Mỹ sẽ chặn Thổ Nhĩ Kỳ mua “S-300 nhái”?

(Kiến Thức) - Mỹ có thể can thiệp Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa phòng không FD-2000 – biến thể xuất khẩu của loại HQ-9 mà Trung Quốc chế tạo dựa trên S-300.

Mỹ sẽ chặn Thổ Nhĩ Kỳ mua “S-300 nhái”?
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định lựa chọn hệ thống tên lửa phòng không tầm cao FD-2000 (biến thể xuất khẩu của HQ-9) thay vì chọn ứng viên Patriot PAC-3 (Mỹ) hay S-300 (Nga) hoặc SAM P/T của châu Âu trong gói thầu trị giá 4 tỷ USD mua hệ thống tên lửa phòng không tầm cao.
FD-2000 sẽ được sử dụng trong hệ thống phòng phủ của Thổ Nhĩ Kỹ với vai trò là tên lửa phòng không tầm xa dùng để bảo vệ các vùng trời bên ngoài lãnh thổ nước này trong khi hệ thống Patriot sẽ được triển khai bởi NATO để bảo vệ ở khu vực biên giới Syria.
Khi Tập đoàn Xuất nhập khẩu hệ thống máy móc chính xác Trung Quốc (NORINCO) được chọn là nhà thầu cho hệ thống phòng không tầm xa đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, Washington đã bắt đầu lo ngại về việc đưa công nghệ hạt nhân vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Hệ thống FD-2000.
 Hệ thống FD-2000.
NORINCO đang chịu sự trừng phạt của Mỹ do vi phạm lệnh hạn chế phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt đối với Iran, Triều Tiên và Syria.
Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ Francis Ricciardone cho biết, Mỹ lo ngại về công ty Trung Quốc với vai trò là công ty phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới. Ngoài ra việc Trung Quốc không phải là thành viên NATO cũng là một điều đáng lo ngại.
Việc tích hợp hệ thống phòng không FD-2000 của Trung Quốc vào hệ thống Patriot đã làm dấy sự lo ngại về việc tích hợp 2 hệ thống có thể dẫn tới việc các thông tin bảo mật về Patriot có thể bị lộ.
“Làm thế nào mà Thổ Nhĩ Kỹ có thể bỏ qua các mối lo ngại của đồng minh và sử dụng hệ thống phòng không của một quốc gia không thân thiện?”, một tùy viên quân sự của NATO đặt câu hỏi về “lòng trung thành” của Thổ Nhĩ Kỳ đối với khối liên minh này.
Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, FD-2000 được lựa chọn dựa trên sự cân nhắc giữa các yếu tố như giá cả, công nghệ, chuyển giao công nghệ và các điều khoản tài chính tín dụng.
“Giá thầu phía Trung Quốc đưa ra là hoàn toàn phù hợp với các điều khoản và điều kiện của chúng tôi”, ông Murad Bayar người đứng đầu Ban Thư ký Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho hay. “Như một phần trong chương trình này, các công ty Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được tham gia tích hợp hệ thống phòng không vào mạng lưới của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ”.
Mỹ và NATO hết sức lo ngại bí mật của hệ thống Patriot sẽ lọt vào tay Trung Quốc nếu Thổ Nhĩ Kỳ tích hợp FD-2000 vào mạng lưới phòng không.
Mỹ và NATO hết sức lo ngại bí mật của hệ thống Patriot sẽ lọt vào tay Trung Quốc nếu Thổ Nhĩ Kỳ tích hợp FD-2000 vào mạng lưới phòng không.
Mặc dù một số công nghệ Trung Quốc được sử dụng nhưng ông Bayar cho hay tên lửa được sử dụng sẽ là tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ, không phải của Trung Quốc.
Trong khi đó, chuyên gia và các nhà phân tích vẫn đặt câu hỏi về việc liệu FD-2000 có được tích hợp vào các hệ thống phòng thủ tên lửa khác của NATO.
“NATO có đủ khả năng công nghệ để cô lập hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách từ chối cho Ankara tích hợp các dữ liệu cần thiết”, một quan chức quốc phòng phương Tây cho hay. Điều này sẽ khiến FD-2000 trở nên vô dụng và giúp Mỹ có cớ để ngăn chặn hợp đồng như đã từng làm với Israel trong quá khứ.
FD-2000 là biến thể dành cho mục đích xuất khẩu của hệ thống tên lửa HQ-9 do Trung Quốc tự phát triển trên cơ sở tham khảo công nghệ hệ thống S-300 nổi tiếng của Nga. FD-2000 được tích hợp thêm hệ thống cảm biến bị động YLC-20 cho phép phát hiện máy bay tàng hình, tầm bắn của đạn tên lửa trang bị cho hệ thống có thể đạt 160km.

HQ-9: “con lai” của cặp “rồng lửa” S-300 và Patriot

HQ-9: “con lai” của cặp “rồng lửa” S-300 và Patriot
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 (Hồng Kỳ -9) bắt đầu được nghiên cứu chế tạo vào những năm 1980 dưới sự chủ trì của Học Viện Công nghệ Quốc Phòng Trung Quốc (thuộc Tổng Công ty Khoa học & Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc). Ban đầu nó phát triển dựa theo hệ thống tên lửa đối không Patriot của Mỹ thông qua một bên thứ ba nào đó (có thể là Israel).

Tại sao Trung Quốc “thèm khát” tên lửa S-400?

Tại sao Trung Quốc “thèm khát” tên lửa S-400?
Tạp chí Khán Hòa dẫn nguồn tin cấp cao thuộc giới công nghiệp quân sự Nga cho hay, chính phủ Nga đã quyết định bán hệ thống tên lửa đất đối không S-400 cho Trung Quốc.

Vạch ý đồ Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa HQ-9 Trung Quốc

(Kiến Thức) - Việc Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua hệ thống tên lửa HQ-9 Trung Quốc ngoài giá cả rẻ còn là nhằm tìm kiếm việc chia sẻ công nghệ sản xuất.

Vạch ý đồ Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa HQ-9 Trung Quốc
Trang mạng Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng Nga gần đây đưa tin, Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua được hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 (Hồng Kỳ-9) của Trung Quốc. Điều này chắc chắn sẽ làm xấu đi mối quan hệ hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các nước thành viên NATO trong lĩnh vực quân sự. Nhưng việc này có thể giúp họ thực hiện mục tiêu tăng quy mô mua trang thiết bị quân sự trong nước đã đề ra, nâng cao khả năng tự cung tự cấp quốc phòng. Trung Quốc có thể dễ dàng hơn so với các nhà thầu còn lại về việc chia sẻ công nghệ sản xuất tên lửa cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Tin mới