Mỹ điều B-52 gửi cảnh báo tới Nga sau vụ tên lửa Oreshnik

Mỹ điều B-52 gửi cảnh báo tới Nga sau vụ tên lửa Oreshnik

Mỹ đã điều hai máy bay ném bom để mô phỏng việc thả vũ khí qua Phần Lan, sau khi Nga sử dụng một tên lửa siêu thanh mới tấn công vào Ukraine.

Xem toàn bộ ảnh
Vào ngày 25/11, hai  máy bay ném bom B-52H Stratofortress của Không quân Mỹ đã thực hiện nhiệm vụ huấn luyện mô phỏng việc triển khai vũ khí chính xác tại Phần Lan. Hoạt động này đã nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác quân sự giữa các đồng minh NATO và các đối tác trong khu vực. Ảnh: Army Recognition.
Vào ngày 25/11, hai máy bay ném bom B-52H Stratofortress của Không quân Mỹ đã thực hiện nhiệm vụ huấn luyện mô phỏng việc triển khai vũ khí chính xác tại Phần Lan. Hoạt động này đã nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác quân sự giữa các đồng minh NATO và các đối tác trong khu vực. Ảnh: Army Recognition.
Nhiệm vụ này là một phần trong các nỗ lực hợp tác, nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng tác chiến của NATO tại các khu vực Bắc Âu và Baltic. Đầu năm nay, lực lượng Mỹ đã tiến hành các cuộc diễn tập cất hạ cánh tại Phần Lan, thể hiện khả năng thích ứng của Không quân NATO. Ảnh: Army Recognition.
Nhiệm vụ này là một phần trong các nỗ lực hợp tác, nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng tác chiến của NATO tại các khu vực Bắc Âu và Baltic. Đầu năm nay, lực lượng Mỹ đã tiến hành các cuộc diễn tập cất hạ cánh tại Phần Lan, thể hiện khả năng thích ứng của Không quân NATO. Ảnh: Army Recognition.
Việc triển khai máy bay ném bom B-52H đến Phần Lan để thả vũ khí mô phỏng cũng có thể được coi là một tín hiệu mạnh mẽ từ Mỹ, nhấn mạnh khả năng tấn công chiến lược của nước này, bao gồm cả răn đe hạt nhân. Các cuộc tập trận này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang với Nga. Ảnh: Newsweek.
Việc triển khai máy bay ném bom B-52H đến Phần Lan để thả vũ khí mô phỏng cũng có thể được coi là một tín hiệu mạnh mẽ từ Mỹ, nhấn mạnh khả năng tấn công chiến lược của nước này, bao gồm cả răn đe hạt nhân. Các cuộc tập trận này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang với Nga. Ảnh: Newsweek.
Động thái phô trương sức mạnh này cũng nhằm đáp trả những diễn biến quân sự gần đây của Nga, như việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-26 Rubezh trước đó mấy ngày. Bất chấp sự chậm trễ trong quá trình phát triển, RS-26 đã được Nga thử nghiệm thành công vào năm 2013 và đã trở thành biểu trong kho vũ khí hạt nhân của nước này. Ảnh: The Nationnal Interest.
Động thái phô trương sức mạnh này cũng nhằm đáp trả những diễn biến quân sự gần đây của Nga, như việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-26 Rubezh trước đó mấy ngày. Bất chấp sự chậm trễ trong quá trình phát triển, RS-26 đã được Nga thử nghiệm thành công vào năm 2013 và đã trở thành biểu trong kho vũ khí hạt nhân của nước này. Ảnh: The Nationnal Interest.
Bằng cách triển khai máy bay ném bom B-52H ở khu vực gần biên giới Nga, Mỹ tái khẳng định cam kết của mình đối với an ninh của các quốc gia Baltic và Bắc Âu, đồng thời gửi đi thông điệp rõ ràng về khả năng triển khai nhanh chóng các lực lượng chiến lược, như một phần trong khả năng răn đe hạt nhân của mình. Ảnh: The Nationnal Interest.
Bằng cách triển khai máy bay ném bom B-52H ở khu vực gần biên giới Nga, Mỹ tái khẳng định cam kết của mình đối với an ninh của các quốc gia Baltic và Bắc Âu, đồng thời gửi đi thông điệp rõ ràng về khả năng triển khai nhanh chóng các lực lượng chiến lược, như một phần trong khả năng răn đe hạt nhân của mình. Ảnh: The Nationnal Interest.
