Giới học giả Mỹ đã phân tích các các khía cạnh như tỷ lệ hộ nghèo, sự mất cân bằng thu nhập, GDP đầu người và cảm giác hạnh phúc trong cuộc sống. Qua đó, đưa ra kết luận rằng, người dân Mỹ “đang có một cuộc sống không tốt đẹp như trước, nhất là khi so sánh với các quốc gia khác”.
Mỹ đang mất dần vai trò "cường quốc số Một thế giới"? |
“Mỹ chú ý nhiều hơn đến lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản thay vì quan tâm đến xã hội”, Radio Sputnik dẫn lời giáo sư Sarah Hertz, trường Đại học Nhà nước của New York (SUNY).
Theo số liệu chính thức, Mỹ có hơn 45 triệu người nghèo. Cùng với đó, người dân Mỹ phải đóng thuế cao trong khi các công ty lớn lại được giảm thuế.
Mỹ xếp cuối danh sách về tỷ lệ thu nhập trung bình trong số các nước phát triển - đứng sau các quốc gia như Cộng hòa Síp và Qatar. Tỷ lệ trẻ em nghèo cũng gia tăng và hiện giờ tình trạng này còn tồi tệ hơn so với ở Hy Lạp, quốc gia đang đứng giữa cuộc khủng hoảng kinh tế.
Ngoài ra, số người phạm tội và phải ngồi tù ở Mỹ đã lên đến con số 2,2 triệu.
Mỹ đứng thứ 16 trong tổng số 133 quốc gia về Chỉ số phát triển xã hội (SPI) năm 2015.
Cũng theo học giả Mỹ, cách để Mỹ thoát khỏi tình trạng này là xây dựng một “chủ nghĩa tư bản có ý thức”, một hệ thống nơi nhân viên được tăng lương tối thiểu, người dân được quan tâm hơn và có thể làm những công việc có ý nghĩa.
“Chính phủ nên quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào giáo dục”, giáo sư Hertz kết luận.
Nhiều chính trị gia không muốn chứng kiến các chất lượng sống của người dân khắp nước Mỹ đi xuống. Tình trạng này làm chậm tăng trưởng kinh tế Mỹ và cuối cùng sẽ dẫn đến sự bất ổn. Nếu các nhà lãnh đạo Mỹ không bắt đầu thực hiện các biện pháp phù hợp, Mỹ có thể sẽ không còn là một cường quốc trên thế giới.