Mỹ sắp giải mật tài liệu cuối cùng về vụ ám sát cựu Tổng thống Kennedy

Các tài liệu cuối cùng liên quan đến vụ ám sát cựu Tổng thống Kennedy dự kiến được công bố ngày 26/10 tới.

Tuy nhiên giới tình báo Mỹ có thể sẽ kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump không đưa những tài liệu về vụ ám sát cựu Tổng thống Kennedy này ra ánh sáng.
My sap giai mat tai lieu cuoi cung ve vu am sat cuu Tong thong Kennedy
 Vợ chồng Tổng thống Mỹ John F. Kennedy trên chiếc limousine năm 1963, chỉ vài phút trước khi vụ ám sát xảy ra. Ảnh: CNN.com
Theo Đạo luật về việc quản lý hồ sơ vụ ám sát John F.Kennedy được ban hành năm 1992, toàn bộ tài liệu về vụ việc phải được công khai đầy đủ vào 25 năm sau, tức là vào tháng 10/2017, trừ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra quyết định mới.
Từ khi đạo luật này được thông qua, hơn 4 triệu trang tài liệu đã được công bố với công chúng.
Tuy nhiên, số tài liệu cuối cùng có thể vẫn được Cục Lưu trữ Quốc gia bảo mật. Hồi tháng 8, tờ Politico đưa tin “Các quan chức quốc hội và chính phủ” đã tiết lộ rằng Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) và Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) sẽ kêu gọi Tổng thống Trump không công bố mà tiếp tục niêm phong một số tài liệu liên quan.
Có vẻ như hàng nghìn trang tài liệu sẽ lật ngược lại 4 triệu trang tài liệu liên quan tới vụ ám sát cựu Tổng thống Mỹ Kennedy đã được công bố.
Ông Tunheim, Thẩm phán liên bang ở Minnesota, cựu Chủ tịch Hội đồng thẩm định hồ sơ ám sát, quyết định thời điểm và những tài liệu nào được công bố, cho rằng những tài liệu nói trên khó có thể tiết lộ thêm thông tin nào mới. Tuy nhiên, “có thể có những viên ngọc trong đó bởi vì mức kiến thức trong những năm 1990 có thể khác biệt với ngày nay”.
Trong khi đó, ông Larry Sabato, nhà nghiên cứu về Kennedy, Giám đốc Trung tâm chính trị Đại học Virginia, cho rằng “người Mỹ xứng đáng được biết sự thực, hay ít nhất họ xứng đáng được biết những gì mà chính phủ đã che giấu suốt những năm qua”.
Những câu hỏi lớn chưa được trả lời về vụ ám sát này là những hoạt động của tên sát nhân Lee Harvey Oswald những tháng trước khi ra tay sát hại cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy.
Tháng 9/1963, 2 tháng trước vụ ám sát, tên Oswald đã đi tới Mexico City nơi hắn thăm các đại sứ quán Cuba và Liên Xô. Những gì xảy ra tại các đại sứ quán này đều chưa được biết, nhưng một số ủy ban chính phủ Mỹ nghiên cứu về vụ ám sát chưa từng phát hiện lý thuyết nào về việc Oswald hành động theo sự chỉ đạo của một chính phủ hay một cơ quan tình báo nào.
Có lẽ “quả bom” lớn nhất đến từ các tài liệu công bố từ Đạo luật về việc quản lý hồ sơ vụ ám sát là bản báo cáo năm 2013 của CIA cho biết cơ quan này đã thực hiện điều họ gọi là “che giấu lành mạnh” để ngăn chặn Ủy ban điều tra vụ ám sát Kennedy có tên Warren Commission “đi lạc cái mà CIA tin là ‘sự thật tốt nhất’ – rằng Lee Harvey Oswald, vì những động cơ chưa được xác định, đã hành động một mình trong vụ ám sát Tổng thống John Kennedy”.

Ảnh sân bay Kennedy hỗn loạn vì nổ súng?

(Kiến Thức) - Sân bay Kenedy ở Mỹ hỗn loạn sau khi có thông tin về một vụ nổ súng bên trong nhà ga số 8. Cảnh sát đã nhanh chóng tới hiện trường.

Anh san bay Kennedy hon loan vi no sung
Hàng trăm hành khách chạy tán loạn, khiến sân bay Kennedy hỗn loạn sau khi mọi người biết tin về một vụ nổ súng bên trong nhà ga số 8 vào lúc 20h34 ngày 14/8 (tức 7h34 ngày 15/8 theo giờ Việt Nam).

Những bóng hồng đằng sau các vị tổng thống Mỹ

Không chỉ là hậu phương vững chắc cho chồng, các đệ nhất phu nhân Mỹ còn là người hoạt động xã hội tích cực, thậm chí còn chạy đua làm tổng thống.