B-52H Stratofortress là loại máy bay ném bom hạng nặng tầm xa, là nền tảng của sức mạnh không quân chiến lược Mỹ. Được trang bị tám động cơ phản lực cánh quạt Pratt & Whitney TF33-P-3/103, máy bay có phạm vi chiến đấu lên tới 14.000 km và có khả năng tiếp nhiên liệu trên không.
B-52H Stratofortress là loại máy bay ném bom hạng nặng tầm xa, là nền tảng của sức mạnh không quân chiến lược Mỹ. Được trang bị tám động cơ phản lực cánh quạt Pratt & Whitney TF33-P-3/103, máy bay có phạm vi chiến đấu lên tới 14.000 km và có khả năng tiếp nhiên liệu trên không.
Bên cạnh đó, máy bay có thể mang theo tải trọng hơn 31.500 kg, bao gồm đạn dược thông thường có điều khiển chính xác, tên lửa hành trình và vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, máy bay còn được nâng cấp về hệ thống liên lạc và cải tiến radar nhằm tăng khả năng sống sót trong môi trường chiến đấu hiện đại.
Bên cạnh đó, máy bay có thể mang theo tải trọng hơn 31.500 kg, bao gồm đạn dược thông thường có điều khiển chính xác, tên lửa hành trình và vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, máy bay còn được nâng cấp về hệ thống liên lạc và cải tiến radar nhằm tăng khả năng sống sót trong môi trường chiến đấu hiện đại.
B-52H có khả năng mang theo nhiều loại vũ khí, khiến nó trở thành một nền tảng tấn công đa năng. Máy bay có thể triển khai các loại bom thông thường không điều khiển như MK-82, cũng như các loại đạn dược có điều khiển chính xác như JDAM.
B-52H có khả năng mang theo nhiều loại vũ khí, khiến nó trở thành một nền tảng tấn công đa năng. Máy bay có thể triển khai các loại bom thông thường không điều khiển như MK-82, cũng như các loại đạn dược có điều khiển chính xác như JDAM.
Về mặt hạt nhân, B-52 có thể mang các loại bom nhiệt hạch như B61 và B83. Ngoài ra, máy bay còn mang được các loại thủy lôi và đạn dược chuyên dụng cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước hoặc chống hạm.
Về mặt hạt nhân, B-52 có thể mang các loại bom nhiệt hạch như B61 và B83. Ngoài ra, máy bay còn mang được các loại thủy lôi và đạn dược chuyên dụng cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước hoặc chống hạm.
Trong một tuyên bố mới đây, Không quân Phần Lan cho biết các máy bay chiến đấu của nước này và máy bay ném bom của Mỹ đã thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trên không phận Phần Lan, như một phần trong nỗ lực tăng cường năng lực phòng thủ của quốc gia này.
Trong một tuyên bố mới đây, Không quân Phần Lan cho biết các máy bay chiến đấu của nước này và máy bay ném bom của Mỹ đã thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trên không phận Phần Lan, như một phần trong nỗ lực tăng cường năng lực phòng thủ của quốc gia này.
Tuyên bố của Không quân Phần Lan không đề cập đến vụ đánh chặn của Nga nhưng cho biết cuộc tập trận bao gồm các cuộc thả bom mô phỏng từ trên không xuống đất nhằm chứng minh khả năng phối hợp hoạt động trong các nhiệm vụ sử dụng hỏa lực, đồng thời nói thêm rằng sự hợp tác này cũng góp phần vào khả năng phòng thủ và răn đe tập thể của NATO ở cực Bắc.
Tuyên bố của Không quân Phần Lan không đề cập đến vụ đánh chặn của Nga nhưng cho biết cuộc tập trận bao gồm các cuộc thả bom mô phỏng từ trên không xuống đất nhằm chứng minh khả năng phối hợp hoạt động trong các nhiệm vụ sử dụng hỏa lực, đồng thời nói thêm rằng sự hợp tác này cũng góp phần vào khả năng phòng thủ và răn đe tập thể của NATO ở cực Bắc.
Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, Phần Lan là một trong những quốc gia châu Âu ủng hộ mạnh mẽ nhất cho Ukraine với nhiều gói viện trợ quân sự quan trọng.
Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, Phần Lan là một trong những quốc gia châu Âu ủng hộ mạnh mẽ nhất cho Ukraine với nhiều gói viện trợ quân sự quan trọng.

GALLERY MỚI NHẤT