Nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới cảnh báo, Mỹ không nên xem thường khả năng hạt nhân của Quân đoàn pháo binh thứ 2, lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc. Tuy nhiên, một bài viết mới đây đăng tải trên tạp chí Expert có trụ sở ở Moscow nhận định, nhiều công nghệ (trong đó có công nghệ hạt nhân) của quân đội Trung Quốc hiện nay kế thừa từ thời Liên Xô và đã lỗi thời.
Theo Expert, nhiều công nghệ tiến tiến nhất mà Trung Quốc đang sở hữu thực tế đến từ các chuyên gia Nga và Urkaine, đào thoát sang Trung Quốc sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Còn thực tế Trung Quốc vẫn chưa thực sự xây dựng được năng lực hạt nhân có khả năng thách thức Mỹ bao gồm, các loại máy bay ném bom chiến lược, tên lửa đạn đạo, đạn đạo liên lục địa (ICBM) và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm
Quân đoàn pháo binh thứ 2 cũng không thể cạnh tranh với Mỹ về số lượng đầu đạn hạt nhân mà mỗi bên sở hữu. Do đó, theo
Expert, Trung Quốc có khả năng sẽ bị đánh bại trong một cuộc
chiến tranh hạt nhân toàn diện với Mỹ chỉ trong vòng chưa đầy một giờ.
|
Theo một tạp chí của Nga, Trung Quốc sẽ thảm bại trước Mỹ nếu chiến tranh hạt nhân giữa 2 nước nổ ra. |
Chuyên gia Vasily Kashin của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ có trụ sở ở Moscow cho biết, các tên lửa DF- 5 mà Quân đoàn pháo binh thứ 2 đang được trang bị có khả năng tấn công lục địa Mỹ. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc sẽ mất ít nhất 2 giờ để bắn tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng này. Điều đó có nghĩa là, DF- 5 có thể dễ dàng bị đối phương vô hiệu hóa ngay cả trước khi được phóng đi. Còn tên lửa DF- 4 của Trung Quốc chỉ có phạm phạm vi 5.500 km nên không có khả năng “chạm tới” tới đất Mỹ.
Ngoài ra, tạp chí Expert còn cho biết, Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa di động nhiên liệu rắn DF- 31A có phạm vi 11.000 km. Như vậy, DF- 31A sẽ có khả năng nhắm mục tiêu tới các thành phố lớn trên bờ biển phía Tây của Mỹ bao gồm Los Angeles. Tuy nhiên, Mỹ hiện có ít nhất 2.000 ICBM tiên tiến sỡ hữu khả năng tương đương DF- 31A. Chưa kể, cả tên lửa DF- 31 lẫn DF- 31A của Trung Quốc có hạn chế chung là chỉ có thể mang theo một đầu đạn hạt nhân.
Ngoài ra, các nguồn tin còn cho rằng, Trung Quốc hiện dồn tất cả các nguồn lực để phát triển tên lửa DF- 41 có phạm vi lên tới 14.000 km. Duy nhất DF- 41 là có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân nhưng sẽ không có khả năng được hoàn thiện trong thời gian gần. Theo Expert, Trung Quốc sẽ phải mất từ 20 đến 30 năm nữa mới có khả năng triển khai loại tên lửa này sau khi thử nghiệm thành công.
Chưa hết, giới chuyên gia cho rằng, tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Jin, Type 094 mới của Trung Quốc được trang bị tên lửa JL- 2 với tầm bắn 8.000 km chỉ tương đương với các loại tàu ngầm Liên Xô trong những năm 1970. Trung Quốc sẽ phải mất 5 năm tiếp theo để đưa chiếc tàu ngầm lớp Jin đầu tiên vào phục vụ trong Hải quân.
Ngoài ra, Bắc Kinh hiện sở hữu một trung đoàn máy bay ném bom chiến lược H- 6K được chế tạo dựa trên mô hình máy bay ném bom phản lực Tupolev Tu- 16 của Liên Xô. Dù H-6K đã được nâng cấp động cơ D- 30KP và tên lửa hành trình CJ- 10 nhưng Trung Quốc vẫn chưa phát triển được đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn cho máy bay ném bom chiến lược.