Nhung bong hong dang sau cac vi tong thong My
 Phu nhân tổng thống Mỹ John Adams, bà Abigail Adams, có hiểu biết chính trị sâu sắc và ngôn từ sắc bén. Cuộc hôn nhân từ năm 1764 giữa hai người kéo dài trong hơn nửa thế kỷ. Abigail là đệ nhất phu nhân đầu tiên sống ở thủ đô Washington dù chỉ trong thời gian ngắn và tỏ ra không thích thú khi ở đó. Người ta hiếm khi gọi bà là “quý bà Adams", thay vào đó là "bà tổng thống” trong suốt nhiệm kỳ của chồng. Ảnh: whitehousehistory.
Nhung bong hong dang sau cac vi tong thong My-Hinh-2
 Dolley Madison là đệ nhất phu nhân đầu tiên chứng kiến tuyên thệ nhậm chức tổng thống của chồng, ông James Madison. Cho đến nay, bà vẫn là một trong những phụ nữ nổi tiếng và được yêu thích nhất của Nhà Trắng. Ảnh: whitehousehistory.
Nhung bong hong dang sau cac vi tong thong My-Hinh-3
 Trước khi kết hôn với tổng thống Abraham Lincoln, Mary Todd từng được đối thủ chính trị lớn của Lincoln, Stephen Douglas, tán tỉnh. Vị đệ nhất phu nhân này được xem là người hoạt bát và bốc đồng nhưng cuộc đời có nhiều bi kịch. Bà ra đi vào năm 1882 tại nhà của chị gái mình ở Springfield, bang Massachusetts, Mỹ - chính ngôi nhà mà năm xưa bà rời đi lấy chồng. Ảnh: whitehousehistory.
Nhung bong hong dang sau cac vi tong thong My-Hinh-4
 Edith Wilson là người phụ nữ rất độc lập. Trước khi kết hôn với tổng thống Woodrow Wilson, bà đã có xe hơi riêng và lái xe khắp thủ đô của nước Mỹ. Năm 1919, Tổng thống Wilson bị đột quỵ nghiêm trọng, Edith là người quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến việc ai được gặp ông, những vấn đề nào của quốc gia được trình bày với tổng thống. Ảnh: firstladies influence and image.
Nhung bong hong dang sau cac vi tong thong My-Hinh-5
Florence Harding, đệ nhất phu nhân của tổng thống Warren G. Harding, là người đầu tiên thực sự hiểu và cố gắng phát triển truyền thông ở Washington. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên để vận động một cách công khai cho chồng và thường xuyên mời những ngôi sao Hollywood tới Nhà Trắng. Ảnh: whitehousehistory. 
Nhung bong hong dang sau cac vi tong thong My-Hinh-6
Lou Hoover, vợ tổng thống Herbert Hoover, là người phụ nữ đầu tiên ở Mỹ nhận bằng cử nhân về địa chất năm 1898. Bà biết 5 ngôn ngữ và là người đầu tiên nói chuyện trên đài phát thanh. Ảnh: whitehousehistory. 
Nhung bong hong dang sau cac vi tong thong My-Hinh-7
 Trong suốt giai đoạn từ năm 1936 đến 1962, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, phu nhân tổng thống Franklin D. Roosevelt, Eleanor Roosevelt, đều đặn viết một cột thông tin trên báo mang tên "My Day" (Ngày của tôi), mô tả cuộc sống cá nhân và những quan điểm chính trị của bà. Ảnh: whitehousehistory.
Nhung bong hong dang sau cac vi tong thong My-Hinh-8
 Jacqueline Kennedy, phu nhân tổng thống John F. Kennedy, từng là một biểu tượng thời trang của phụ nữ Mỹ. Vào những ngày cuối cùng còn ở Nhà Trắng, bà Jacqueline đã gửi một lá thư ngoại giao cho Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô lúc đó, Nikita Sergeyevich Khrushchyov, bày tỏ mong muốn ông sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy hòa bình, điều mà chồng bà theo đuổi lúc sinh thời. Ảnh: jrbenjamin.
Nhung bong hong dang sau cac vi tong thong My-Hinh-9
Hillary Rodham Clinton, vợ của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, là đệ nhất phu nhân in đậm dấu ấn trong chính trường Mỹ. Năm 2008, Clinton tranh cử tổng thống cùng với Barack Obama – tổng thống đương nhiệm của Mỹ. Năm 2016, người dân Mỹ lại chứng kiến một Clinton quyết tâm trên con đường trở thành chủ nhân của Nhà Trắng. Ảnh: hillaryclinton. 
Nhung bong hong dang sau cac vi tong thong My-Hinh-10
Trong những năm tháng sát cánh bên chồng, Đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Michelle Obama, đã và đang mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của người dân Mỹ với những chiến dịch vì cộng đồng, đặc biệt là vì phụ nữ. Công chúng thế giới ngưỡng mộ những hình ảnh hạnh phúc mà vợ chồng Tổng thống Barack Obama dành cho nhau. Ảnh: boxnewsbox.

Tin mới