Mỹ "sẵn sàng phản ứng" nếu Iran trả đũa vụ ám sát tư lệnh Soleimani

Người đứng đầu lực lượng Mỹ ở Trung Đông ngày 20/12 cảnh báo Washington “sẵn sàng phản ứng” nếu Tehran phát động tấn công vào dịp tròn một năm vụ tư lệnh Soleimani bị ám sát.

“Chúng tôi sẵn sàng bảo vệ chính mình, bảo vệ những người bạn và đối tác trong khu vực. Chúng tôi sẵn sàng phản ứng nếu cần thiết”, tướng Kenneth McKenzie, chỉ huy Bộ tư lệnh Trung tâm (CENTCOM - chịu trách nhiệm các chiến dịch ở Trung Đông), nói với phóng viên qua điện thoại.
Ông McKenzie đang có chuyến thăm Trung Đông ở thời điểm chỉ vài tuần nữa là tròn một năm vụ ám sát tư lệnh Soleimani. Vị tướng quyền lực của Iran thiệt mạng trong một vụ không kích của máy bay không người lái Mỹ tiến hành ngày 3/1/2020 gần sân bay Baghdad.
Theo AFP, chuyến đi của ông McKenzie không được thông báo trước - một chỉ dấu cho thấy lo ngại của giới lãnh đạo quân sự Mỹ về khả năng Iran sẽ trả đũa.
My
Tướng Kenneth McKenzie, chỉ huy Bộ tư lệnh Trung tâm (CENTCOM - chịu trách nhiệm các chiến dịch ở Trung Đông) của Mỹ. Ảnh: AFP. 
Tương tự, các chuyến thăm tuần trước của tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đến một số nước Trung Đông cũng được giữ kín cho tới khi kết thúc.
Chỉ huy của CENTCOM cho biết ông đã thăm Baghdad gần đây và gặp tướng Paul Calvert của Mỹ - chỉ huy một liên minh chống các phần tử Hồi giáo cực đoan - và tướng Abdul Amir Yarallah, người giữ vị trí chánh văn phòng của quân đội Iraq.
Ông McKenzie còn đến Syria để gặp lực lượng Mỹ đang hoạt động tại căn cứ nhỏ ở Al-Tanf thuộc phía nam nước này, gần biên giới với Jordan và Iraq.
Mặc dù Mỹ tiếp tục rút quân khỏi Iraq và Afghanistan theo lệnh của Tổng thống Trump, Lầu Năm Góc củng cố đáng kể lực lượng xung quanh Iraq để ngăn Iran tấn công.
Tàu sân bay USS Nimitz tuần tra vùng Vịnh kể từ cuối tháng 11. Hai máy bay ném bom B-52 bay qua khu vực này gần đây. Đây rõ ràng là những động thái biểu dương sức mạnh nhắm tới Iran.
Một số rocket rơi xuống gần đại sứ quán Mỹ ở Baghdad vào ngày 20/12 gây ra thiệt hại đáng kể nhưng không có thương vong, theo các nguồn tin an ninh Iraq.
Đây là vụ tấn công thứ ba nhằm vào lực lượng và các cơ sở ngoại giao của Mỹ tại đây, kể từ khi một thỏa thuận ngừng bắn đạt được giữa Mỹ và các nhóm thân Iran hồi tháng 10, theo AFP.

Giữa căng thẳng với Iran, Mỹ bất ngờ "hạ giọng"?

Ngày 2/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định Washington sẵn sàng đàm phán với Iran một cách vô điều kiện.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Thụy Sĩ Ignazio Cassis liên quan đến căng thẳng Mỹ-Iran trong thời gian gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo khẳng định Washington đã chuẩn bị để đối thoại với Tehran một cách vô điều kiện nhưng vẫn nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục gây sức ép để kiềm chế hành động của Iran.
Giua cang thang voi Iran, My bat ngo
 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại cuộc họp báo ở Washington D.C, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN.
Bình luận trên của ông Pompeo đánh dấu lần đầu tiên kể từ khi đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 5/2018, chính quyền Mỹ nhấn mạnh rõ ràng quan điểm sẵn sàng đàm phán với Tehran mà không có điều kiện ràng buộc.

Mỹ-Iran: Nhìn lại một năm bộn bề căng thẳng!

Trước thời điểm bầu cử Tổng thống Mỹ quan trọng năm 2020, chắc chắn ông Trump không hề muốn kịch bản xấu nhất là xung đột nóng xảy ra với Iran.

Dư luận đặt câu hỏi, vì sao chính quyền Mỹ năm qua dường như vẫn giữ thái độ rất cứng rắn, thậm chí “ép” Tehran?
Để hiểu rõ hơn chính sách của Mỹ đối với Iran trong năm 2019, chúng ta cần ngược dòng thời gian. Ngay từ lúc còn vận động tranh cử và kể từ khi lên nắm quyền ngày 20/1/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần tuyên bố từ bỏ vai trò “cảnh sát toàn cầu”, giảm dần sự can dự của Washington vào các điểm nóng trên thế giới, đồng thời rút khỏi các cam kết và thỏa thuận song phương được cho là gây bất lợi cho Mỹ.

Tin mới