Mỹ sắp chế xong trực thăng giống mẫu Kamov Nga

(Kiến Thức) - Hãng Sikorsky sắp hoàn thành việc lắp ráp mẫu thử trực thăng S-97 Raider dùng cơ cấu cánh quạt đồng trục giống với thiết kế dòng Kamov Ka của Nga.

Theo Tạp chí IHS Jane’s Defence Weekly, hãng Sikorsky (Mỹ) đang có kế hoạch để sản xuất S-97 Raider, máy bay trực thăng với thiết kế đồng trục, ứng dụng công nghệ điều khiển điện tử fly-by-wire. Mẫu thử đầu tiên sắp được hoàn thiện việc lắp ráp để sẵn sàng cho chuyến bay thử nghiệm vào năm 2014.
S-97 sẽ được trang bị cho lực lượng trinh sát đường không của Quân đội Mỹ (AAS). Nhưng để được lựa chọn, S-97 sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với nhiều mẫu máy bay như Boeing AH-6 Little Bird, MDHI MD 540F, EADS AAS-72X+, Bell OH-58F Block II, AgustaWestland AW109, và trực thăng OH-58D biến thể mới của AVX.
Mục đích của cuộc lựa chọn là thay thế trực thăng trinh sát cũ Bell OH-58D Kiowa Warrior trong các lực lượng Mỹ. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng, cuộc tuyển chọn này sẽ bị ảnh hưởng vì việc Quân đội Mỹ bị cắt giảm ngân sách.
Tuy vậy, Sikorsky đang cố gắng vượt lên phía trước với Raider, ứng dụng nhiều công nghệ mới từ mẫu thử nghiệm công nghệ X2.
S-97 Raider thiết kế với cơ cấu cánh quạt đồng trục và động cơ đẩy ở đuôi.
 S-97 Raider thiết kế với cơ cấu cánh quạt đồng trục và động cơ đẩy ở đuôi.
Thân trực thăng S-97 Raider đã được đưa đến Trung tâm Phát triển Hàng không Sikorsky ở West Palm Beach, bang Florida. Nó được phát triển bởi Aurora Flight Sciences, một trong 36 đối tác công nghiệp của chương trình Raider Sikorsky do Mỹ khởi xướng.
Thân máy bay bao gồm buồng lái tích hợp, cabin và đuôi hình nón. Mẫu thử S-97 Raider được nâng cấp cánh quạt chính để tăng lực nâng, và cánh quạt đẩy để tăng tốc và giảm tốc.
Sikorsky đã bắt đầu thử nghiệm mẫu máy bay trực thăng dùng cơ cấu cánh quạt đồng trục trong năm 2010 với mẫu trình diễn X2. Lúc đó máy bay trực thăng đạt tốc độ 460km/h, gấp đôi trực thăng thông thường. X2 cũng được phát triển công nghệ bộc lộ tín hiệu âm thanh thấp.
Công ty cho biết, S-97 Raider sẽ cải thiện những hạn chế của X2, cho phép thực hiện những thao tác chính xác ở tốc độ thấp, cũng như có thể đạt tốc độ lên đến 407km/h và độ cao trên 10km.

Trực thăng hải quân “độc” nhất ĐNA của Việt Nam

Hải quân các nước Đông Nam Á đang sử dụng khá nhiều trực thăng tuần tra săn ngầm hiện đại của Mỹ và Phương Tây (ví dụ như SH-60 Sea Hawk, Westland Lynx của Malaysia). Tuy nhiên, xét về thiết kế có “1-0-2” thì dòng trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 của Việt Nam có thể coi là độc đáo nhất khu vực. Ảnh minh họa
Hải quân các nước Đông Nam Á đang sử dụng khá nhiều trực thăng tuần tra săn ngầm hiện đại của Mỹ và Phương Tây (ví dụ như SH-60 Sea Hawk, Westland Lynx của Malaysia). Tuy nhiên, xét về thiết kế có “1-0-2” thì dòng trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 của Việt Nam có thể coi là độc đáo nhất khu vực. Ảnh minh họa

Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1988 Liên Xô đã đồng ý viện trợ cho Việt Nam 8 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28. Toàn bộ số máy bay này được chuyển giao trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là 2 trong số 8 chiếc Ka-28 (biến thể xuất khẩu của loại Ka-27PL) của Việt Nam.
Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1988 Liên Xô đã đồng ý viện trợ cho Việt Nam 8 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28. Toàn bộ số máy bay này được chuyển giao trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là 2 trong số 8 chiếc Ka-28 (biến thể xuất khẩu của loại Ka-27PL) của Việt Nam.

