Mỹ dự định đưa vũ khí hạt nhân đến gần Nga hơn

Mỹ dự định đưa vũ khí hạt nhân đến gần Nga hơn

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ dự kiến sẽ được đặt tại Anh, từ đó gây thêm đe dọa đối với Nga.

Xem toàn bộ ảnh
Tờ Daily Telegraph cho biết, Mỹ đang xem xét khả năng triển khai  vũ khí hạt nhân chiến thuật tại căn cứ không quân Lakenheath ở Suffolk, miền Đông nước Anh trong thời gian sắp tới.
Tờ Daily Telegraph cho biết, Mỹ đang xem xét khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại căn cứ không quân Lakenheath ở Suffolk, miền Đông nước Anh trong thời gian sắp tới.
Đề xuất ngân sách của Không quân Mỹ (USAF) vào năm 2025 hé lộ việc lực lượng này đã lên kế hoạch phân bổ 50 triệu USD để xây dựng "cơ sở lưu trữ đạn dược được bảo vệ đặc biệt" tại căn cứ Lakenheath.
Đề xuất ngân sách của Không quân Mỹ (USAF) vào năm 2025 hé lộ việc lực lượng này đã lên kế hoạch phân bổ 50 triệu USD để xây dựng "cơ sở lưu trữ đạn dược được bảo vệ đặc biệt" tại căn cứ Lakenheath.
Theo thông lệ, những địa điểm với phân loại như vậy thường được thiết kế để chứa vũ khí hạt nhân, cho thấy cơ sở hạ tầng đã được chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận phương tiện răn đe đặc biệt.
Theo thông lệ, những địa điểm với phân loại như vậy thường được thiết kế để chứa vũ khí hạt nhân, cho thấy cơ sở hạ tầng đã được chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận phương tiện răn đe đặc biệt.
Được biết Lakenheath là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Anh, đây là nơi đóng quân của Phi đoàn tiêm kích số 48 thuộc USAF. Năm 2021, sân bay quân sự này đã tiếp nhận các tiêm kích tàng hình F-35A thế hệ thứ năm, có khả năng mang bom hạt nhân chiến thuật B61-12.
Được biết Lakenheath là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Anh, đây là nơi đóng quân của Phi đoàn tiêm kích số 48 thuộc USAF. Năm 2021, sân bay quân sự này đã tiếp nhận các tiêm kích tàng hình F-35A thế hệ thứ năm, có khả năng mang bom hạt nhân chiến thuật B61-12.
Việc Mỹ dự định triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Anh cho thấy nỗ lực của NATO nhằm tăng cường khả năng răn đe chiến lược, mục đích nhằm đối phó với các mối đe dọa ngày càng lớn hơn từ Nga và Trung Quốc.
Việc Mỹ dự định triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Anh cho thấy nỗ lực của NATO nhằm tăng cường khả năng răn đe chiến lược, mục đích nhằm đối phó với các mối đe dọa ngày càng lớn hơn từ Nga và Trung Quốc.
Tại thời điểm tháng 10/2024, Tổng thư ký NATO khi đó là ông Jens Stoltenberg cho biết Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đang điều chỉnh chính sách hạt nhân của mình để sẵn sàng đối phó Nga và Trung Quốc.
Tại thời điểm tháng 10/2024, Tổng thư ký NATO khi đó là ông Jens Stoltenberg cho biết Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đang điều chỉnh chính sách hạt nhân của mình để sẵn sàng đối phó Nga và Trung Quốc.
Hiện tại các quan chức Bộ Quốc phòng Anh từ chối bình luận chi tiết về chính sách hạt nhân nhưng nhấn mạnh cam kết của họ đối với Hiệp ước an ninh tập thể. Bên cạnh đó, người phát ngôn Lầu Năm Góc cũng từ chối bình luận về các vấn đề liên quan.
Hiện tại các quan chức Bộ Quốc phòng Anh từ chối bình luận chi tiết về chính sách hạt nhân nhưng nhấn mạnh cam kết của họ đối với Hiệp ước an ninh tập thể. Bên cạnh đó, người phát ngôn Lầu Năm Góc cũng từ chối bình luận về các vấn đề liên quan.
Việc Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại căn cứ Lakenheath trên đất Anh dự báo sẽ gây lo ngại cho người dân địa phương cũng như các nhà hoạt động vì hòa bình.
Việc Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại căn cứ Lakenheath trên đất Anh dự báo sẽ gây lo ngại cho người dân địa phương cũng như các nhà hoạt động vì hòa bình.
Tuy nhiên ở chiều ngược lại, không ít ý kiến ủng hộ động thái trên của Mỹ khi tin rằng điều này sẽ giúp tăng cường an ninh của Anh và các đồng minh NATO trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Tuy nhiên ở chiều ngược lại, không ít ý kiến ủng hộ động thái trên của Mỹ khi tin rằng điều này sẽ giúp tăng cường an ninh của Anh và các đồng minh NATO trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Mỹ hiện lưu trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở một số nước châu Âu, trong đó bao gồm Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Việc triển khai thêm đầu tại Anh sẽ là một bước đi quan trọng đối với việc tăng cường khả năng răn đe của NATO ở châu Âu.
Mỹ hiện lưu trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở một số nước châu Âu, trong đó bao gồm Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Việc triển khai thêm đầu tại Anh sẽ là một bước đi quan trọng đối với việc tăng cường khả năng răn đe của NATO ở châu Âu.
Dự kiến quyết định cuối cùng về việc triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ tại căn cứ Lakenheath sẽ được đưa ra trong thời gian tới, sau khi hoàn thành các công việc chuẩn bị cần thiết và tham vấn với chính phủ Anh.
Dự kiến quyết định cuối cùng về việc triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ tại căn cứ Lakenheath sẽ được đưa ra trong thời gian tới, sau khi hoàn thành các công việc chuẩn bị cần thiết và tham vấn với chính phủ Anh.
Trong diễn biến khác, vào năm 2025, Mỹ dự định sản xuất biến thể mới của bom nhiệt hạch B61 dưới mã B61-13, quả bom này đạt đương lượng nổ lên tới 360 kiloton.
Trong diễn biến khác, vào năm 2025, Mỹ dự định sản xuất biến thể mới của bom nhiệt hạch B61 dưới mã B61-13, quả bom này đạt đương lượng nổ lên tới 360 kiloton.
Công việc nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của Mỹ bằng những quả bom này sẽ tiếp tục vào năm tới tại Trung tâm An ninh Quốc gia Y-12 ở Oak Ridge, Tennessee. Bom B61-13 nhằm thay thế các phiên bản cũ như B61-7 và sẽ được sử dụng trên các chiến đấu hiện đại.
Công việc nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của Mỹ bằng những quả bom này sẽ tiếp tục vào năm tới tại Trung tâm An ninh Quốc gia Y-12 ở Oak Ridge, Tennessee. Bom B61-13 nhằm thay thế các phiên bản cũ như B61-7 và sẽ được sử dụng trên các chiến đấu hiện đại.
Động thái trên từ Mỹ có thể dẫn đến phản ứng của Nga, cụ thể là Moskva sẽ đặt thêm vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus cũng như vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad để tạo thế cân bằng chiến lược.
Động thái trên từ Mỹ có thể dẫn đến phản ứng của Nga, cụ thể là Moskva sẽ đặt thêm vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus cũng như vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad để tạo thế cân bằng chiến lược.

GALLERY MỚI NHẤT