Mỹ sẽ không kích Syria: "Ác mộng" tồi tệ!

(Kiến Thức) - Vì muốn tránh những cơn ác mộng về một cuộc chiến tranh kéo dài ở Trung Đông, chính quyền Obama sẽ phát động các cuộc không kích lật đổ chế độ Assad. 

Quốc hội Mỹ sắp “bật đèn xanh” cho Tổng thống Obama giáng trả vụ tấn công hóa học nhằm vào dân thường mà phương Tây đổ trách nhiệm cho chế độ Assad.
 
Vì muốn tránh những cơn ác mộng về một cuộc chiến tranh kéo dài ở Trung Đông, Mỹ sẽ không triển khai bộ binh trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria. Thay vào đó, Chính quyền Obama sẽ phát động các cuộc không kích lật đổ chế độ Assad. Tuy nhiên, không ai mong đợi kịch bản Libya - vụ lật đổ Đại tá Gaddafi năm 2011 - lặp lại một lần nữa. Hơn nữa, nếu lặp lại kịch bản Libya, Mỹ tối đa cũng chỉ có thể chứng tỏ là “sen đầm thế giới” chứ không phải là người duy trì cán cân công lý.
Sự can thiệp bên ngoài khó lòng làm dịu xung đột ở Syria, chấm dứt khủng hoảng với những cuộc tranh giành quyền lực phức tạp giữa cộng đồng người Sunni và nhóm Hồi giáo Shia. Phe đối lập bao gồm nhiều thành phần khác nhau và được cho là đang ngày càng chịu ảnh hưởng của các chiến binh khủng bố al-Qaeda. Điều này nhắc Washington lưu ý rằng, hành động can thiệp quân sự vào Syria có thể tiếp tay và mang lại lợi ích cho những kẻ thù đáng sợ nhất của nước Mỹ.
Những hậu quả về hành động can thiệp quân sự của Mỹ ở Trung Đông kể từ sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 đã bày ra trước mắt một cách rõ ràng và thậm chí đau đớn. Các cuộc chiến tranh kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ ở Iraq và Afghanistan đã dẫn tới cái chết của hàng trăm nghìn người, tàn phá và gây mất ổn định khu vực, hình thành tình cảm chống Mỹ mạnh mẽ trong khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung. Xa hơn, tình cảm chống Mỹ đó sẽ sản sinh ra những kẻ thù mới của nước Mỹ đe dọa và ám ảnh các thế hệ sau này. Chung quy lại, hành động can thiệp quân sự rõ ràng đã phản tác dụng.
Chưa kể, Mỹ lúc này hoàn toàn không đủ tài chính để tiến hành một cuộc chiến tranh khác ở Trung Đông. Mỹ đã phải chi hàng nghìn tỷ USD cho hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Nay đối mặt với đà phục hồi kinh tế chậm chạp và vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng tài chính, can thiệp quân sự vào Syria sẽ là gánh nặng quá sức đối với Mỹ.
Cuộc nội chiến ở Syria đã làm chết hơn 100.000 người và khiến 2 triệu người phải rời bỏ quê hương, kéo nhau đi tị nạn.
Do đó, đã đến lúc Liên Hiệp Quốc phải hành động mạnh mẽ hơn để tìm kiếm lệnh ngừng bắn và chấm dứt cuộc tàn sát ở Syria. Khi ngay cả đồng minh thân cận nhất là Vương quốc Anh từ chối cùng Mỹ đánh Syria, Washington nên nhận ra rằng, Mỹ không thể hành động đơn phương mà phải tham khảo ý kiến của cộng đồng quốc tế.

Mỹ-Israel đang “nắn gân” Syria và Nga

(Kiến Thức) - Việc Israel phóng hai tên lửa mục tiêu ở Địa Trung Hải là nhằm kiểm tra thời gian phản ứng và địa điểm của hệ thống phòng không của Syria.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel
Đó là giả thiết công bố trên báo Izvestia, dẫn nguồn trong Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Nga. Theo tuyên bố của Tel Avip, hai tên lửa mục tiêu đã được phóng lên để kiểm tra hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel.

Putin giả vờ đồng ý cho Mỹ tấn công Syria?

"Có một thủ thuật và chiến thuật trong đó bởi Nga sẽ không bao giờ bỏ phiếu cho một hoạt động như vậy..." - Đại tá Leonid Ivashov, nhận định.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tái khẳng định lập trường của Nga về Syria một cách rõ ràng và không thay đổi, các nhà phân tích chính trị Nga nhận định sau tuyên bố của Tổng thống trong cuộc phỏng vấn với AP và Kênh 1 của Nga.

Tin mới