nước có những bước đi thiện chí nhằm hạ nhiệt căng thẳng và hướng tới giải quyết những vấn đề chung một cách hết sức thực tế có thể sẽ trở thành một hướng đi mới trong quan hệ Mỹ-Trung trong vài năm tới.
Dù vậy, Trung Quốc được cho là vẫn sẽ tiếp cận với Mỹ một cách dè chừng để có thể đưa ra được một đánh giá chính xác về việc liệu Mỹ có đang chơi trò “mềm nắn rắn buông” với Trung Quốc hay không./.

Xung đột Mỹ-Trung sẽ là “đại họa”?

(Kiến Thức) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi cải thiện quan hệ với Washington để ngăn chặn xung đột Mỹ-Trung mà ông gọi là “đại họa”.

Xung đột Mỹ-Trung sẽ là “đại họa”?
Theo tường thuật của thông tín viên William Gallo của VOA, trong bài diễn văn chính sách đọc trước các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ hôm thứ 22/9 (giờ địa phương) tại Seattle, ông Tập Cận Bình nói: “Nếu Trung Quốc và Mỹ hợp tác với nhau một cách tốt đẹp, hai nước có thể trở thành nền tảng cho sự ổn định toàn cầu. Nếu đôi bên xung đột hoặc đối đầu với nhau thì điều đó sẽ dẫn tới đại họa cho cả hai nước và toàn thế giới”.
Trung Quốc sẵn sàng đối thoại về an ninh mạng

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có nổ ra thời ông Trump?

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump chưa bước vào Nhà Trắng, nhưng những tiên đoán tiêu cực đã rộ lên trên thế giới, nhất là về đối ngoại và kinh tế.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có nổ ra thời ông Trump?
Trong một bài bình luận đăng trên báo Mỹ Fortune ngày 10/11, giáo sư Minxin Pei của Trường Claremont McKenna (Mỹ) đã nhận định: “Chiến tranh thương mại với Trung Quốc hoàn toàn có thể nổ ra thời Donald Trump”.
Chien tranh thuong mai My-Trung co no ra thoi ong Trump?
Chiến tranh thương mại với Trung Quốc có thể nổ ra thời Donald Trump. Ảnh ghép The Creators Project 

Ông Trump châm ngòi "bão lửa" trong quan hệ Mỹ-Trung

Quan hệ Mỹ-Trung đang phải đối mặt với nguy cơ bất ổn gia tăng ngay sau cuộc điện đàm của Tổng thống đắc cử Mỹ Trump với bà Thái Anh Văn.

Ông Trump châm ngòi "bão lửa" trong quan hệ Mỹ-Trung

Tin mới