Điểm làm nên sự độc đáo của trực thăng Kamov là sử dụng cơ cánh quạt nâng đồng trục. Theo đó, thay vì chỉ sự một cánh quạt chính như trực thăng truyền thống, Kamov Ka-28 dùng cơ cấu 2 cánh quạt nâng quay ngược chiều nhau sẽ tạo ra 2 mô men tự quay cũng ngược chiều nhau và vì vậy chúng tự triệt tiêu lẫn nhau. Ảnh minh họa
Điểm làm nên sự độc đáo của trực thăng Kamov là sử dụng cơ cánh quạt nâng đồng trục. Theo đó, thay vì chỉ sự một cánh quạt chính như trực thăng truyền thống, Kamov Ka-28 dùng cơ cấu 2 cánh quạt nâng quay ngược chiều nhau sẽ tạo ra 2 mô men tự quay cũng ngược chiều nhau và vì vậy chúng tự triệt tiêu lẫn nhau. Ảnh minh họa

Việc dùng cơ cấu cánh này giúp loại bỏ hoàn toàn cánh quạt đuôi, qua đó giảm tiếng ồn và kích thước bề ngang máy bay. Ngoài ra, nó giúp cho trực thăng có độ cơ động và linh hoạt cao hơn. Và vì không có cánh quạt đuôi nên loại này không ngại gió thổi nang, có thể cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh minh họa
Việc dùng cơ cấu cánh này giúp loại bỏ hoàn toàn cánh quạt đuôi, qua đó giảm tiếng ồn và kích thước bề ngang máy bay. Ngoài ra, nó giúp cho trực thăng có độ cơ động và linh hoạt cao hơn. Và vì không có cánh quạt đuôi nên loại này không ngại gió thổi nang, có thể cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh minh họa

Kamov Ka-28 trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống định vị thủy âm để phát hiện tàu ngầm. Trong ảnh là buồng lái chiếc Ka-27PL – biến thể gốc của chiếc Ka-28 xuất khẩu. Ảnh minh họa
Kamov Ka-28 trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống định vị thủy âm để phát hiện tàu ngầm. Trong ảnh là buồng lái chiếc Ka-27PL – biến thể gốc của chiếc Ka-28 xuất khẩu. Ảnh minh họa

Ka-28 có khả năng mang được cái loại ngư lôi chống ngầm tầm ngắn và bom. Trong ảnh là 2 quả bom được treo ở giá bên ngoài trực thăng.
Ka-28 có khả năng mang được cái loại ngư lôi chống ngầm tầm ngắn và bom. Trong ảnh là 2 quả bom được treo ở giá bên ngoài trực thăng.

Hiện nay, 2 tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9 Project 11661 của Hải quân Nhân dân Việt Nam có sân đáp đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của trực thăng Ka-28. Ka-28 sẽ như là “thợ săn tàu ngầm” bảo vệ tàu Gepard cũng như nhóm tàu chiến trong đội hình. Trong ảnh là sân đáp trực thăng ở đuôi tàu Gepard Việt Nam.
Hiện nay, 2 tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9 Project 11661 của Hải quân Nhân dân Việt Nam có sân đáp đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của trực thăng Ka-28. Ka-28 sẽ như là “thợ săn tàu ngầm” bảo vệ tàu Gepard cũng như nhóm tàu chiến trong đội hình. Trong ảnh là sân đáp trực thăng ở đuôi tàu Gepard Việt Nam.

Ka-28 được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Isotov TV3-117V cho phép đạt tốc độ bay 270km/h, tầm bay tới 980km. Trong ảnh là chiếc Ka-27PL hạ cánh trên chiến hạm Hải quân Nga.
Ka-28 được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Isotov TV3-117V cho phép đạt tốc độ bay 270km/h, tầm bay tới 980km. Trong ảnh là chiếc Ka-27PL hạ cánh trên chiến hạm Hải quân Nga.

Đột nhập nhà máy lắp ráp trực thăng chiến đấu “cực độc”

(Kiến Thức) - Xem qui trình lắp ráp những chiếc trực thăng chiến đấu độc đáo nhất trên thế giới Kamov Ka-52 tại nhà máy của Nga.

Kamov Ka-52 Alligator là thiết kế trực thăng chiến đấu độc đáo nhất thế giới với việc dùng cơ cấu cánh quạt đồng trục, trang bị ghế phóng khẩn cấp. Đây đều là những đặc tính mà không một thiết kế nào của phương Tây và Mỹ có được.
Kamov Ka-52 Alligator là thiết kế trực thăng chiến đấu độc đáo nhất thế giới với việc dùng cơ cấu cánh quạt đồng trục, trang bị ghế phóng khẩn cấp. Đây đều là những đặc tính mà không một thiết kế nào của phương Tây và Mỹ có được. 
Nhà máy Nga đang khẩn trương thực hiện các hợp đồng cung cấp trực thăng Kamov Ka-52 cho Không quân Nga và Không quân Iraq.
 Nhà máy Nga đang khẩn trương thực hiện các hợp đồng cung cấp trực thăng Kamov Ka-52 cho Không quân Nga và Không quân Iraq.

Tin mới