Mỹ "nóng mặt" khi ông Abe mời Tổng thống Putin thăm Nhật
(Kiến Thức) - Thủ tướng Shinzo Abe cho biết ông muốn lựa chọn thời điểm thích hợp nhất để mời Tổng thống Nga Valdimir Putin sang thăm Nhật Bản.
Thiên An (Theo Sputnik)
Ngày 6/5, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở khu nghỉ dưỡng Biển Đen thuộc thành phố Sochi. Cuộc gặp này báo hiệu sự “tan băng” trong mối quan hệ hai nước trong bối cảnh nhà lãnh đạo Nhật Bản đang tìm cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ và đạt được thỏa thuận thương mại.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt tay trong cuộc gặp tại Bocharov Ruchei ở Sochi, Nga, ngày 8/2/2014.
Trước đó, ngày 5/5, Thủ tướng Abe cho biết ông muốn lựa chọn thời điểm thích hợp nhất để mời Tổng thống Putin sang thăm Nhật Bản.
“Chúng tôi muốn chọn thời điểm thích hợp nhất mời ông Putin tới Nhật Bản”, ông Abe phát biểu trong chuyến thăm London (Anh) ngày 5/5.
Lý do chính của cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước trong ngày 6/5 là để thảo luận về vấn đề chủ quyền quần đảo Kuril. Tranh chấp lãnh thổ từ lâu về quần đảo Kuril ở biển Okhotsk là yếu tố cản trở hai nước ký kết một hiệp ước hòa bình sau Thế chiến II.
“Vấn đề về Các vùng lãnh thổ phía Bắc (Kuril) không thể được giải quyết mà không thông qua các cuộc đàm phán trực tiếp. Một hiệp ước hòa bình vẫn chưa được ký kết”, ông Abe nói.
Phát biểu trước các phóng viên ngày 4/5, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh tính nhạy cảm trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng ông hy vọng hai nước có thể hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề này.
“Chúng tôi hy vọng, cuộc gặp với Thủ tướng Abe về cơ bản sẽ giúp hình thành bầu không khí xây dựng trong quan hệ song phương và dần dần có thể tiếp tục phát triển mối quan hệ này”, vị quan chức Nga nói.
Thủ tướng Abe và Tống thống Putin dự kiến cũng sẽ thảo luận về hợp tác kinh tế.
Như Jonathan Berkshire Miller và Aiko Shimizu từng viết cho Nikkei Asian Review rằng "Nhật Bản nhận ra việc hợp tác với Nga mang lại nhiều lợi ích hơn so với tình trạng đối đầu".
“Nhật Bản có thể hưởng lợi lớn từ việc tái thiết lập mối quan hệ toàn diện với Nga”, tác giả Jonathan bình luận.
Tuy nhiên, động thái nói trên của Tokyo là điều mà Mỹ - đồng minh quan trọng của Nhật Bản – không mong muốn. Hồi tháng Hai, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề nghị Thủ tướng Abe hoãn chuyến thăm (Nga) cho tới khi Hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc vào cuối tháng 5. Tuy nhiên, ông Abe vẫn quyết định thực hiện chuyến đi này theo đúng kế hoạch.
Mỹ coi Nhật Bản là nước đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Chính phủ Mỹ thúc đẩy Tokyo đóng một vai trò tích cực hơn trong các cuộc tuần tra quân sự trong khu vực và Washington lo ngại rằng mối quan hệ thân thiện hơn với Nga có thể kéo Tokyo ra khỏi tầm ảnh hưởng của Washington.
Xem thêm video Thủ tướng Nhật Shinzo Abe bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc hội đàm bên lề kỳ họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc hồi năm 2015 (Nguồn video ANN News):
Nga-Nhật: Cần phân định biên giới, không tranh cãi về lãnh thổ
(Kiến Thức) - Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov tuyên bố rằng Moscow không tranh cãi với Tokyo về vấn đề lãnh thổ, "vấn đề này đã được giải quyết cách đây 70 năm".
Chuyên viên Đông phương học, Giáo sư MGIMO Dmitry Streltsov cho rằng Thứ trưởng Ngoại giao Igor Morgulov không nói gì mới mẻ. Moscow vẫn không thay đổi lập trường có tính nguyên tắc: Nam Kuril là một phần không tách rời của quần đảo Kuril, mà Nga có quyền sở hữu theo kết quả Chiến tranh thế giới thứ hai và những tranh cãi về vấn đề lãnh thổ đều là vô nghĩa.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov: "Vấn đề Kuril đã được giải quyết cách đây 70 năm".
Ông Igor Morgulov đã tuyên bố như vậy bởi vì phía Nga chỉ đơn giản đã mệt mỏi với việc các chính trị gia Nhật Bản luôn gắn "vấn đề lãnh thổ" với tất cả mọi thứ diễn ra trong quan hệ Nhật-Nga.
Những sự thật ít biết đáng kinh ngạc về Trung Quốc
(Kiến Thức) - Người giàu thuê người giống mình để hầu tòa hoặc thậm chí chịu án phạt thay... chỉ là một trong nhiều sự thật ít biết đáng kinh ngạc ở Trung Quốc.
Người giàu Trung Quốc thuê người có ngoại hình giống họ để chịu thay việc hầu tòa hoặc lãnh án phạt...
Các giám đốc công ty ở Trung Quốc sẽ phải lĩnh án tử hình nếu phạm tội gian lận.
Trung Quốc là "quê hương" của một số cửa hiệu bán hàng "nhái" lớn nhất thế giới.
Với dân số đông, không quá ngạc nhiên khi Trung Quốc là nước xảy ra tình trạng ách tắc giao thông nghiêm trọng nhất thế giới.
Đây cũng là nước tiêu thụ các sản phẩm liên quan đến thịt lợn lớn nhất trên thế giới.
Quốc gia Châu Á này đang đối mặt với vấn đề môi trường đáng báo động.
Cây cầu vượt biển Qingdao nối thành phố Thanh Đảo với quận Huangdao của tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) dài khoảng 42 km. Chi phí để xây dựng cây cầu này là gần 15 tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, cây cầu này lại rất vắng vẻ.
Để ngăn tình trạng nhảy lầu tự tử, các tòa nhà ở Trung Quốc thường được “trang bị” hệ thống lưới như thế này.
Chính phủ Trung Quốc kiểm duyệt rất chặt chẽ những nội dung trên mạng ở nước này.
Lính cứu hỏa được triển khai tới các địa điểm công cộng ở quốc gia đông dân nhất thế giới này nhằm ngăn tình trạng người dân tự thiêu.